Não cũng phát ra âm nhạc
Các nhà khoa học đã kết hợp và chuyển dịch hai loại sóng não thành âm nhạc, mang tới một cái nhìn “độc” và lạ về hoạt động của bộ não chúng ta.
Theo trang Daily Mail, một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc đã dùng phương pháp ghi điện não đồ (EEG) để tạo ra âm vực và độ ngân của các nốt, đồng thời tiến hành các cuộc quét hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) nhằm kiểm soát cường độ của âm nhạc.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí PLoS ONE đã hé lộ một phương pháp cải tiến, giúp diễn dịch các quá trình sinh lý của não bộ thành âm nhạc.
Trước đây, các nhà nghiên cứu đến từ Ban Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Nội vụ Mỹ cũng từng khảo sát khả năng hình thành một dạng đào tạo hệ thần kinh được gọi là “âm nhạc của bộ não”. Thử nghiệm này sử dụng âm nhạc tạo ra từ các sóng não của một cá nhân để giúp người đó chuyển từ trạng thái lo lắng sang trạng thái thư giãn.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới do Jing Lu và các cộng sự đến từ Đại học Công nghệ và Điện tử ở Trung Quốc đã sử dụng đồng thời các kết quả ghi EEG và fMRI để biểu diễn tốt hơn hoạt động của não bộ bằng những nốt nhạc.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đã dùng phương pháp ghi điện não đồ (EEG) để tạo ra âm vực (Ảnh minh họa)
Theo các tác giả, âm nhạc do bộ não tạo ra theo cách này “là cách thể hiện hoạt động của não bộ bằng hình thức nghệ thuật, mang tới tiền đề để các nhà khoa học và nhạc sĩ cùng bắt tay hợp tác nhằm tìm hiểu rõ hơn về những mối quan hệ giữa âm nhạc và bộ não người”.
Họ cũng bày tỏ hy vọng, phương pháp kết hợp dữ liệu EEG và fMRI vốn cung cấp sự phản ánh tốt hơn về hoạt động của bộ não sẽ mang tới những ứng dụng mới cho việc chẩn đoán lâm sàng hoặc liệu pháp chữa trị liên hệ phản hồi sinh học.
Theo 24h
Công nghệ mới cho phép theo dõi sóng não ngay trên điện thoại cá nhân
Muse là một thiệt bị vô cùng đặc biệt, được phát triển bởi công ty công nghệ InteraXon, có trụ sở tại Toronto. Được tích hợp công nghệ theo dõi sóng não EEG trong một thiết bị vô cùng gọn nhẹ, cho phép người sử dụng các thiết bị như smartphone hay tablet có thể theo dõi trực tiếp sóng não của họ, từ đó có thể nắm bắt cảm xúc và điều khiển trạng thái của bản thân.
Việc theo dõi sóng não của bản thân có khá nhiều lợi ích, một trong số đó là kiểm soát bản thân. Qua hình ảnh sóng não hiển thị trên màn hình, người sử dụng có thể nhận biết cảm xúc hiện tại của họ, từ đó tự mình kiềm chế hoặc duy trì các trạng thái cảm xúc mong muốn. Nó có thể giúp người sử dụng thư giãn, tập trung và tự tin vào bản thân mình.
Muse có thiết kế giống như một chiếc bờm kẹp tóc, khá nhỏ gọn và không cần các dây kết nối. Thiết bị có 4 cảm biến chính tiếp xúc với phần trán và phía sau hai bên tai. Dữ liệu sẽ được chuyền qua kết nối không dây đến thiết bị của bạn, các thuật toàn của ứng dụng sẽ xử lý và hiển thị hình ảnh trực quan lên màn hình của thiết bị, người sử dụng có thể dễ dàng theo dõi mà không cần các kiến thức chuyên môn.
Bên cạnh đó, ứng dụng đi kèm với thiết bị còn có các bài tập và thư giãn não bộ. Người sử dụng có thể vừa thư giãn hoặc giải một câu đố hóc búa, vừa theo dõi trực tiếp sự hoạt động và thay đổi của não bộ, vô cùng trực quan và hiệu quả.
Trong tương lại, thiết bị này sẽ được phát triển để không chỉ thu được sóng não bộ, mà còn có thể sử dụng sóng não bộ đó để điều khiển các thiết bị công nghệ, máy tính, đồ gia dụng và các thiết bị điện tử khác. Hứa hẹn mở ra một tương lại mới, khi con người có thể điều khiển mọi thứ chỉ bằng ý nghĩ. Hiện tại Muse vẫn đang được nghiên cứu và đưa vào sản xuất, trong tương lại một thiết bị sẽ có giá khoảng 135 USD.
Theo Genk
Ai Cập: Xác ướp người chết vì sâu răng Các nhà khảo cổ vừa phát hiện xác ướp của một thanh niên quý tộc Ai Cập có niên đại khoảng 2.100 năm với hàm răng sâu khủng khiếp. Thanh niên này khoảng từ 20-30 tuổi, được chôn cất vào thời điểm Ai Cập đang được cai trị bởi các vị vua Hy Lạp. Qua khám nghiệm, các nhà nghiên cứu xác định...