NATO chạy đua với thời hạn đặt ra để kết nạp Thụy Điển
Giới chức NATO đang chạy đua với thời gian nhằm tránh khả năng liên minh không đạt được mục tiêu đề ra, khi cam kết sẽ kết nạp Thụy Điển vào NATO trong một sự kiện vào ngày 11/7.
Phần Lan và Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5/2022 nhưng đến nay mới chỉ có Phần Lan được kết nạp.
Thụy Điển và Phần Lan nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5/2022. Đến tháng 4 năm nay, Phần Lan đã chính thức trở thành thành viên mới của NATO, trong khi việc kết nạp Thụy Điển vẫn đang bị cản trở.
Quân đội Thụy Điển từ lâu đã có các cuộc trao đổi với NATO. Thụy Điển cũng là đối tác gắn bó với liên minh nên việc gia nhập có thể diễn ra một cách dễ dàng.
Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary là hai nước thành viên NATO vẫn đang từ chối phê duyệt đơn xin gia nhập của Thụy Điển.
Video đang HOT
Trước đó, Phần Lan đã nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary để đổi lấy sự gật đầu. Nhưng Thụy Điển cho đến nay chưa thể hiện sự nhượng bộ như vậy.
“Nếu thời hạn kết nạp vào ngày 11/7 trôi qua, điều đó có thể hiểu rằng NATO không có sự nhất quán trong liên minh và điều này có thể dẫn đến những tính toán mới đối với Nga”, một nhà ngoại giao NATO giấu tên nói trên CNN.
Một nhà ngoại giao châu Âu giấu tên khác nói trên CNN rằng, sự bế tắc của NATO cũng sẽ càng khiến Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng sức ép với Thụy Điển. Thổ Nhĩ Kỳ muốn Thụy Điển sửa luật chống khủng bố để có thể dẫn độ một số nhân vật mà Ankara coi là khủng bố. Nhưng Thụy Điển lại có quan điểm khác khi đồng ý để các cá nhân này tị nạn.
Giới chức NATO vẫn tin tưởng rằng các bên có thể đạt được một thỏa thuận kết nạp Thụy Điển trước tháng 7. Một giải pháp được đưa ra là NATO thông qua Liên minh châu Âu (EU) trao cho Thổ Nhĩ Kỳ 6 tỷ euro cùng các đặc quyền khác về kinh tế để Ankara đồng ý kết nạp Thụy Điển. Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu coi EU là đối tác thương mại hàng đầu. Đổi lại, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ cần tiếp tục tiếp nhận người tị nạn Syria đang trên đường đến châu Âu.
Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn Mỹ phê duyệt hợp đồng bán chiến đấu cơ F-16 trước khi kết nạp Thụy Điển.
Theo CNN, giới chức châu Âu biết nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp khó khăn nên sẽ tìm cách tạo đòn bẩy để thúc đẩy Ankara đồng ý kết nạp Thụy Điển trước ngày 11/7.
Ngoài ra, châu Âu cũng cần đạt được thỏa thuận với Hungary. Bởi giới chức châu Âu hiểu rằng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ không gật đầu nếu phía Hungary vẫn còn vướng mắc với Thụy Điển.
CNN cho biết, giới chức Anh và Mỹ, hai quốc gia có tiếng nói trong NATO, đang nỗ lực hơn gấp đôi cho thời hạn đặt ra vào ngày 11/7, khẳng định ưu tiên hiện nay là kết nạp Thụy Điển.
Vài năm trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng nói NATO là liên minh “chết não”, rằng NATO không có mục tiêu và định hướng cụ thể. Đó là lý do các quan chức NATO rất lo ngại việc Thổ Nhĩ Kỳ không đồng ý cho Thụy Điển gia nhập liên minh.
Bất kì mắt xích có vấn đề nào trong NATO cũng thể hiện sự yếu thế của liên minh. Và mặc dù việc Thụy Điển tham gia hay không tham gia NATO thực tế không quá quan trọng, nhưng việc Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bày tỏ thái độ như hiện nay có thể đảo ngược những nỗ lực hàn gắn của NATO, CNN nhận định.
