Nạp tiền vào “dead game” của VNG nhưng không nhận được tiền, game thủ liền mắng admin thậm tệ
Mới đây, một game thủ đã tố cáo admin của VNG khi nạp tiền vào tựa game của nhà phát hành nhưng không nhận được tiền vào tài khoản.
Vừa qua, một game thủ của tựa game Call of Duty Mobile của VNG đã lên tiếng tố admin của NPH này vô trách nhiệm khi người chơi nạp tiền vào tựa game nhưng không nhận được bất kỳ đồng nào vào tài khoản ingame. Tất nhiên, sau đó thì người chơi này lập tức báo cáo với đội ngũ admin của VNG để mong nhận được sự giải quyết từ đội ngũ vận hành.
Tuy nhiên, theo như phản ánh của người chơi này thì bản thân không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ nhà phát hành VNG. ” Nạp game bị trừ tiền thẻ ngân hàng, nhưng trong game không nhận được CP. Hỏi đáp Admin, thì trả lời vòng vo, bắt cung cấp thông tin và tôi đã cung cấp, thậm chí tôi đã cung cấp đến 3 lần. Tôi chắc chắn là họ không hề đọc tin nhắn, chỉ nhìn lướt qua mà thôi” .
Bài đăng này cũng lập tức nhận được những phản hồi của người chơi khác. Đa phần đều cho rằng game thủ này đã nạp đúng vào trang nạp của Call of Duty Mobile. Tuy nhiên, với những lỗi như thế này thì thay vì mắng admin “không biết chữ”, thiếu trách nhiệm thì người chơi nên gửi hỗ trợ vào địa chỉ email của tựa game này.
” Đã bị trừ tiền trực tiếp trong thẻ ATM, nhưng vào game hoàn toàn không nhận được CP. Liên hệ với admin, thì cố tình không hiểu và một câu hỏi, hỏi đi hỏi lại hơn 4 lần” – g ame thủ này bức xúc cho biết trong bình luận.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, trường hợp của game thủ này nói riêng cũng như đa phần người chơi khác nói chung nếu như rơi vào các tình huống kể trên thì biện pháp tốt nhất là gửi hỗ trợ trực tiếp về hòm thư điện tử của sản phẩm. Bởi lẽ đội ngũ admin fanpage cũng không phải là đơn vị chịu trách nhiệm chính mà cũng chỉ biết gửi phản hồi của game thủ về đúng với người có khả năng xử lý.
Do vậy, trong tình huống kể trên thì có thể nói là game thủ này không sai nhưng cũng chưa thể coi là đúng. Còn đội ngũ admin fanpage của VNG thì vẫn còn thiếu một chút chuyên nghiệp trong việc phản hồi dẫn đến những bức xúc không đáng có của game thủ. Hy vọng rằng, người chơi này sẽ sớm giải quyết được vấn đề của mình thay vì ôm cục tức lên ca thán trên cộng đồng.
Có thể bạn còn nhớ: Đây là năm "đen tối" nhất lịch sử game Việt, hàng loạt game đóng cửa, NPH thì "sập nguồn"
Có thể đối với game thủ trẻ sau này không biết đến sự kiện này, song với thế hệ người chơi 8x và 9x thì đây có thể coi là một năm vô cùng đen tối đối với làng game Việt.
Làng game Việt phát triển cực thịnh vào giai đoạn từ năm 2005 - 2009. Đây là những năm mà các tựa game online và các nhà phát hành mọc lên như nấm sau mưa. Có thể kể đến những cái tên mà đối với thế hệ game thủ sau này cảm thấy rất xa lạ như DECO, Saigontel... bên cạnh các "cây đa cây đề" ở thời điểm đó như Vinagame (trước khi đổi tên thành VNG vào năm 2008), FPT hay VTC Game.
Thời kỳ này chứng kiến rất nhiều tựa game từ đa dạng mọi thể loại được các nhà phát hành cho ra mắt như Chiến Quốc Online của Saigontel, Cổ Long Online của DECO, Biệt Đội Thần Tốc của Vinagame... Tất nhiên đây cũng là thời điểm "vàng" mà hàng loạt nhà phát hành thu lợi nhuận từ "các con gà đẻ trứng" của mình.
Nhưng giông tố nổi lên
Khi mà giai đoạn game online phát triển cực thịnh nhất cũng là lúc chứng kiến sự sụp đổ hàng loạt mang tính chất hệ thống. Hàng loạt các sự việc đáng tiếc xảy ra được cho là liên quan đến trò chơi trực tuyến đã khiến cho xã hội có cái nhìn tiêu cực về game. Những phản ứng này là vô cùng gay gắt khiến các cơ quan quản lý nhà nước phải thắt chặt những quy định về game online và kiểm soát lại toàn bộ các sản phẩm có mặt tại thị trường, đặc biệt là về tính chất bạo lực.
