Nâng tầm tri thức từ văn hóa đọc
Từ xưa, đối với người Việt, đọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức để tiếp cận thông tin mà còn là một trong những hoạt động văn hóa thể hiện tinh thần hiếu học, là thái độ, là cách ứng xử của mỗi người đối với tri thức.
Tuy nhiên, theo thời gian, với sự bùng nổ công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông đa phương tiện, văn hóa đọc của một bộ phận người dân đặc biệt là giới trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy, làm sao để văn hóa đọc không bị lãng quên đang là nỗi trăn trở của nhiều người yêu sách.
Chênh vênh trong thời đại số
Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường thuận tiện nhất để con người tiếp cận với thông tin, văn hóa và tri thức. Tuy nhiên cùng với sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin cũng như sự hấp dẫn của các phương tiện nghe nhìn (truyền hình, phim ảnh, youtube, facebook, instagram…), việc đọc sách càng ngày càng trở nên lép vế.
Ở Việt Nam, từ thời điểm mạng internet phủ sóng hầu hết diện tích đất nước, hình ảnh dễ thấy nhất là ở khắp mọi nơi từ quán cà phê, công viên, nhà hàng, khách sạn, sân bay… hình ảnh người già, người trẻ cho đến các bé thiếu nhi chăm chú lướt web, xem youtube, mạng xã hội cùng chiếc điện thoại di động.
Các hội sách thu hút được nhiều độc giả tới tham quan, mua sách.
Những năm gần đây, trung bình mỗi năm có hàng triệu chiếc smartphone với đủ loại mẫu mã, giá thành được bán ra và trở thành mặt hàng thông dụng đối với mỗi gia đình. Dễ dàng nhận thấy, hiện nay, một học sinh tiểu học cũng có thể được trang bị và sử dụng thành thạo máy tính, điện thoại.
Các quầy sách báo vốn là điểm hẹn ưa thích của nghiều người dần được thay thế bằng các cửa hàng game, dịch vụ mua bán, sửa chữa điện thoại. Tại các nhà sách, phần lớn phụ huynh, học sinh chỉ đến để mua đồ chơi hay dụng cụ học tập. Hình ảnh những người trẻ miệt mài đọc, tìm kiếm sách mỗi ngày một thưa vắng.
Ngoài việc ngó lơ sách, hiện nay trong giới trẻ đang tồn tại thực trạng khá nhức nhối đó là đọc sách theo phong trào, đọc để không bị lạc hậu, cho bằng bạn bằng bè. Có một thời gian những cuốn sách như “Mãi mãi tuổi 20″, “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” làm mưa, làm gió trên thị trường sách nhưng khi được hỏi về nội dung cuốn sách thì một phần trong số đó lại không thể trả lời được.
Cũng có thời điểm, “ Thế giới phẳng”- cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế – xã hội học Thomas Friedman, trở nên cháy hàng ở mọi nhà sách. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế giới phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả.
Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi người vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Và lạ thay, theo một số quản lý các nhà sách như nhà sách Tiến Thọ, nhà sách Fahasa… các bạn trẻ Việt Nam hiện nay khi tới cửa hàng sách thường lựa chọn các thể loại ngoại văn mà chủ yếu là truyện ngôn tình Trung Quốc mà bỏ bê các tác phẩm văn học nước nhà.
Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thay vào việc ra các hiệu sách để mua sách chuyên ngành, các cuốn sách về văn hóa – giáo dục…đa số bạn trẻ dành thời gian lướt facebook, tìm kiếm thông tin, đọc sách trực tuyến. Họ sẵn sàng bỏ hàng giờ đồng hồ để ngồi bên chiếc máy tính đọc hàng chục, hàng trăm những mẩu truyện sến, vô thưởng vô phạt.
Bạn Đào Trúc Linh (sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Vốn là một người yêu sách, em thường xuyên lên thư viện trường để mượn và đọc sách. Trong thư viện có rất nhiều sách hay, thậm chí là những cuốn sách mà bây giờ khó có thể tìm thấy trong các hiệu sách. Thế nhưng, số lượng sinh viên của trường lên thư viện mượn sách rất ít. Thậm chí đôi khi trong phòng đọc sách của trường chỉ có độ 5-10 bạn.
Thời điểm đông nhất có lẽ là vào giai đoạn cao điểm làm luận văn tốt nghiệp”. Còn đối với bạn Hoàng Mai Linh (sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), đọc sách từ lâu đã trở thành một việc khá “xa xỉ”. Mỗi lần cầm sách lên đọc bạn đều cảm thấy buồn ngủ, trong khi đó bạn có thể cầm điện thoại lướt web, xem phim, chơi game thậm chí đọc truyện, tìm kiếm tài liệu mà không thấy chán.
