NATO thừa nhận viện trợ Ukraine gây tốn kém cho châu Âu
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết sự hỗ trợ tài chính và quân sự của các nước phương Tây dành cho Ukraine đã khiến xã hội các nước thành viên phải trả giá đắt, nhưng sự hỗ trợ này là cần thiết.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS) do Mỹ sản xuất được chuyển cho lực lượng phòng thủ Ukraine. Ảnh: Getty Images
“Các khoản thanh toán về lương thực và năng lượng tăng cao đồng nghĩa với thời điểm khó khăn đối với nhiều gia đình ở châu Âu”, nhà lãnh đạo nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Stoltenberg cũng khẳng định các nước châu Âu nên tiếp tục cung cấp quân nhu cho Kiev bất chấp cái giá phải trả, bởi cách tốt nhất để duy trì hòa bình là hỗ trợ Ukraine.
Video đang HOT
Tổng thư ký NATO đặc biệt đề cập đến viện trợ của Đức, quốc gia cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không và pháo.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2, các nước phương Tây đã viện trợ nhân đạo, quân sự và tài chính cho Kiev.
Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không được tham gia vào cuộc xung đột. Moskva lên án hành động của các đồng minh phương Tây là “đổ thêm dầu vào lửa”. Trong khi đó, Liên minh châu Âu, Mỹ và NATO khẳng định rằng họ không phải là một bên tham gia chiến sự mặc dù các bên này chấp thuận huấn luyện binh lính Ukraine, cử các chuyên gia hướng dẫn và thiết bị quân sự, đồng thời cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine.
Thư ký báo chí của Điện Kremlin Dmitry Peskov lưu ý việc cung cấp cho Ukraine vũ khí từ phương Tây không những không góp phần vào sự thành công của các cuộc đàm phán Nga-Ukraine mà còn có tác động tiêu cực.
Trước đó, Nga đã gửi công hàm tới tất cả các nước về vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh bất kỳ lô hàng nào chứa vũ khí chuyển cho Ukraine đều sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga.
EP chưa thể thông qua gói hỗ trợ Ukraine trị giá 18 tỷ euro
Ngày 24/11, Nghị viện châu Âu (EP) đã chấp thuận gói hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu (EU) dành cho Ukraine trong năm 2023 với trị giá 18 tỷ euro (18,7 tỷ USD).
Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn chưa được thông qua do vấp phải sự phản đối của Hungary.
Người dân tại Mariupol, Ukraine, ngày 12/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Hungary khẳng định nước này không chấp nhận việc EU cùng đi vay để đóng góp cho gói viện trợ Ukraine. Thay vào đó, Budapest có kế hoạch hỗ trợ song phương cho nước này. Hôm 23/11, Hungary cũng thông báo sẽ viện trợ 187 triệu euro (gần 195 triệu USD) cho Ukraine, tương đương 1% số tiền mà EU muốn huy động.
Quan chức ngân sách hàng đầu của EU cho rằng Hungary ngăn cản kế hoạch viện trợ của khối cho Ukraine nhằm tạo sức ép buộc liên minh này giải ngân hàng tỷ euro cho Budapest, trong đó có 5,8 tỷ euro (6,04 tỷ USD) từ quỹ phục hồi hậu COVID-19.
Trong nghị quyết được thông qua cùng ngày, các nghị sĩ EP đã kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) không thay đổi quan điểm trước sức ép của quốc gia Trung Âu này.
Ukraine đang gấp rút tìm kiếm hàng tỷ USD viện trợ tài chính khẩn cấp vào năm tới khi nước này phải chật vật vượt qua tình trạng suy thoái kinh tế do tác động của cuộc xung đột hiện nay với Nga. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính chính quyền Kiev sẽ cần khoảng 3 - 4 tỷ euro mỗi tháng trong năm 2023 nhằm nỗ lực duy trì các hoạt động của Chính phủ Ukraine khi tình hình xung đột có thể vẫn tiếp diễn.
Kể từ đầu năm 2022 đến nay, EU đã viện trợ cho Ukraine 6,5 tỷ euro (6,77 tỷ USD). EU hy vọng rằng khoản hỗ trợ của liên minh này cùng các khoản đóng góp của Mỹ và các nhà tài trợ quốc tế lớn khác sẽ giúp đạt được các mức viện trợ cần thiết dành cho Ukraine.
Ukraine phải mất 35 năm trả nợ cho khoản vay mới của EU Ủy ban châu Âu (EC) có kế hoạch cung cấp cho Ukraine một gói khoản vay trị giá 18 tỷ USD để giúp đất nước sống sót đến năm 2023. Tuy nhiên, điều kiện được đặt ra ở đây là Kiev phải trả khoản nợ trong vòng 35 năm. Biểu tượng đồng euro trước tòa nhà trụ sở chính của Ngân hàng Trung...