NATO cảnh báo hậu quả nếu Trung Quốc liên minh với Nga
Tổng thư ký NATO Stoltenberg cảnh báo Trung Quốc sẽ đối mặt với hậu quả nghiêm trọng nếu hỗ trợ quân sự cho Nga trong cuộc xung đột Ukraine.
Trong một tuyên bố ngày 5/4, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ngừng “mở rộng liên minh” với Nga, đồng thời cảnh báo bất cứ hỗ trợ quân sự nào từ Bắc Kinh cho Moskva trong cuộc xung đột Ukraine sẽ là một “sai lầm lịch sử” đi kèm những hậu quả nghiêm trọng.
Phát biểu trên được ông Stoltenberg đưa ra trong ngày họp thứ 2 của hội nghị thượng đỉnh ngoại trưởng NATO diễn ra tại Brussels. Ông cũng cảnh báo về mối quan hệ thân thiết giữa Nga và Trung Quốc, đồng thời cho rằng Bắc Kinh có thể sẽ sớm cung cấp vũ khí sát thương cho Moskva.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp báo sau ngày đầu tiên hội nghị thượng đỉnh với các ngoại trưởng NATO tại Brussels hôm 4/4. (Ảnh: AP)
“Trung Quốc từ chối lên án hành động gây hấn của Nga và đang hỗ trợ nền kinh tế cho Moskva”, ông Stoltenberg nói.
“Chúng ta đều hiểu rõ ràng rằng bất kỳ sự hỗ trợ vũ khí sát thương nào của Trung Quốc cho Nga sẽ là một sai lầm lịch sử, với những hệ lụy sâu sắc”, Tổng thư ký NATO nhấn mạnh.
Video đang HOT
Mặc dù người đứng đầu NATO không giải thích chi tiết về “hậu quả” mà Trung Quốc phải đối mặt, nhưng Mỹ trước đó đã đe dọa sẽ có hành động đáp trả nếu Bắc Kinh sự hỗ trợ quân sự cho Moskva.
Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ đã tiến hành các biện pháp trừng phạt đối với một số công ty có trụ sở tại Trung Quốc bị cáo buộc cung cấp các bộ phận cho máy bay không người lái đang được Nga sử dụng ở Ukraine.
Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ cáo buộc của phương Tây về việc cung cấp vũ khí cho Moskva. Trung Quốc khẳng định nước này trung lập và đứng ngoài cuộc xung đột, đồng thời cho rằng phía Mỹ đang đưa ra những thông tin sai lệch về vai trò của Bắc Kinh đối với chiến dịch quân sự đặc biệt.
Về phía Nga, nước này cũng nhiều lần lên tiếng bác bỏ thông tin nhận viện trợ vũ khí từ Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo sau ngày họp đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh các ngoại trưởng NATO vào ngày 4/4, khi được hỏi thời điểm Ukraine có thể gia nhập NATO, ông Stoltenberg đã từ chối đưa ra câu trả lời nhưng cho biết quan điểm của các nước thành viên liên minh đối với trường hợp của Ukraine vẫn không thay đổi.
Từ năm 2008, NATO tiến tới gần một tuyên bố về việc kết nạp Ukraine nhưng quá trình này không có bước đột phá nào. Các quan chức NATO giấu tên nói với tờ Financial Times rằng họ đang cố phớt lờ đơn xin gia nhập liên minh từ Kiev.
EU và Trung Quốc có tìm được cách tiếp cận chung về cuộc xung đột ở Ukraine?
Mỹ đã nhanh chóng từ chối công nhận kế hoạch hòa bình của Trung Quốc nhằm ngăn cản Tổng thống Zelensky có thể phản ứng tích cực với đề xuất của Bắc Kinh.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp ở Paris năm 2019. Ảnh: EPA
Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 2/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã kêu gọi châu Âu tăng cường hợp tác cùng có lợi và duy trì con đường độc lập, nghĩa là không bị ảnh hưởng trước sức ép của Mỹ.
EU rất quan tâm đến việc mở rộng quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhưng với lập trường của Washington, buộc phải kêu gọi Bắc Kinh không ủng hộ Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Mặc dù Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tới Trung Quốc sau chuyến thăm của Thủ tướng Tây Ban Nha, nhưng dường như có rất ít cơ hội đạt được thỏa thuận về vấn đề Ukraine.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã và đang đưa tin tích cực về chuyến thăm của ông Sanchez và chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Macron tới Bắc Kinh cùng với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.
Ví dụ, tờ Thời báo Hoàn cầu chỉ ra trong một bài bình luận rằng quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Tây Ban Nha đã được thiết lập cách đây 50 năm. Hai bên đánh giá cao sự phát triển trong quan hệ song phương. Chuyến đi của ông Sanchez và các chuyến thăm sắp tới của các nhà lãnh đạo châu Âu khác cho thấy Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ với châu Âu. Tờ báo này cũng cho rằng EU nên đi theo hướng mà Trung Quốc đang đi.
