Nạp năng lượng cho cơ thể
Khi cảm thấy thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi chính là lúc bạn cần tìm cách tăng cường năng lượng cho cơ thể để lấy lại sự tỉnh táo và niềm lạc quan, yêu đời.
Tăng cường năng lượng cho cơ thể bằng cách hình dung những hình ảnh hạnh phúc – Ảnh: Shutterstock
Nước lạnh. Nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ cho thấy, phụ nữ thường mệt mỏi hơn so với nam giới. Bác sĩ Shilpi Agarwal, một chuyên gia thể dục Mỹ cho biết, bắt đầu một ngày mới với ly nước lạnh giúp cơ thể khoan khoái hơn.
Cơ thể phải làm việc để làm ấm lượng nước khi đưa vào và điều đó có tác dụng đốt cháy ít nhiều calo. Nếu buổi sáng tiêu thụ quá nhiều tinh bột và nước ngọt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến lượng đường trong máu. Khi đường trong máu tăng, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi.
Vận động. Agarwal cho hay 25 – 45 phút tập thể dục mỗi ngày giúp tim mạch khỏe hơn cũng như giúp giấc ngủ được sâu hơn. Thêm vào đó, khi vận động ngoài trời, bạn có cơ hội thưởng thức nhiều nguồn năng lượng tự nhiên có ích.
Xa màn hình máy tính. Nhìn chằm chằm vào máy tính trong nhiều giờ liền sẽ khiến năng lượng bị hao tổn và mắt cũng mệt mỏi. Tìm một chỗ riêng trong văn phòng để thực hiện một vài động tác đơn giản có tác dụng giúp cơ thể thư giãn.
Video đang HOT
Thở. Dành 5 phút nhắm mắt lại, hít thở sâu và hình dung ra những hình ảnh hạnh phúc có tác dụng thúc đẩy lượng serotonin (hóc môn hạnh phúc) tăng lên. Theo Msn, đây chính là cách giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể.
Chào buổi sáng. Mở tung các cánh cửa trong phòng để đón lấy luồng ánh sáng và không khí ban mai ùa vào mỗi khi thức giấc để cảm nhận một ngày mới thật tràn trề sinh lực.
Ăn uống lành mạnh. Hạn chế thói quen ăn uống qua loa vào mỗi bữa sáng. Hãy đảm bảo khẩu phần ăn bao gồm protein cùng nhiều chất xơ.
Vitamin D. Phụ nữ có xu hướng thiếu vitamin D và magiê – các thành phần giúp cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Tiến sĩ Agarwal khuyến cáo cần cung cấp đủ vitamin D và magiê mỗi ngày cho cơ thể để giúp lấy lại sự tươi tỉnh.
Theo VNE
Cholesterol có lợi và có hại cho cơ thể
Chúng ta thường nghe nói cholesterol có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều này cũng không hoàn toàn đúng, bởi cholesterol cũng là chất cần thiết và cũng có loại cholesterol tốt cho cơ thể.
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể. Để hiểu về cholesterol trước hết chúng ta cần tìm hiểu những sản phẩm đã tạo ra cholesterol.
Nó được tạo ra từ chất béo, nhưng là chất béo không hòa tan trong máu. Cholesterol kết hợp với protein tạo thành lipoprotein. Chất béo trộn lẫn với protein cũng dễ dàng trộn lẫn trong máu. Gan là nơi cholesterol được sản xuất ra, từ đây nó phân phối tới các tế bào trong cơ thể. Trong khi hầu hết các tế bào của cơ thể đều có thể sản xuất ra cholesterol, nhưng cholesterol được sản xuất từ gan lại là lipoprotein được sử dụng trong những khu vực quan trọng như tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ.
Vì thế, chúng ta cần biết rằng, cholesterol tăng vọt không chỉ do lượng chất béo mà còn do chính cơ thể chúng ta tự tạo ra. Cholesterol tạo thành các khối gồm carbon và tất cả những dưỡng chất như carbohydrate, protein và chất béo chứa carbon.
Tuy cholesterol bị coi là chất gây tác động xấu đến sức khỏe chúng ta giống như carbohydrates, nhưng cholesterol vẫn rất cần thiết cho cơ thể với những chức năng như tạo ra hormone giới tính testosterone ở nam và estrogen ở nữ. Quá nhiều cholesterol có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể, nhưng cơ thể cần duy trì một lượng cholesterol vừa đủ.
Cholesterol tạo ra vỏ bọc bên ngoài bảo vệ các tế bào, đồng thời tạo ra axit mật - một axit thiết yếu để tiêu hóa các chất béo trong ruột. Nó cũng giúp cơ thể trong quá trình sản xuất ra vitamin D tan trong chất béo khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Cholesterol cũng là chất cần thiết và cũng có loại cholesterol tốt cho cơ thể. Ảnh minh họa
Cholesterol nào có lợi, cholesterol nào có hại với cơ thể?
Tổng số cholesterol có trong máu không nên nhiều hơn 200mg/dl. Cholesterol trong máu là tổng cholesterol do cơ thể tạo ra cộng với lượng cholesterol được tạo ra từ lượng thức ăn hàng ngày. Cholesterol có thể được chia thành ba loại khác nhau: LDL, HDL và VLDL.
HDL còn được gọi là cholesterol tốt, có lipoprotein tỷ trọng cao. HDL được tạo ra từ gan, ruột và trong quá trình chuyển hóa của VLDL, LDL. Trong HDL có khoảng 50% protein, 18% cholesterin, 30% phospholipid và 2% triglycerides. HDL có chức năng thu nhập cholesterol LDL từ các mô và động mạch, vận chuyển chúng tới gan, chuyển thành axit mật từ đó cơ thể dễ dàng thải cholesterol LDL ra ngoài.
Nói đơn giản, HDL có thể được gọi là chất làm sạch của cơ thể. Cholesterol HDL phải ở mức trên 400mg/dl ở nam và trên 60mg/dl ở nữ. Nếu thấp hơn chỉ số này, thì sẽ ảnh xấu đến sức khỏe.
LDL còn gọi là cholesterol xấu, có mật độ lipoprotein thấp, chứa protein ít. Lipoprotein này nhẹ nên có xu hướng bám trên các tế bào của cơ thể, do đó dễ bị lắng đọng trong động mạch tim, có thể gây ra bệnh tim mạch. Lượng LDL nên duy trì ở mức không quá 100mgdl.
VLDL, là cholesterol có hại, có mật độ lipoprotein thấp, chứa rất ít protein. Trong VLDL có khoảng 54% triglycerides là chất làm đông máu, làm đóng vôi động mạch, làm rối loạn tuyến tụy, bị coi là nguyên nhân làm phát sinh nhiều loại ung thư. Người có VLDL cao thường cũng có mức cholestorol toàn phần cao, nông đồ LDL cao và HDL thấp. Nguyên nhân khiến VLDL cao là do ăn nhiều dầu mỡ, hút thuốc, uống rượu, người bị bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp, người béo phì cũng thường có VLDL cao.
Chúng ta cần có chế độ ăn uống hợp lý, giảm chất béo, để giữ được lượng cholesterol ở mức cần thiết cho cơ thể.
Theo VNE
Những thực phẩm giúp tăng sức chịu đựng cho cơ thể Tăng cường sức chịu đựng cho cơ thể là giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, ít mệt mỏi, tràn đầy năng lượng... Bạn cần rất nhiều năng lượng để đối phó với cuộc sống bận rộn, đặc biệt nếu bạn là người thường xuyên vận động thì việc cung cấp năng lượng kịp thời cho cơ thể lại càng là điều cần...