NATO bắt đầu cuộc tập trận lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh
Ngày 25/10, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bắt đầu cuộc tập trận lớn nhất kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Binh sĩ Anh tới cảng Hoek van Holland (Hà Lan) trước khi lên đường tới Na Uy tham gia cuộc tập trận Trident Juncture của NATO ngày 10/10/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc tập trận diễn ra tại Na Uy với sự tham gia của 50.000 binh sĩ, 10.000 xe quân sự, 65 tàu chiến và 25 máy bay đến từ 31 nước, trong đó có tất cả 29 nước thành viên NATO cùng hai đối tác Phần Lan và Thụy Điển.
NATO cho biết mục đích của cuộc tập trận Trident Juncture 2018 là nhằm nâng cao khả năng chiến đấu khi một nước thành viên NATO bị tấn công.
Trước đó, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh mục đích của cuộc tập trận là nhằm đối phó với môi trường an ninh tại châu Âu đang “xấu đi đáng kể” trong những năm gần đây, đồng thời khẳng định NATO đã quyết định hành động.
Theo ông, dù kịch bản của cuộc tập trận là giả định, nhưng những bài học rút ra sau cuộc tập trận là thiết thực. Ông nhấn mạnh Trident Juncture gửi một thông điệp rõ ràng đến các quốc gia thành viên cũng như các đối thủ tiềm tàng rằng NATO không tìm kiếm sự đối đầu nhưng sẵn sàng bảo vệ tất cả các đồng minh trước mọi mối đe dọa.
Video đang HOT
Đại sứ quán Nga tại Oslo đã ra tuyên bố chỉ trích cuộc tập trận này hành động khiêu khích khi mà mục đích chính Trident Juncture là nhằm chống lại Nga.
Hồi tháng 9 vừa qua, Nga cũng đã tiến hành cuộc tập trận “Vostok-2018″ (Phương Đông 2018) quy mô lớn nhất trong lịch sử tại miền Đông Siberia, với sự tham gia của các quân khu Trung tâm và phía Đông, Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội biển Bắc, cùng tất cả các binh đoàn và lực lượng đổ bộ đường không, máy bay tầm xa và máy bay vận tải quân sự.
Đặc biệt, cuộc tập trận này còn có sự tham gia của quân đội Mông Cổ và Trung Quốc. Cuộc tập trận này có tham gia của gần 300.000 binh sĩ, hơn 1.000 máy bay, gần 80 tàu quân sự, 36.000 xe tăng, xe bọc thép và nhiều phương tiện chiến đấu khác.
Quan hệ giữa Nga và phương Tây leo thang căng thẳng kể từ năm 2014 liên quan đến xung đột tại miền Đông Ukraine và sau đó là một loạt mâu thuẫn trong các vấn đề quốc tế. Hai bên thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn với mục đích phô trương sức mạnh và răn đe đối phương.
Thanh Bình
Theo TTXVN
Nga xoay trục châu Á và châu Phi: Mỹ lại mệt...
Nga sẽ không ngừng tăng cường hợp tác hơn nữa với các nước châu Phi và châu Á trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực quân sự.
Nga tiếp tục tăng cường hợp tác quân sự với các nước trong khu vực châu Á và châu Phi. Mục tiêu chiến của chiến lược này là duy trì sự ổn định trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Nga tiếp tục tăng cường sự ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Trong chương trình kế hoạch hợp tác quân sự quốc tế của Nga, tàu chiến chống tàu ngầm Severomorsk đã hoàn thành nhiệm vụ của nó ở cảng biển Pemba thuộc cộng hòa Mozambique. Thông tin này đã được dịch vụ báo chí của Hạm đội Biển Bắc xác nhận.
Nguồn tin này tiết lộ rằng, tàu chống ngầm của Nga cùng với phi hành đoàn đã tham gia vào cuộc tập huấn đặc biệt, trong đó có bài tập tìm và phát hiện các mục tiêu dưới nước. Các bài tập về phòng thủ, tấn công cũng như sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia cũng đã được thực hiện.
Trên chiến hạm quân sự này cũng đã diễn ra một cuộc gặp giữa đại sứ đặc mệnh toàn quyền Alexander Surikov của Liên bang Nga với đối tác của họ tại Cộng hòa Mozambique.
Tổng cộng tàu chiến này của Nga đã vượt qua hơn 18,5 nghìn kilômet đường biển và ghé thăm 3 cảng biển nước ngoài. Sau đó con tàu này sẽ tới Madagascar, và ghé thăm các cảng biển của các nước châu Á và châu Phi.
Liên quan đến động thái này của Nga, trong cuộc phỏng vấn với tờ "Slovo và delo" (một tờ báo chuyên về chính trị), phó tổng biên tập tạp chí "Châu Á và châu Phi ngày nay" Oleg Teterin đã nói rằng, Nga đang muốn tăng cường hơn nữa hợp tác quân sự với các nước trên thế giới.
"Rõ ràng Nga đang muốn tăng cường sự hiện diện của quân đội Nga cũng như tầm ảnh hưởng của Nga trên toàn thế giới. Và trong tương lai gần Nga sẽ tích cực phát triển mối quan hệ với các nước châu Á và châu Phi", chuyên gia này nói.
Tuy nhiên ông cho rằng, trước mắt Nga chú trọng hơn tới các nước châu Phi và sau đó sẽ tới các nước châu Á. Họ sẽ hợp tác không đơn giản chỉ trong lĩnh vực quân sự mà còn trên nhiều lĩnh vực khác.
Trước đó trong một tuyên bố mới đây Phó thủ tướng Nga Medvedev đã gọi Ai Cập là "đối tác chính" của Moscow ở khu vực Trung Đông và châu Phi. Thủ tướng Nga cũng đã tiết lộ về việc ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Nga và Ai Cập.
Động thái này của Nga diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các nước đồng minh đang dần mất lợi thế ở khu vực Trung Đông và vùng biển Địa Trung Hải. Việc Nga giành ưu thế ở khu vực này cũng như tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xung quanh, đồng thời chuyển hướng sang châu Á cho thấy họ bắt đầu tuyên chiến với người Mỹ.
Việc đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng trong những năm gần đây và đặc biệt là những thành quả mà Nga đạt được ở Syria đã chứng minh sức mạnh quân sự vượt trội của Nga. Và cũng giống như Mỹ, đã đến lúc họ quan tâm và nâng tầm ảnh hưởng của họ khu vực châu Phi và châu Á - nơi có nhiều nguồn lực và rất dồi dào.
Động thái này của Nga có thể khiến tình hình trên biển sẽ trở nên căng thẳng hơn khi trong tương lai càng có nhiều lực lượng cùng xuất hiện trong một khu vực.
Nguyễn Đông
Theo baodatviet
Liên minh Nga-Trung có thể đảo lộn chiến lược quân sự Mỹ Nga đa kêt thuc cuôc tâp trân Vostok-2018 (Phương Đông), cuôc diên tâp quân sư quy mô lơn nhât kê tư khi Liên Xô tan ra. Tuy nhiên, cuôc tâp trân nay đăc biêt không chi vi quy mô cua no, ma đây la lân đâu tiên trong lich sư, 3.200 binh si Trung Quôc tham gia diên tâp bên canh khoang 300.000...