NASA vô tình phát hiện bí mật sốc chôn giấu trong băng ở Nam Cực
Các nhà khoa học NASA vừa có một khám phá bất ngờ ẩn dưới lục địa băng giá Nam Cực.
Nam Cực là lục địa cực nam của Trái đất. Vùng đất băng giá là nơi sinh sống của khoảng 1.000 nhà khoa học, những người thường xuyên phải chiến đấu để sinh tồn trong nhiệt độ -90C, khi họ cố gắng tìm hiểu thêm về lịch sử Trái đất và biến đổi khí hậu.
Vào năm 2013, một nhóm các nhà nghiên cứu đã bắt tay vào việc tìm hiểu xem chính xác những gì ẩn dưới lớp băng dày ở Nam Cực. NASA sau đó công bố một video trên kênh YouTube của họ để chia sẻ về phát hiện của họ.
Video đang HOT
Theo đó, các khối băng ở Nam Cực chiếm 98% vùng đất này và chứa hơn một nửa lượng nước ngọt của thế giới. Tuy nhiên, các khối băng này không nằm im bất động. Phần lớn băng liên tục trôi về phía biển dưới sức nặng của chính nó. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các khối băng này trôi như thế nào và ảnh hưởng của nó đối với đại dương xung quanh cũng như khí hậu toàn cầu của chúng ta.
Trước đó, NASA cũng có phát hiện chấn động về một hố khổng lồ bí ẩn giữa biển băng Nam Cực. Hố này được gọi là Weddell Polynya, hay Weddell Sea Polynya. Đây là một vùng nước mở bất thường được bao quanh bởi biển băng ở Biển Weddell của Nam Đại Dương bao quanh Nam Cực. Vùng nước bất thường này xuất hiện mỗi mùa đông từ năm 1974 đến 1976, trước khi biến mất trong lớp băng cứng. Tuy nhiên, các nhà khoa học NASA đã ngỡ ngàng khi Đài thiên văn Trái đất chụp được vùng nước khổng lồ này một lần nữa 4 thập kỷ sau đó.
Theo danviet.vn
Thời khủng long, vị trí Trái đất ở nơi khác trong thiên hà
Vào thời gian khủng long còn sống, Trái đất của chúng ta ở một nơi hoàn toàn khác trong thiên hà - Tiến sĩ Jessie Christiansen, nhà vật lý thiên văn của NASA cho biết như vậy.
Vào thời gian khủng long còn sống, Trái đất ở một nơi khác trong thiên hà.
Hoạt ảnh (animation) do Christiansen thực hiện cho thấy, khủng long sống khá lâu trên Trái đất, trong khi đó, giai đoạn có loài người xuất hiện khá ngắn ngủi. Điều này được thể hiện qua chuyển động của hệ hành tinh trong thiên hà.
Mặt trời di chuyển xung quanh trung tâm thiên hà của chúng ta một vòng khoảng 250 triệu năm. Hiện nay, Trái đất và Mặt trời ở trong phần thiên hà mà trước đó diễn ra hiện tượng khủng long bắt đầu xuất hiện trên Trái đất trong kỷ Tam Điệp.
Khi các loài khủng long như sterosaurus, velociraptor hay tyrannosaurus xuất hiện, Trái đất ở trong phần khác của thiên hà.
Hoạt ảnh cho thấy, chuyển động của hệ hành tinh chúng ta xung quanh trung tâm thiên hà với từng điểm đánh dấu thời điểm xuất hiện từng loại khủng long.
Toàn bộ thiên hà của chúng ta cũng di chuyển dần dần về phía thiên hà Andromeda.
"Hoạt ảnh cho thấy, chúng ta quay trở về điểm ban đầu, tuy nhiên trong thực tế toàn bộ thiên hà đã di chuyển qua một chặng đường rất dài. Như thể chúng ta di chuyển theo đường xoắn ốc trong vũ trụ", TS Christiansen nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề đó, hệ hành tinh của chúng ta sau khi thực hiện một vòng xung quanh trung tâm thiên hà sẽ ở vào vị trí hơi khác với vị trí mà nó đã từng ở từ 250 triệu năm trước.
TS Christiansen cũng nhấn mạnh, trong quá trình di chuyển, khoảng cách từ hệ Mặt trời của chúng ta đến trung tâm thiên hà không thay đổi. Chính vì vậy, các điều kiện trên Trái đất không thay đổi đến mức không cho phép sự sống tiếp tục tồn tại.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn Nauka
Tìm ra đường vào "thế giới nước" chứa sự sống ngoài hành tinh? "Vằn hổ" màu xanh tuyệt đẹp và bí ẩn trên mặt trăng Enceladus của Sao Thổ có thể là cánh cửa vào đại dương ngầm nơi NASA tin rằng ẩn chứa sự sống ngoài hành tinh. Một nhóm nghiên cứu Mỹ cuối cùng đã giải mã được bí ẩn "vằn hổ" xanh trên mặt trăng băng giá Enceladus, thiên thể được cho là...