Vào thời điểm 2009, thị trường game có doanh thu vào khoảng 2.000 tỷ Đồng, gấp 18 lần so với các thị trường như Singapore và bốn lần so với Thái Lan (theo báo cáo của tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản - JETRO công bố vào năm 2009). Nhưng con số này vào thời điểm năm 2010 thì không môt tổ chức nào dám tiên liệu vì nó quá "đen tối".
Tính từ đầu năm 2010 đến hết quý 3 năm đó, thị trường game online Việt đã chứng kiến 7/58 game phải đóng cửa. Những cái tên đình đám buộc phải chia lìa người chơi vào giai đoạn này phải kể đến Biệt Đội Thần Tốc của VNG, Đặc Nhiệm Anh Hùng của FPT... Đột Kích của VTC muốn trụ lại thì buộc phải thay đổi chính mình như biến hình tượng "xuyên táo" theo nghĩa bóng thành "quả táo theo nghĩa đen", vũ khí phụ (dao) phải đổi thành búa. Cùng với đó là rất nhiều tựa game khác không qua được sự quy định về tính chất bạo lực.
Ông Lê Hồng Minh, tổng giám đốc VNG nhấn mạnh vào ngày 20/7/2010 tại buổi họp định kỳ hàng quý của công ty này: Trong 6 tháng cuối năm nay, VNG sẽ không ra mắt thêm bất kỳ sản phẩm game mới nào. Điều này phần nào chứng minh cơn bão khốc liệt mà các nhà phát hành và thị trường game Việt phải vượt qua vào giai đoạn đen tối đó.
Hàng loạt NPH đóng cửa, hàng loạt nhân sự "ra đường" và gồng mình tìm hướng đi mới
Sau cơn bão thị trường năm đó, hàng loạt các nhà phát hành buộc phải tuyên bố đóng cửa hoặc thoái vốn dần khỏi ngành game. SaigonTel, VDC-Net2E, Quang Minh DEC (DECO) gần như không còn ra mắt thêm sản phẩm nào. Vài năm sau đó, một ông lớn khác là FPT Online cũng chính thức chấm dứt cuộc chơi của mình với sản phẩm gần như là đỉnh cao cuối cùng mang tên Tây Du Ký Online và Thiên Long Bát Bộ.
Tâm trạng của game thủ khi biết tin FPT Online đóng cửa mảng kinh doanh game online
Doanh nghiệp kinh doanh game online thời đó từng là bến đỗ vàng của nhiều người trẻ về các lĩnh vực lập trình, đồ họa... với mức lương và đãi ngộ rất cao. Nhưng từ cuối năm 2009, việc hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, khiến cho hệ quả là nhiều nhân công buộc phải tìm cách thay đổi công việc. Ngay cả các chuyên gia của làng game với mức lương từ 1.000 - 2.000 USD/tháng đã từng phải cay đắng tuyên bố "Tôi cũng đang muốn nghỉ việc để tìm một công việc bình yên cho dù lương có thấp hơn ", một chuyên viên cấp trung (đề nghị không nêu tên) nói - (theo Sài Gòn Tiếp Thị).
Trong năm 2009, VNG công bố 17 game online thu về con số 700 tỉ Đồng, chiếm 70% doanh thu của doanh nghiệp này. Tuy nhiên trong cơn bão của thị trường, VNG buộc phải thay đổi hướng khai thác sang các nội dung số khác như mạng xã hội, ứng dụng di động... và sau đó thì ai cũng biết là đa phần đã chuyển sang phát hành game di động, dẫn đến hình thành thị trường game mobile online như ngày hôm nay.
Các doanh nghiệp buộc phải chuyển mình theo xu hướng phát triển của thế giới là game di động
Vậy đó, 11 năm đã trôi qua, những ký ức đau thương đã lùi vào dĩ vãng. Nhưng với những NPH và game thủ đã từng chứng kiến cơn bão thị trường năm đó chắc chắn không bao giờ quên. Đó là một bài học đối với tất cả các doanh nghiệp làm game khi biết cách vượt qua sự khó khăn để trụ vững. Còn nếu không, tất cả có thể đã bị đào thải mãi mãi.
Phản ứng bất ngờ của game thủ Việt với nghi vấn PUBG Mobile 2 rơi vào tay NPH số 1 Việt Nam? Tất nhiên, đây vẫn hoàn toàn chỉ là viễn cảnh giả thuyết về việc liệu PUBG Mobile 2 rơi vào tay NPH số 1 Việt Nam thì sẽ như thế nào. Cho tới thời điểm hiện tại, PUBG Mobile 2 với cái tên chính xác là PUBG: New State đã chính thức được xác nhận sẽ ra mắt trong năm 2021 này. Thậm...