NATO ra tuyên bố “mập mờ” về tương lai của Ukraine
Các nhà lãnh đạo NATO nhất trí về một tương lai của Ukraine nằm trong liên minh này, nhưng chưa đưa ra bất cứ thời điểm chi tiết nào về tiến trình gia nhập của Kiev.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Reuters
Hội nghị Thượng đỉnh NATO đã khép lại hôm 11/7 (giờ địa phương) sau 2 ngày diễn ra tại Litva, nơi lãnh đạo các nước thành viên NATO nhất trí rằng sẽ mời Ukraine gia nhập liên minh quân sự khi nước này đạt được một số điều kiện nhất định.
“Tương lai của Ukraine nằm trong NATO”, Reuters trích dẫn tuyên bố được các lãnh đạo NATO đưa ra nêu rõ, đồng thời cho biết liên minh đã bỏ yêu cầu Ukraine thực hiện Kế hoạch hành động thành viên (MAP), theo đó loại bỏ một rào cản trên lộ trình gia nhập khối.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ gửi lời mời Ukraine tham gia liên minh khi các nước thành viên đồng ý và các điều kiện được đáp ứng”, tuyên bố của hội nghị nhấn mạnh, song không nêu rõ thời gian và các điều kiện cho tiến trình trên.
NATO cũng khẳng định sẽ hỗ trợ Ukraine đạt được tiến bộ về khả năng phối hợp tác chiến quân sự cũng như các cải cách dân chủ và an ninh bổ sung. Đây được coi là những tiêu chuẩn cần thiết mà Kiev cần đáp ứng để được kết nạp vào NATO.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nhấn mạnh, vấn đề Ukraine gia nhập NATO không còn là chuyện bàn cãi trong liên minh, nhưng ông Pistorius lưu ý rằng quyết định chính trị về con đường gia nhập của Ukraine sẽ liên quan đến một số điều kiện tiên quyết, hiện đang được thảo luận ở cấp lãnh đạo.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tháng 9/2022 ký đơn xin gia nhập NATO. Trong một phát biểu bên lề hội nghị NATO hôm 11/7, Tổng thống Ukraine nhấn mạnh: “NATO sẽ giúp Ukraine an toàn hơn, và Ukraine giúp NATO mạnh hơn”.
Tuy nhiên, theo Reuters, tuyên bố của NATO phần nào cho thấy những chia rẽ trong nội bộ 31 nước thành viên về một lộ trình gia nhập thống nhất đối với Ukraine, trong bối cảnh nước này đang nỗ lực thúc đẩy tiến việc gia nhập liên minh một cách nhanh chóng.
Đức chuẩn bị điều một lữ đoàn đồn trú vĩnh viễn gần Kaliningrad
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hôm 26/6 thông báo, nước này sẽ điều khoảng 4.000 quân tới đồn trú vĩnh viễn tại Lithuania, quốc gia láng giềng với Nga, nhằm bảo vệ sườn Đông của liên minh.
Đức hiện dẫn đầu nhóm tác chiến của NATO ở Lithuania với một tiểu đoàn khoảng 1.500 quân. Ảnh: EU today.
Phát biểu trong chuyến thăm thủ đô Vilnius của Lithuania, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorious nhấn mạnh: "Đức sẵn sàng điều một lữ đoàn hùng mạnh tới Lithuania để đóng quân lâu dài và việc đầu tiên phải làm chính là xây dựng các cơ sở tiếp nhận binh sĩ cũng như trang bị phương tiện cần thiết".
Theo ông Boris Pistorious, việc triển khai kế hoạch có thể mất vài tháng. Tuy nhiên, điều này phản ánh rằng, Đức luôn giữ vững cam kết với tư cách là thành viên có trách nhiệm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - đầu tàu kinh tế châu Âu, nhằm đứng lên bảo vệ sườn Đông của liên minh.
Được biết, kế hoạch triển khai quân của Đức cần phù hợp với các kế hoạch mà NATO vạch ra gần đây về cách đối phó với các mối đe dọa ở phía Đông. Các kế hoạch quân sự dự kiến sẽ được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng tới.
Đức hiện dẫn đầu nhóm tác chiến của NATO ở Lithuania với một tiểu đoàn khoảng 1.500 quân. Hồi tháng 6/2022, Đức tuyên bố có khả năng gửi một lữ đoàn từ 3.000 - 5.000 quân tới Lithuania trong vòng 10 ngày nếu xảy ra kịch bản quốc gia Baltic bị tấn công.
Trước đó, Vilnius đã nhiều lần kêu gọi Berlin triển khai thêm binh sĩ trên lãnh thổ của mình, nơi có chung biên giới với Kaliningrad ở phía Tây Nam và Belarus ở phía Đông.
Theo giới quan sát, Kaliningrad là vùng lãnh thổ có tầm quan trọng to lớn, được ví như "tàu sân bay không thể chìm" của Nga giữa lòng NATO. Là một căn cứ quân sự, khu vực này có ý nghĩa chiến lược và là khu vực quan trọng với Nga trong việc hình thành khu vực chống tiếp cận, chống xâm nhập tại khu vực biển Baltic. Năm 2020, Nga nâng cấp lữ đoàn bảo vệ khu vực này thành sư đoàn.
Nga cảnh báo nguy cơ từ quyết định đưa cơ sở hạ tầng quân sự của NATO đến gần biên giới Theo hãng tin TASS, ngày 11/7, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng châu Âu sai lầm khi chưa hiểu những nguy cơ từ quyết định di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến gần biên giới với Nga, vì đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình...