NATO “vã mồ hôi” vì đạn thật từ chiến hạm Nga
Ngày 1/5, Hải quân Nga đã tiến hành cuộc diễn tập bắn đạn thật trên vùng biển Baltic khiến cho lực lượng trinh sát của NATO phải chật vật để giám sát.
Theo Tvzvezda, sự vất vả để giám sát tàu Nga tập trận đến từ chiến hạm tàng hình Soobrazitelnyy (số hiệu 531) thuộc lớp Steregushchy (đề án 22380).
Nguồn tin dẫn nội dung cuộc điện đàm của chỉ huy tàu NATO cho biết: “Đó là tàu chiến của Nga. Mọi người đang trong khu vực nguy hiểm. Yêu cầu thay đổi hướng di chuyển sang phía Tây ranh giới”.
Tvzvezda cho biết thêm, việc NATO vất vả để giám sát Nga tập trận đều xuất phát từ hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới Redut trên tàu Soobrazitelnyy – hệ thống được đánh giá có xác suất tiêu diệt mục tiêu gần 100%.
Hệ thống tên lửa Redut khai hỏa.
Tuy nhiên đây không phải là lần đầu tiên NATO phải “chật vật” để giám sát hộ vệ hạm tàng hình Soobrazitelny sử dụng hệ thống Redut trong tập trận. Hồi tháng 6/2014, hệ thống Redut cũng đã được Nga sử dụng để tiêu diệt thành công tên lửa hành trình trong cuộc tập trận.
Redut (còn có tên gọi Polyment-Redut) là hệ thống tên lửa phòng không đa năng với bệ phóng thẳng đứng Redut và radar Polyment. Hệ thống cho phép, tùy theo chủng loại tên lửa, bắn đồng thời đến 16 mục tiêu bay ở tầm 1-150 km và độ cao 5-30 km.
Video đang HOT
Redut có thể lắp trên các tàu lớp Projekt 20380, 20385 và tàu lớp Projekt 22380. Hệ thống Redut được chuẩn hóa về tên lửa và một số bộ phận khác với hệ thống tên lửa phòng không mặt đất cơ động Vityaz.
Các tên lửa phòng không có điều khiển được bố trí trong bệ phóng thẳng đứng gồm các module có 4 hoặc 8 ô phóng mỗi module.
Trong mỗi ô phóng có thể bố trí 1 tên lửa tầm trung (996) hay tầm xa (9962) để trong ống phóng, hay 4 tên lửa tầm ngắn (9100). Tên lửa được phóng đi bằng khí nén, sau đó động cơ hành trình được khởi động.
Tên lửa 996 và 9962 sử dụng các hệ dẫn lệnh-quán tính và radar, tên lửa 9100 được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại. Các tên lửa được trang bị đầu đạn nặng 24 kg có thể điều khiển.
Theo những thông tin ban đầu được tiết lộ, hệ thống phòng không Redut có xác suất bắn hạ mục tiêu xấp xỉ 100%. Với tỷ lệ thành công này, không khó hiểu vì sao NATO phải vất vả như vậy thể theo dõi Nga khai hỏa hệ thống phòng không này.
Chúc Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Baltic có khả năng bị tấn công hay không?
Tổng thống Cộng hòa Czech Milos Zeman vừa lên tiếng loại bỏ khả năng Nga tấn công Baltic và cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin "không muốn tự sát".
Thông tin này được Tổng thống Milos Zeman cho biết khi trả lời phỏng vẫn hãng thông tấn AP, ông Milos Zeman khẳng định: "Tôi không nghĩ rằng Nga có thể bắt đầu cuộc chiến bằng cách tấn công bất cứ nước thành viên nào của NATO. Bởi tôi tin chắc rằng Tổng thống Vladimir Putin không muốn tự sát và ông ấy biết rõ hậu quả của một cuộc tấn công như vậy".
Tổng thống Milos Zeman vốn là người giữ lập trường phản đối các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Nhà lãnh đạo Czech cho rằng "chúng phản tác dụng như các biện pháp trừng phạt chống lại Cuba".