Video đang HOT
Một thực trạng đáng báo động, đó là việc các bạn trẻ đang phụ thuộc quá nhiều vào các loại hình truyền thông. Thay vì việc lên thư viện tìm sách tham khảo, nhiều bạn sinh viên mang máy tính xách tay lên thư viện ngồi tra cứu bằng các công cụ trên mạng xã hội. Hiện nay khi mà nhà hàng, quán cà phê, karaoke, vũ trường mọc lên ngày càng nhiều, thu hút bạn trẻ đến thưởng ngoạn thì thư viện, hiệu sách lại vắng bóng, làm cho văn hóa đọc bị giới trẻ lãng quên.
Anh Nguyễn Văn Thắng (nhân viên nhà sách Fahasha, Xã Đàn) cho biết: “Tôi đã làm việc tại nhà sách nhiều năm nay, lượng sách tại đây rất phong phú, đủ thể loại nhưng lượng tiêu thụ lại rất hạn chế. Mấy năm trước việc các bạn trẻ vào mua sách hoặc đọc “ké” sách còn hình ảnh thường gặp thì nay lại rất hiếm thấy. Hiện nay các bạn trẻ vào nhà sách phần lớn chỉ để mua dụng cụ học tập còn mua sách thì khá ít”.
Chung tay xây dựng văn hóa đọc
Đứng trước thực trạng người dân không còn mặn mà với việc đọc sách, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển văn hóa đọc như Chỉ thị 42 của Ban Bí thư về “Nâng cao toàn diện của hoạt động xuất bản”, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày sách Việt Nam”; đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Luật Thư viện.
Ảnh minh họa
Bộ Giáo dục và Đào tạo có Thông tư về phát triển 5 phẩm chất, 10 năng lực, chủ trương đổi mới thư viện và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường phổ thông và mầm non… Tuy nhiên, hiệu quả thực tế vẫn chưa như mong đợi.
Theo nhà văn Nguyễn Phong Việt, ngoài yếu tố tác động của sự bùng nổ công nghệ thông tin, nguyên nhân dẫn đến văn hóa đọc của người Việt ngày một mai một là do thiếu tiết đọc sách trong nhà trường. Gia đình thiếu sự quan tâm, phát triển thói quen đọc sách từ sớm và cho trẻ tiếp xúc với thiết bị công nghệ sớm nhưng thiếu kiểm soát.
Và để giải quyết vấn đề trên, cần xây dựng một chương trình giáo dục kỹ năng đọc trong môi trường truyền thống và môi trường điện tử để giảng dạy không chỉ trong nhà trường cho giáo viên, học sinh mà còn cho cả phụ huynh. “Theo tôi, việc nhà trường bố trí thêm 1 tiết đọc sách cho học sinh là rất cần thiết, bởi tại Việt Nam phần lớn trẻ em đều được đến trường và tiếp xúc với những cuốn sách đầu tiên ở nhà trường.
Vì vậy, thay vì chỉ chú trọng việc học các mẩu truyện có sẵn trong sách, một trích đoạn của tác phẩm chú ta nên có 1 tiết đọc sách để các em được tiếp cận với văn hóa đọc một cách đa dạng và đồng bộ. Từ đó tạo nên thói quen đọc sách và gây dựng văn hóa đọc trong học sinh, sinh viên. Còn đối với các bậc phụ huynh, là người tiếp xúc hằng ngày với trẻ cần phải hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách, khuyến khích, tạo thói quen cho trẻ và phải tự mình trở thành tấm gương đọc sách để trẻ nhìn nhận và noi theo”, nhà văn Nguyễn Phong Việt nhấn mạnh.
Còn theo nhà văn Nguyễn Văn Học, trách nhiệm công dân trong việc xây dựng, phát triển văn hoá đọc là vấn đề rất nghiêm túc, ý nghĩa và thúc đẩy được trách nhiệm đó thì tác dụng xây dựng xã hội, con người bằng sách sẽ rất đáng kể.
Tuy nhiên, cốt lõi của vấn đề trách nhiệm này chính là yếu tố cuốn hút của văn hoá đọc, việc đọc đối với mỗi người. Có hứng thú đọc, người ta mới có trách nhiệm với việc đọc của mình và của người khác. Vậy nên làm gì để hứng thú? Sách hay, hình thức tiếp cận với sách phong phú, thường xuyên, liên tục, tiện lợi, gần gũi nên là mục tiêu để các nhà xuất bản, công ty sách, nhà tổ chức sự kiện sách hướng tới.
