nCoV có thể sống trên cá hồi hơn một tuần
Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc phát hiện nCoV có thể tồn tại hơn một tuần trên bề mặt cá hồi tươi ướp lạnh.
Nghiên cứu được công bố trên trang web biorxiv.org hôm 7/9, cho thấy nCoV có khả năng lây nhiễm trong vòng 8 ngày ở nhiệt độ 4 độ C. Ở 25 độ C (nhiệt độ phòng), nCoV sống hai ngày.
Để nghiên cứu, các chuyên gia mua một con cá hồi từ Quảng Châu, cắt thành từng mẫu thịt và cho lây nhiễm nCoV. Sau đó, họ bảo quản chúng ở nhiệt độ khác nhau. Mỗi ngày, một mẫu được đem xét nghiệm để xem liệu virus có lây nhiễm sang tế bào khỏe mạnh khác hay không.
Các chuyên gia trước đó cho rằng nhiệt độ càng thấp, mầm bệnh tồn tại càng lâu, song chưa thể kết luận liệu cá hồi có phải nguồn lây Covid-19 hay không. Nghiên cứu mới đã xác nhận khả năng trên.
Điều này làm dấy lên lo ngại về mầm bệnh từ sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là khi các loại cá hồi chất lượng cao có thể được vận chuyển khắp thế giới chỉ trong vài ngày. Theo Cơ quan Đánh bắt Thủy hải sản Chile, cá hồi có thể đến Thượng Hải chỉ trong hơn hai ngày.
Video đang HOT
Cá hồi nhập khẩu tại Trung Quốc. Ảnh: Shutterstock
Tiến sĩ Dai Manman, đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: “Trong điều kiện như vậy, cá nhiễm virus từ quốc gia này có thể dễ dàng xâm nhập vào quốc gia khác trong vòng một tuần. Nó được coi là một trong những nguồn lây quốc tế, đòi hỏi công tác kiểm tra nghiêm ngặt. Xét nghiệm nCoV cần trở thành quy định mới trong xuất nhập khẩu”.
Hai đợt bùng phát lớn nhất của Trung Quốc, tại Vũ Hán và Bắc Kinh, đều là bắt nguồn từ các chợ hải sản tươi sống. Mầm bệnh được phát hiện lần đầu vào cuối năm ngoái, ở chợ Hòa Nam. Đến giữa tháng 6 năm nay, virus một lần nữa quay trở lại ở khu chợ Tân Phát Địa, trên thớt thái cá hồi của tiểu thương.
Các ca nhiễm ở cả hai thành phố khiến nhiều chuyên gia e ngại nCoV có thể bám trên thực phẩm tươi sống như cá, thịt, trở thành nguồn lây nhiễm tiềm năng.
Trước đại dịch, Trung Quốc nhập khẩu từ 40.000 đến 100.000 tấn cá hồi mỗi năm, là thị trường lớn nhất thế giới. Nguồn cung đến từ Chile, Na Uy, Australia…
Tháng trước, hải quan nước này đã phát hiện nCoV trong nhiều thực phẩm nhập khẩu, từ tôm đến cánh gà. Tất cả đều được đóng gói và vận chuyển ở nhiệt độ thấp. Chính quyền tỉnh Quảng Đông cho biết họ không thể truy xuất nguồn gốc các chủng virus có trên những mẫu thịt này.
Người Trung Quốc 'né' đồ đông lạnh nhập khẩu
Nhiều người tiêu dùng Trung Quốc hoang mang và cho biết sẽ tránh mua thực phẩm đông lạnh nhập khẩu sau thông tin phát hiện nCoV trên mặt hàng này.
Giới chức hai thành phố ở Trung Quốc hôm 13/8 tuyên bố phát hiện nCoV trên mẫu bề mặt cánh gà đông lạnh nhập khẩu từ Brazil và tôm đông lạnh từ Ecuador, làm dấy lên lo ngại trong người dân, dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã trấn an về nguy cơ virus xâm nhập chuỗi thực phẩm.
Wang Chao, một người Thượng Hải, cho hay ông sẽ chuyển sang mua thực phẩm địa phương nhiều hơn. "Tôi sẽ không chọn sản phẩm nhập khẩu, vì tình hình đại dịch ở nước ngoài bây giờ nghiêm trọng hơn ở Trung Quốc", ông nói.
Austin Hu, đầu bếp kiêm chủ nhà hàng cao cấp Heritage by Madison ở Thượng Hải, chế biến cá đông lạnh hôm 14/8. Ảnh: Reuters
Nỗi lo sợ về thực phẩm đông lạnh nhập khẩu ban đầu xuất phát từ việc nCoV được tìm thấy trên một chiếc thớt tại chợ Tân Phát Địa, Bắc Kinh, hồi tháng 6. Người bán hàng đã dùng chiếc thớt này để chế biến cá hồi nhập khẩu.
Austin Hu, đầu bếp tại nhà hàng cao cấp Heritage by Madison ở Thượng Hải, cho biết sau sự việc trên đã tạm ngừng nhập các hải sản sống như hàu, do niềm tin của khách hàng bị ảnh hưởng và giới chức tăng cường kiểm tra.
"Tình hình buôn bán ngày càng khó khăn, đặc biệt là hải sản, vì những sự việc xảy ra với tôm và cá hồi", Hu nói.
Khi được hỏi về thực phẩm nhập khẩu từ Brazil hôm 14/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho hay chính quyền đang làm việc với nước liên quan và không bình luận về khả năng cấm hàng nhập khẩu.
Trong khi đó, một số người tiêu dùng Trung Quốc vẫn đặt niềm tin vào cơ quan chức năng và các tiểu thương kinh doanh thực phẩm.
"Chúng ta cần cẩn trọng, nhưng tôi nghĩ thực phẩm đã được ra bán thì phải an toàn. Nếu họ đã bán thì nghĩa là chúng không có vấn đề gì", một người đàn ông họ Lei nói.
Covid-19 được cho là khởi phát từ chợ hải sản và động vật hoang dã ở thành phố Vũ Hán từ tháng 12/2019. Dịch bệnh đã xuất hiện ở 213 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 21,3 triệu người nhiễm nCoV, hơn 762.000 người chết. Trung Quốc về cơ bản đã khống chế được dịch và cuộc sống ở Vũ Hán đã dần quay trở lại bình thường.
Hải sản 'lao đao' vì đợt dịch mới ở Bắc Kinh Dân Trung Quốc quay lưng với hải sản, cá hồi, sau thông tin nCoV được phát hiện trên thớt của người bán cá hồi tại chợ ở Bắc Kinh. Doanh số bán cá hồi và hải sản tươi, đông lạnh, giảm mạnh trên các trang thương mại điện tử Trung Quốc như Taobao, JD.com hay Meituan. "Tôi đã dọn sạch cá đông lạnh...