Nhưng hướng đi này là gì? Sun Keqin, nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, đã làm sáng tỏ vấn đề trên. Đề cập đến những lời của ông Tập Cận Bình với nhà lãnh đạo Tây Ban Nha, chuyên gia Sun nói rằng châu Âu cần quan tâm đến lợi ích của chính mình chứ không phải lợi ích của Mỹ.
Mặc dù vậy, các nhà lãnh đạo châu Âu như Thủ tướng Sanchez, Tổng thống Macron và bà Leyen đều cho rằng các cuộc đàm phán với Trung Quốc sẽ chủ yếu tập trung vào vấn đề Ukraine. Điều này có nghĩa là họ sẽ bị theo dõi chặt chẽ ở cả Moskva và Kiev. Nhưng có rất ít hy vọng rằng một thỏa hiệp sẽ đạt được về cuộc xung đột Ukraine.
Ông Sanchez đã kêu gọi nhà lãnh đạo Trung Quốc nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và tìm hiểu trực tiếp về công thức hòa bình của Kiev, hãng tin Reuters đưa tin. Nhưng công thức này quy định việc đưa Ukraine trở lại biên giới năm 1991, điều không thể chấp nhận được đối với Moskva. Liệu có thể tìm ra lối thoát cho bế tắc trên?
Trả lời câu hỏi trên, Zhou Xiaoming, thành viên cao cấp tại Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa nhắc lại trong một bài viết cho South China Morning Post rằng kế hoạch hòa bình của Trung Quốc tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia và bác bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương. Nó cũng cung cấp một lệnh ngừng bắn và quay trở lại đàm phán.
Kế hoạch hòa bình của Trung Quốc cũng đã gây xôn xao dư luận. Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã chỉ trích Mỹ không muốn hòa bình. Ông Silva nói, thế giới này cần thêm những bên môi giới hòa bình như Trung Quốc. Đánh giá này là điển hình cho quan điểm của các quốc gia thuộc "Nam bán cầu". Họ muốn Trung Quốc giúp chấm dứt giao tranh.
Ở châu Âu, nơi các mục tiêu của Trung Quốc đang bị nghi ngờ, một số nhà lãnh đạo cũng thấy sáng kiến của Bắc Kinh là hữu ích. Nhưng lời kêu gọi đình chiến của Trung Quốc đã vấp phải sự bác bỏ quyết liệt từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Đúng là Trung Quốc và Nga có mối quan hệ chặt chẽ, chuyên gia Zhou nhắc nhở. Nhưng Trung Quốc đã không ủng hộ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Trái ngược với quan niệm sai lầm ở phương Tây, Trung Quốc cho rằng Crimea là một phần của Ukraine. Trên bản đồ của Trung Quốc, Donetsk và ba khu vực khác ở miền Đông Ukraine đã bỏ phiếu gia nhập Nga được đánh dấu là của Ukraine.
Về phần mình, Nhà Trắng cho biết họ lo ngại rằng Nga sẽ "câu giờ" trong một lệnh ngừng bắn. Nhưng Mỹ mới là bên tận dụng điều này này tốt nhất. Như cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel thừa nhận, NATO đã sử dụng các thỏa thuận Minsk để chuẩn bị cho Ukraine một cuộc chiến với Nga. Vì vậy, Mỹ đã nhanh chóng từ chối công nhận kế hoạch hòa bình của Trung Quốc nhằm ngăn cản Tổng thống Zelensky có thể phản ứng tích cực với đề xuất của Bắc Kinh.
Trong một cuộc phỏng vấn, Alexander Lukin, Giám đốc khoa học của Viện Trung Quốc và châu Á hiện đại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, lưu ý: "Điều quan trọng nhất trong quan hệ giữa Trung Quốc và EU là quan hệ thương mại và kinh tế. Và ở Ukraine, cả Bắc Kinh và Brussels đều không phải là bên tham gia cuộc xung đột. Có lẽ họ sẽ tìm thấy một tiếng nói chung. Nhưng nó không có khả năng ảnh hưởng đến các bên tham chiến. Xét cho cùng, EU không có nhiều ảnh hưởng đối với Ukraine và Trung Quốc cũng không thể trực tiếp đưa ra lời khuyên cho Nga. Do đó, các cuộc gặp ở Bắc Kinh sẽ không mang lại kết quả".
Phần Lan vượt cửa khó, được Hungary phê chuẩn gia nhập NATO Sau nhiều tháng bị đảng Fidesz cầm quyền của Thủ tướng Viktor Orban trì hoãn, các nhà lập pháp Hungary hôm 27/3 đã bỏ phiếu ủng hộ việc Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary phê chuẩn Phần Lan gia nhập NATO sau nhiều tháng bị đảng Fidesz cầm quyền của ông Viktor Orban trì hoãn....