NATO “mở cửa” nghênh đón Macedonia, đẩy cao sức nóng chia rẽ trong EU
Liên minh Châu Âu bị chia rẽ về việc có nên đàm phán thành viên với Albania, Macedonia không, nhưng NATO vẫn sẵn sàng chào đón Skopje.
EU chia rẽ về việc có nên đàm phán thành viên với Albania, Macedonia không. Ảnh: Reuters.
Với sự ủng hộ đàm phán thành viên từ các chính phủ EU khác và Ủy ban Châu Âu, Albania và Macedonia hy vọng các bộ trưởng Châu Âu sẽ đồng ý cho phép trong cuộc họp ngày 26.6 tại Luxembourg. Điều này sẽ dẫn tới sự phê chuẩn của các lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh ngày 28.6.
Tuy nhiên, Pháp, Hà Lan và Đan Mạch, đang phản đối và có thể tìm cách đưa thêm các điều kiện, theo các quan chức EU.
Sau khi Macedonia và Hy Lạp giải quyết vấn đề tên nước, điều vốn cản trở tiến trình gia nhập EU, các cuộc đàm phán mở sẽ đánh dấu bước đi rõ ràng nhất trong nỗ lực mở rộng khối sang 6 nước Balkan sau nhiều năm xao lãng.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, liên minh có thể sẽ phê chuẩn các cuộc đàm phán thành viên với Macedonia tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 7 tới.
“Tôi mong đợi và hy vọng những người đứng đầu nhà nước, chính phủ có thể đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập”, ông Stoltenberg nói.
Video đang HOT
Ông cho biết, thỏa thuận với Hy Lạp trong việc đổi tên sang Cộng hòa Bắc Macedonia là “một thỏa thuận lịch sử tạo ra một cơ hội lịch sử” cho Skopje gia nhập NATO.
Hồi tháng 4, tổng thống Pháp tuyên bố không ủng hộ việc mở rộng EU khi nội bộ chưa cải cách và lập trường này vẫn không đổi, theo các nhà ngoại giao.
Các nhà ngoại giao khác nói rằng, quan ngại về nhập cư là vấn đề cốt lõi.
“Cải cách là điều được kỳ vọng trước khi mở các cuộc đàm phán bởi chúng ta có những yêu cầu cao”, một nguồn ngoại giao Pháp nói.
Hồi tháng 5, Pháp và Hà Lan đã gửi văn bản tới các chính phủ EU khác nhấn mạnh việc thiếu cải cách tư pháp, nạn tham nhũng và tội phạm có tổ chức là lý do Albania và Macedonia chưa sẵn sàng đàm phán tư cách thành viên EU.
“Quan điểm của họ là chưa đủ điều kiện để mở ra các cuộc đàm phán gia nhập”, một nhà ngoại giao EU nói.
Nhiều ngoại giao, quan chức EU nói rằng, quan ngại sâu sắc hơn của ông Emmanuel Macron là việc mở các cuộc đàm phán thành viên với Albania và Macedonia sẽ đưa vào tay các chính trị gia cực hữu, những người nhận được sự ủng hộ với cam kết dân túy nhằm ngăn chặn nhập cư.
“Ông Macron cảm thấy điều này sẽ mở ra cánh cửa cho chính trị cánh hữu bởi tiếng tăm của tội phạm có tổ chức ở Albania. Họ không muốn mở ra điều này trước cuộc bầu cử Châu Âu năm sau”, quan chức EU giấu tên nói.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ mở rộng khối vì lý do địa chính trị cũng như chống ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc ngày càng tăng trong khu vực.
“Pháp nên nhìn theo chiều hướng chiến lược của việc đưa người Balkan phương Tây gần EU hơn. Lập luận của chúng tôi là các cuộc đàm phán mở không đồng nghĩa với kết quả là các cuộc đàm phán gia nhập”, nguồn tin của chính phủ Đức nói.
H.LIÊN
Theo Laodong
NATO ra thông điệp trước nguy cơ "vỡ trận" vì đòn chia rẽ của Donald Trump
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bày tỏ tin tưởng các thành viên trong liên minh sẽ chứng minh sự đoàn kết tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 7 tới bất chấp "những bất đồng lớn" giữa Mỹ và các thành viên Châu Âu của Liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AFP.
Theo AFP, dù thừa nhận những khác biệt, Tổng thư ký Jens Stoltenberg vẫn bày tỏ sự lạc quan.
"Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ chứng minh sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương, Châu Âu và Mỹ sát cánh bên nhau bất chấp những bất đồng lớn về các vấn đề quan trọng như thương mại, thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris hoặc thỏa thuận hạt nhân Iran", ông Jens Stoltenberg phát biểu trên kênh truyền hình France 24.
"Gần đây, tôi đã gặp Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng và ông xác nhận lại cam kết cá nhân mạnh mẽ đối với NATO. Ông cũng công nhận rằng các đồng minh Châu Âu đang đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng", Tổng thư ký NATO nói thêm.
Ông Donald Trump gây bối rối với Châu Âu trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 khi nói rằng NATO đã "lỗi thời" và không đáp ứng được thách thức đặt ra từ các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi các thành viên gánh vác một phần lớn hơn trong ngân sách của NATO. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng phàn nàn rằng, liên minh quốc phòng xuyên Đại Tây Dương hữu ích đối với Châu Âu hơn là đối với Mỹ.
"Ông ấy có thông điệp mạnh mẽ về sự cần thiết phải làm nhiều hơn nữa (về chi tiêu quốc phòng). Tôi nhất trí với ông ấy và các đồng minh Châu Âu cũng vậy", ông Jens Stoltenberg nói.
Tổng thư ký Stoltenberg cũng cho biết, NATO hy vọng sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập của Macedonia tại hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Brussels vào ngày 11 và 12.7, sau khi quốc gia Balkan đạt được thỏa thuận với Hy Lạp về việc đổi tên thành Cộng hòa Bắc Macedonia.
HẠ ANH
Theo Laodong
Mâu thuẫn 1/4 thế kỷ khiến Hy Lạp và Macedonia ký thỏa thuận đổi tên nước Hy Lạp luôn cản trở Macedonia gia nhập NATO và EU vì quan ngại về lịch sử và chủ quyền trong tên gọi của quốc gia láng giềng này. Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev (phải) và Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras trong lễ ký thỏa thuận ngày 17/6. Ảnh: Reuters. Thủ tướng Hy Lạp và Macedonia cùng các quan chức từ Liên...