“Thí dụ, đã có hội sách, phố sách, thì nên biến nó thành hoạt động diễn ra liên tục. Nên đưa sách đến nhiều cơ sở bằng các mô hình tủ sách dòng họ, thôn, khu phố, khu tập thể, cơ quan, trường học, đơn vị… Nên phát huy nhiều hoạt động có tính chất gắn người dân, học sinh với việc đọc, chia sẻ sách như các cuộc thi tuyên truyền sách, thi viết về sách, diễn kịch, tiểu phẩm theo sách. Vấn đề điều chỉnh giá sách cho phù hợp điều kiện các đối tượng bạn đọc để thêm nhiều cơ hội tiếp cận sách hơn cũng đáng quan tâm”, nhà văn Nguyễn Văn Học chia sẻ.
Bên cạnh đó, nhà văn Nguyễn Văn Học cũng cho rằng, cần đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hóa đọc nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4 hằng năm, phát động tuần lễ đọc sách và nhiều hoạt động, sự kiện tôn vinh sách trong tuần lễ này.
Nên tổ chức nhiều hội chợ sách và không chỉ tổ chức ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở các tỉnh thành khác trên cả nước, tổ chức thêm nhiều hội sách trực tuyến, phát triển thêm nhiều đường sách, phố sách hơn trên cả nước. Nên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ Reading Code (website – một cổng thông tin riêng cho từng tác phẩm).
Đây là giải pháp công nghệ góp phần chống giả và tương tác tốt với người đọc. Về phía Nhà nước cũng cần đầu tư hơn nữa cho hệ thống thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện văn hoá khoa học tổng hợp. Đây là cơ quan giáo dục ngoài nhà trường, nơi học tập suốt đời cho mọi công dân…
Với tinh thần đề cao tầm quan trọng của sách báo và tri thức trong đời sống, Chính phủ đã có rất nhiều những biện pháp thiết thực để phát triển văn hóa đọc. Từ những quyết định quan trọng như thành lập Ngày Sách Việt Nam hay phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030″ khẳng định quan điểm phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước, cho đến việc xây dựng các đường sách ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu, Đà Nẵng… tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về văn hóa đọc, mở các hội chợ triển lãm sách với quy mô lớn ở nhiều địa phương.
Tất cả đều với một mục tiêu: Duy trì và phát triển văn hóa đọc. Thời gian gần đây những dự án phát triển văn hóa đọc do một số cá nhân và tổ chức xã hội thực hiện như “Sách hóa nông thôn”, “Tủ sách miễn phí”, “Sách chuyền tay” cũng đem về những kết quả đáng mừng. Các cuộc thi như ” Đại sứ đọc”, ” Cuốn sách tôi yêu”, “Những cuốn sách làm thay đổi cuộc sống” được tổ chức sôi nổi ở khắp mọi nơi để chào mừng Ngày Sách Việt Nam vào mỗi dịp tháng 4 cũng thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.
Mong rằng với sự chung tay góp sức của cả cộng đồng tiến bộ, sách sẽ mãi là một kênh học tập, giải trí, trao đổi thông tin, bồi đắp tri thức có vai trò quan trọng và được đầu tư phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng ở Việt Nam./.
Để góp phần gìn giữ và phát huy văn hóa đọc, từ ngày 16-18/4, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám sẽ diễn ra sự kiện Một nét văn hóa Hà Nội. Sự kiện đậm sắc văn hóa này sẽ có nhiều hoạt động để kết nối giữa sách với cộng đồng và sẽ được tổ chức trang trọng trong sự đậm đà bản sắc văn hóa thuần Việt, nhất là xây dựng lại văn hóa Hà Nội xưa.
Tại đây, khách tham dự sẽ được trải nghiệm không gian văn hóa đặc sắc với những hoạt động như làm giấy gió, làm cốm…, tìm kiếm những giá trị văn học tưởng như đã bị mài mòn qua những cuốn sách cũ, sách cổ được bày bán.
