NATO đáng giá về chiến lược mới đối với Nga
Các Bộ trưởng Quốc phòng của NATO sẽ họp tại Brussels vào tuần tới để bắt đầu xem xét lại chiến lược kéo dài hàng thập kỷ của khối này về mối quan hệ với Nga.
Biểu tượng NATO tại trụ sở của khối ở Brussels. Ảnh: Getty Images
Theo tờ Politico, các Bộ trưởng Quốc phòng NATO sẽ họp vào tuần tới để bắt đầu xem xét lại chính sách kéo dài hàng thập kỷ của liên minh về quan hệ với Nga.
Quan hệ NATO-Nga đã chạm đáy sau khi xung đột toàn diện bùng nổ giữa Moskva vào Kiev vào đầu năm 2022. Tại hội nghị thượng đỉnh khối ở Washington vào tháng 7 năm nay, NATO coi Nga là “mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh của Đồng minh”, trong khi Điện Kremlin tuyên bố rằng cái mà họ gọi là sự mở rộng về phía đông của NATO là mối nguy hiểm hiện hữu.
Nhưng bất chấp sự thay đổi về thái độ đối với Nga, NATO vẫn duy trì “Đạo luật Sáng lập” với Nga. Đây là một văn bản được ký vào năm 1997, sáu năm sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, quy định mục tiêu chung là “xây dựng một châu Âu ổn định, hòa bình và không chia cắt”.
Video đang HOT
Hội đồng NATO-Nga, một cơ quan được thành lập sau Chiến tranh Lạnh để hợp tác về các vấn đề an ninh và các dự án chung, đã không họp kể từ năm 2022. Mối quan hệ đã xấu đi liên tục trong nhiều năm, với việc Nga tấn công Gruzia vào năm 2008 và sau đó sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.
Trong khi các cuộc thảo luận chính thức cấp thấp đã diễn ra trong nhiều tháng, cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng NATO vào tuần tới sẽ là cuộc họp đầu tiên trong một vài vòng thảo luận cấp bộ trưởng về chủ đề này. Tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO hồi tháng 7, các đồng minh đã nhất trí lập một chiến lược NATO-Nga mới tại hội nghị tiếp theo, dự kiến diễn ra tại The Hague vào tháng 6/2025.
Các nước NATO hiện đang cố gắng “vạch ra các yếu tố khác nhau trong chiến lược của Nga và thúc đẩy các cuộc tranh luận bên trong liên minh để đưa chúng ta đến các chủ đề như tương lai của Đạo luật thành lập NATO”, một quan chức cấp cao Mỹ được tờ Politico trích dẫn cho biết.
“Đã đến lúc phải xây dựng một chiến lược mới về các lập trường cụ thể” của các quốc gia thành viên, vị quan chức này nói thêm. Theo ông, chính sách hiện tại của NATO đối với Moskva đã được xây dựng trong một “thời đại khác” và cần phải thay đổi.
“Ngay bây giờ, chúng ta phải có sự hiểu biết trên toàn liên minh, rằng Đạo luật Sáng lập và Hội đồng NATO-Nga được xây dựng cho một kỷ nguyên khác, và tôi nghĩ các đồng minh đã sẵn sàng nói rằng đó là một kỷ nguyên khác trong mối quan hệ của chúng ta với Nga, và do đó, một điều gì đó mới là xứng đáng”, vị quan chức Mỹ giải thích.
Quan chức này mô tả chiến lược mới là một “cuộc tập trận chính trị”, đồng thời nói thêm rằng những tác động quân sự của nó dự kiến sẽ “hạn chế”.
Theo Politico, có những bất đồng giữa các thành viên khi nói đến chính sách mới đối với Moskva, vì một số lo ngại rằng một “tín hiệu” quá hung hăng có thể “làm mất ổn định” Nga. Cũng có những câu hỏi liên quan đến Hungary và Slovakia, những nước thấy “giá trị chiến lược” khi hợp tác với Moskva mặc dù là thành viên NATO.
Đầu tuần này, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Grushko cho biết NATO không còn che giấu sự thật rằng họ đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng với Moskva. Ông cho biết các lựa chọn khả thi để chống lại Nga đang liên tục được đưa ra trong khối, ngân sách quân sự của các quốc gia thành viên đang được tăng cường và các nền kinh tế phương Tây đang được quân sự hóa.
Thứ trưởng Grushko nhấn mạnh rằng không phải Nga mà là NATO đã đi theo “con đường đối đầu” bằng cách từ chối tham gia đối thoại. Vì lý do này, khối do Mỹ đứng đầu phải chịu toàn bộ trách nhiệm về “cuộc khủng hoảng an ninh lớn của châu Âu” do cuộc xung đột Ukraine gây ra, ông nói thêm.
Italy: Việc Ukraine gia nhập NATO sẽ được quyết định sau khi xung đột kết thúc
Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani cho biết vấn đề gia nhập khối Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Ukraine sẽ được quyết định sau khi cuộc xung đột vũ trang ở đó kết thúc.
Biểu tượng NATO ở bên ngoài trụ sở tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AP
"Nhưng trong thời gian chờ đợi, tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, chúng tôi sẽ xác định con đường gia nhập của Ukraine. Cùng lúc đó, chúng tôi đang hướng tới một Hội đồng NATO-Ukraine thường trực. Đây là một bước quan trọng vì nó liên quan đến Kiev trong việc đưa ra các quyết định quốc tế", ông Tajani phát biểu ngày 11/6 trước khi kết thúc chuyến thăm tại Mỹ.
Ông lưu ý rằng chuyến thăm này sẽ là dịp để tái khẳng định mối quan hệ đoàn kết xuyên Đại Tây Dương với Mỹ cũng như là tầm nhìn chung về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Liên quan đến vấn đề viện trợ cho Ukraine, ông Antonio Tajani không thể gửi máy bay chiến đấu F-16 vì họ không sở hữu và cũng không thể huấn luyện bay trên loại máy bay này. Do đó, Italy chỉ gửi vật tư quân sự, đồng phục, áo chống đạn và đạn dược. Quan chức trên đồng thời lưu ý rằng Italy đã thúc đẩy việc Ukraine gia nhập EU.
Trước đó, Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng 20 quốc gia thành viên NATO đã ủng hộ tư cách thành viên của Ukraine trong khối quân sự này.
Tổng thống Zelensky cũng nhấn mạnh nếu không được trao tín hiệu về việc gia nhập, Kiev sẽ không có mặt tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào tháng 7 tới. Kiev đã vận động mạnh mẽ các quốc gia thành viên NATO để có được một lời hứa chắc chắn rằng Ukraine cuối cùng sẽ tham gia liên minh phòng thủ này.
Các nước phương Tây đã cung cấp cho Kiev nhiều loại hệ thống vũ khí khác nhau, bao gồm tên lửa phòng không, hệ thống phóng rocket đa nòng, xe tăng, pháo tự hành và súng phòng không kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi tháng 2/2022. Điện Kremlin đã nhiều lần lên tiéng cảnh báo chống lại nỗ lực chuyển giao thêm vũ khí cho Kiev từ phương Tây, nói rằng chúng sẽ bị coi là mục tiêu quân sự hợp pháp.
Bế mạc hội nghị thượng đỉnh NATO Ngày 11/7, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg đã tuyên bố bế mạc Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO tại Washington (Mỹ). Các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington DC., Mỹ ngày 9/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN Tại hội nghị, các nước đồng minh...