NATO sẽ không trao tư cách thành viên cho Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới
Ngày 19/6, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) Jens Stoltenberg xác nhận khối liên minh sẽ không trao tư cách thành viên cho Ukraine trong Hội nghị thượng đỉnh Vilnius (Litva) vào giữa tháng 7 tới.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin, Đức ngày 19/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đổi với báo giới sau cuộc gặp với Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Berlin, ông Stoltenberg cho biết các thành viên NATO sẽ không thảo luận việc đưa ra lời mời gia nhập chính thức với Kiev tại Vilnius.
Theo Tổng thư ký Stoltenberg, các lãnh đạo NATO sẽ thảo luận cách “siết chặt quan hệ quan hệ chính trị với Ukraine” tại hội nghị lần này, theo đó có thể mang lại cho Ukraine vị thế bình đẳng hơn trong tiến trình “tham vấn và quyết định về các vấn đề an ninh”.
Bên cạnh đó, Tổng Thư ký Stoltenberg cũng phản đối khả năng đóng băng xung đột Nga-Ukraine để đổi lấy việc chấm dứt giao tranh. Ông nêu rõ: “Tất cả chúng ta đều muốn xung đột kết thúc, nhưng một nền hòa bình công bằng không đồng nghĩa với việc đóng băng cuộc xung đột và chấp nhận thỏa thuận do Nga đưa ra.” Trước đó, ngày 17/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng tuyên bố Washington sẽ không “đơn giản hóa” tiến trình gia nhập NATO cho Ukraine.
Video đang HOT
Đến nay, NATO chưa chấp thuận đề nghị của Ukraine là tạo điều kiện thuận lợi để Kiev sớm được gia nhập liên minh quân sự này. Ukraine dự kiến sẽ đưa ra “thông điệp rõ ràng” tại Hội nghị thượng đỉnh Vilnius về việc gia nhập NATO sau khi cuộc xung đột với Nga kết thúc. Ukraine thừa nhận sẽ không gia nhập NATO khi đang xảy ra xung đột trên lãnh thổ nước này, nhưng muốn liên minh quân sự có hành động vượt ra ngoài cam kết đưa ra hồi năm 2008 rằng sẽ kết nạp Kiev vào một thời điểm nào đó.
Ngoại trưởng Đức nói NATO không thể kết nạp Ukraine vào thời điểm hiện tại
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tuyên bố Ukraine không thể gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khi nước này vẫn đang vướng vào cuộc xung đột với Nga.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tại cuộc họp không chính thức của các Bộ trưởng Ngoại giao NATO tại Tòa thị chính Oslo ở Oslo, Na Uy ngày 1/6. Ảnh: Global Look Press
Theo đài RT (Nga), phát biểu trước cuộc họp của các ngoại trưởng NATO tại thủ đô Oslo (Na Uy) hôm 1/6, bà Baerbock tuyên bố rằng liên minh quân sự này vẫn mở rộng cánh cửa cho các thành viên mới tiềm năng. Bà nói điều này không chỉ áp dụng cho Thụy Điển mà còn cho Ukraine.
"Ở thời điểm này, rõ ràng chúng ta không thể thảo luận về tư cách thành viên mới trong bối cảnh xung đột", bà Baerbock nhấn mạnh về nguyện vọng của Ukraine.
Tháng trước, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng bày tỏ hoài nghi về việc Kiev gia nhập khối quân sự do Mỹ đứng đầu. Ông Scholz nói rằng tư cách thành viên NATO tiềm năng của Kiev "không sớm xuất hiện trong chương trình nghị sự". Ông cũng đưa ra một loạt các yêu cầu thuộc tiêu chí của NATO mà hiện tại Ukraine không thể đáp ứng.
Thủ tướng Đức lập luận rằng NATO hiện nên tập trung vào việc hỗ trợ Ukraine "bảo vệ lãnh thổ" trước các lực lượng Nga.
Hồi tháng 4, tờ Financial Times đưa tin trong khi một số thành viên NATO - như Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic - từ lâu đã ủng hộ lộ trình nhanh chóng để Ukraine gia nhập khối, thì những nước khác - bao gồm Mỹ và Đức - đã từ chối đưa ra cam kết về kịch bản này.
Trích dẫn các nguồn tin giấu tên, tờ báo tuyên bố hôm 31/5 rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã "nói rõ với các nhà lãnh đạo NATO rằng ông sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh Vilnius vào tháng 7 nếu không có đảm bảo an ninh cụ thể và lộ trình gia nhập khối".
Ukraine chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 9/2022, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại đây. Liên minh này hiện có 31 thành viên, trong đó Phần Lan là thành viên mới nhất.
Trước đó cùng ngày, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố tất cả các quốc gia trong liên minh đều đồng ý "Ukraine sẽ trở thành một thành viên" của khối.
"Tất cả các đồng minh đều đồng ý rằng cánh cửa của NATO đang rộng mở cho các thành viên mới. Moskva không có quyền phủ quyết phản đối NATO mở rộng", ông Stoltenberg nói với các phóng viên ở Oslo.
Khi đến thăm Kiev vào tháng 4, nhà lãnh đạo NATO cam kết tiếp tục hỗ trợ để Kiev sớm gia nhập khối liên minh quân sự này. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có khung thời gian cụ thể cho việc gia nhập của Kiev. Ông Stoltenberg cũng đã công bố một chương trình hỗ trợ mới để đưa Ukraine trở thành thành viên NATO theo kế hoạch.
Ngược lại, Moskva coi động thái mở rộng về phía đông của NATO là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và cho rằng nguyện vọng gia nhập khối này của Ukraine là một trong những lý do dẫn đến cuộc xung đột hiện nay.
Hôm 21/4, Bộ Ngoại giao Nga đã đưa ra cảnh báo về thông báo "nguy hiểm" của NATO liên quan đến việc Ukraine gia nhập liên minh.
"NATO đang tự đặt ra mục tiêu đánh bại Nga ở Ukraine và để tạo động lực cho Kiev, liên minh này cam kết rằng sau khi xung đột kết thúc, Ukraine có thể được chấp nhận để tham gia vào liên minh", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói.
NATO ghi nhận tiến triển trong nỗ lực gia nhập liên minh của Thụy Điển, Phần Lan Ngày 7/3, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết ông đã nhận thấy một số tiến triển trong nỗ lực gia nhập liên minh quân sự này của Thụy Điển và Phần Lan. Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tiếp nhận đơn xin gia nhập liên...