Ông Milos Zeman cũng đồng thời nói rằng sự can thiệp của Nga trong cuộc xung đột ở đông nam Ukraine sẽ không mang lại lợi ích gì về kinh tế. Tổng thống Czech nhận định:
"Tôi nghĩa rằng Nga đã hài lòng với việc sáp nhập Crimea và tôi nghi ngờ khả năng họ muốn cả miền Đông Ukraine. Đơn giản bởi vì khu vực này đã bị phá hủy bởi nội chiến và Moscow sẽ phải nuôi hàng chục triệu người đang trong cảnh đói khát. Điều này không mang lại cho Nga những lợi ích kinh tế".
Pháo tự hành PZH 2000 chuẩn bị được Đức chuyển giao cho Lithuania.
Nguyên nhân Tổng thống Milos Zeman bác bỏ khả năng Nga tấn công Baltic được cho rằng xuất phát từ nhận định của cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho rằng: Nga có khả năng tấn công một nước cộng hòa vùng Baltic để thử phản ứng của khối NATO.
Theo ông Rasmussen: "Cần phải nhìn xa hơn vấn đề Ukraine. Có rất nhiều khả năng, Tổng thống Nga sẽ can thiệp tại Baltic để thử điều 5 của NATO, bởi ông Putin đang muốn giành lại cho nước Nga vị trí của một đại cường". Điều 5 của Hiến chương NATO khẳng định tấn công một quốc gia thành viên của NATO cũng tức là tấn công toàn khối.
Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea tháng 3/2014 và tình hình xung đột tại miền Đông Ukraine khiến ba nước Baltic - thuộc khối Liên Xô trước đây - rất lo ngại bị Nga xâm lược. Trong những tháng gần đây, Estonia, Latvia và Litva - gia nhập NATO từ 2004 đã gia tăng chi phí quốc phòng rất lớn.
Hồi cuối tháng 1/2015, một nhà ngoại giao Mỹ kỳ cựu - ông Zbigniew Brzezinski đã kêu gọi bố trí các đơn vị quân đội của Mỹ hoặc Châu Âu tại các nước Baltic để "ngăn chặn" mọi tham vọng của Nga nhắm vào khu vực này.
Theo cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen: "Ông Putin biết rằng Nga sẽ thất bại, nếu vượt qua lằn ranh đỏ và tấn công một thành viên NATO. Nhưng lãnh đạo Nga cũng là một chuyên gia của loại chiến tranh hỗn hợp, tức cuộc chiến kết hợp nhiều biện pháp để làm mất ổn định một quốc gia, như Nga đã làm với một số nước thuộc Liên Xô trước đây".
Trực thăng săn ngầm của Hạm đội Baltic Nga tập trận.
Tuy nhiên, phát biểu của ông Rasmussen đã bị Nga bác bỏ. Cụ thể, Đại sứ Nga tại Ba Lan, ông Sergei Andreyev cho hay sẽ không xảy ra khả năng Nga lặp lại cuộc xâm nhập mà Moscow thực hiện tại Ukraine đối với các nước Baltic hay Ba Lan.
Phát biểu trên Đài phát thanh quốc gia 1 của Ba Lan tối 12/3, ông Andreyev cho biết các hành động của Nga tại Crimea là "một tình huống đặc biệt," song điều này sẽ không xảy ra đối với các quốc gia và khu vực khác.
Ông cũng bác bỏ những nhận định rằng Nga có thể muốn mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình, đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa Nga và Ba Lan cuối cùng "sẽ qua và chúng ta sẽ trở lại bình thường."
Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski và Bộ trưởng Quốc phòng nước này Tomasz Siemoniak lo ngại những hành động quân sự của Nga nên đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quốc phòng với việc kêu gọi người dân tham gia huấn luyện quân sự, lên kế hoạch mua sắm quốc phòng và tổ chức các cuộc tập trận lớn của NATO với sự tham gia của khoảng 10.000 binh sỹ nước ngoài trong năm nay.
Theo Đất Việt
Tàu Trung Quốc lảng vảng gần vùng tập trận chung Mỹ-Philippines Phản ứng trước cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines tại Biển Đông, Trung Quốc đã gửi 2 tàu cùng máy bay tới tuần tra phi pháp gần nơi diễn tập của Manila và Washington, tờ Want China Times của Đài Loan đưa tin. Một tàu Trung Quốc tham gia tuần tra gần vùng tập trận của Mỹ và Philippines. (Ảnh: CNS) Báo Want China...