NATO thảo luận việc kết nạp Thụy Điển
Ngày 1/6, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết ông sẽ sớm đến Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận việc kết nạp Thụy Điển vào liên minh quân sự này.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (phải) và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại cuộc họp báo ở Stockholm ngày 7/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước báo giới khi đang ở Oslo (Na Uy) tham dự Hội nghị Ngoại trưởng NATO kéo dài 2 ngày, ông Stoltenberg cho biết ông đã thảo luận với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vào đầu tuần này và sẽ đến Ankara trong thời gian tới để đảm bảo Thụy Điển gia nhập NATO nhanh nhất có thể. Ông bày tỏ tin tưởng rằng Thụy Điển sẽ là một thành viên của NATO và do đó khối này đang nỗ lực thúc đẩy việc kết nạp Thụy Điển càng sớm càng tốt.
Thuỵ Điển, cùng với Phần Lan, đã chấm dứt chính sách không liên kết quân sự kéo dài nhiều thập kỷ và quyết định nộp đơn xin gia nhập NATO hồi năm ngoái. Đơn xin gia nhập của hai quốc gia Bắc Âu này đã được chấp thuận tại Hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng 6/2022. Ngày 4/4 vừa qua, Phần Lan đã chính thức gia nhập NATO, trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự này. Tuy nhiên, hiện Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary chưa ủng hộ Thụy Điển gia nhập liên minh. Để chính thức trở thành thành viên của NATO, đơn xin gia nhập phải được toàn bộ các nước thành viên liên minh phê chuẩn.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom đã hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của nước này. Phát biểu khi bắt đầu Hội nghị Ngoại trưởng NATO ở Na Uy, ông Billstrom nhấn mạnh Thụy Điển "đã thực hiện tất cả các cam kết của mình".
Liên quan đến vấn đề kết nạp Ukraine vào NATO, tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO ở Oslo từ ngày 31/5-1/6, Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna cho rằng cần đưa ra cho Ukraine một "lộ trình rõ ràng" để trở thành thành viên của liên minh quân sự này, trong khi Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis lưu ý đã tới lúc các thành viên NATO xem xét vấn đề kết nạp Ukraine. Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna thì cho rằng NATO cần xem xét các cách thức để có thể đảm bảo an ninh cho Ukraine. Về phần mình, Ngoại trưởng Tây Ban Nha nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa ra cho Ukraine một "thông điệp chính trị mạnh mẽ" rằng NATO ủng hộ Kiev trở thành thành viên của liên minh.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho rằng NATO sẵn sàng kết nạp thêm thành viên, nhưng không phải là một quốc gia đang chứng kiến xung đột.
Đến nay, NATO chưa chấp thuận đề nghị của Ukraine là sớm được gia nhập liên minh quân sự này do một số quốc gia thành viên cảnh giác với những động thái mà họ lo ngại có nguy cơ đưa khối này tới gần hơn một cuộc xung đột với Nga.
Ukraine dự kiến sẽ đưa ra một "thông điệp rõ ràng" tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở thủ đô Vilnius của Litva rằng Kiev sẽ gia nhập liên minh quân sự này sau khi cuộc xung đột với Nga kết thúc. Ukraine thừa nhận sẽ không gia nhập NATO khi đang xảy ra xung đột trên lãnh thổ nước này, nhưng muốn liên minh quân sự có hành động vượt ra ngoài cam kết đưa ra năm 2008 rằng sẽ kết nạp Kiev vào một thời điểm nào đó.
Đức sẽ rút hệ thống phòng không Patriot khỏi Ba Lan, Slovakia trong năm nay Theo hãng tin Reuters, người phát ngôn của quân đội Đức vừa thông báo kế hoạch rút hệ thống phòng không Patriot khỏi hai nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là Slovakia và Ba Lan trong năm nay, trong bối cảnh Berlin đang tìm cách tối ưu nguồn lực quân sự hạn chế của mình. Hệ...