Theo ông Hà Huy Chiến – Phó Viện trưởng Viện Việt Nam học, cố vấn chương trình: “Phiên chợ sách theo kế hoạch sẽ là một sự kiện thường xuyên nhằm tạo thói quen, thông lệ cho độc giả. Theo nghiên cứu tìm hiểu của chúng tôi, từ Đông sang Tây, tại thủ đô các nước trên thế giới như từ Bắc Kinh, tới Moskva, Madrid… đều có các phiên chợ sách…
Chính vì thế, chúng tôi đã động viên Trường Phương và MaiHa Books tổ chức sự kiện này. Muốn độc giả thích sách, phải có sự kiện để kéo độc giả đến nơi có sách, chung tay phát triển văn hoá đọc của người Hà Nội nói riêng và văn hóa đọc người Việt nói chung”.
Khuyến học dòng họ: Chuyển mình theo kỷ nguyên số
Học tập suốt đời được coi là giải pháp hữu hiệu để có năng lực sống và làm việc trong một đất nước đang từng bước tiếp cận với cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thích ứng với yêu cầu chuyển đổi số quốc gia.
Quỹ khuyến học dòng họ Triệu ở làng Trí An (xã Nam Hoa, huyện Nam Trực) trao học bổng cho học sinh nghèo.
Do vậy, mỗi cá nhân, dòng họ có sự thay đổi để bắt kịp yêu cầu của kỷ nguyên số.
Bắt nhịp làn sóng giáo dục mới
Nam Định hiện có trên 450.000 gia đình đăng ký gia đình học tập, 4.600 dòng họ đăng ký mô hình dòng họ học tập, 3.500 thôn, làng, tổ dân phố đăng ký cộng đồng học tập. Các phong trào "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập" và "Đơn vị học tập" được triển khai rộng khắp ở tất cả thôn, làng, tổ dân phố.
Ông Triệu Hữu Thiểm - đại diện dòng họ Triệu ở làng Trí An (xã Nam Hoa, huyện Nam Trực) cho biết: Hằng năm, Ban khuyến học dòng họ đều tổ chức tuyên dương khen thưởng, động viên, nêu gương những người học tốt, đạt kết quả cao trong học tập để con em trong họ noi theo. Ban khuyến học dòng họ quán triệt từng gia đình, từng thành viên trong họ quan tâm giáo dục con cháu tu dưỡng, tích cực học tập, học giỏi.
Dòng họ Triệu không chỉ quan tâm tới việc học tập của con cháu mà còn coi trọng việc học của người lớn với nhiều hình thức như: Học ngoại ngữ, tin học, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Dòng họ khuyến khích các nhân, gia đình tham gia lớp học nghề như mây tre đan, móc len, thêu ren, điện dân dụng, kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt... để phục vụ công việc và cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0.
Tại xã Đồng Liên (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), dòng họ Hoàng có hơn 700 hộ gia đình, hơn 1.700 nhân khẩu. Với truyền thống hiếu học, dòng họ luôn chú trọng công tác khuyến học, khuyến tài. Hằng năm, các gia đình trong dòng họ đều được quán triệt quy ước học tập của dòng họ. Đến cuối năm, dòng họ họp mặt, tổng kết và khen thưởng cho những người đạt thành tích cao trong học tập.
Ông Hoàng Việt Dũng - Trưởng dòng họ Hoàng ở xã Đồng Liên cho hay: Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về truyền thống hiếu học, phối hợp với các gia đình chăm lo cho con cháu học hành, hằng năm, Ban khuyến học dòng họ còn huy động các gia đình có điều kiện kinh tế giúp đỡ cho học sinh nghèo. Đối với các hộ gia đình nghèo thì hỗ trợ vốn để sản xuất, làm ăn...
Ban Khuyến học dòng họ đã tuyên truyền, động viên người lớn trong dòng họ tích cực tham gia học tập theo phương châm "cần gì học nấy" như: Sinh hoạt trong trung tâm học tập cộng đồng, nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện văn hóa của khu, tự học trên ti vi, qua mạng Internet, giao lưu, tham quan, du lịch, tủ sách dòng họ. Đặc biệt, các kiến thức được học luôn cập nhật với yêu cầu mới, chú trọng đến ngoại ngữ, tin học.
Lớp học sửa chữa cơ khí, điện máy cho thanh niên tại xã Kim Bình, thành phố Phủ Lý (Hà Nam).
Thích ứng với chuyển đổi số
Đánh giá về ý nghĩa của chương trình Xây dựng xã hội học tập, GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội khuyến học Việt Nam cho biết: Việc xây dựng xã hội học tập đã khuyến khích phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị. Các gia đình đã tích cực lao động, phát triển kinh tế, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước.
Trong thời đại ngày nay, những khát vọng hiểu biết của con người dễ dàng hơn nhờ các thiết bị công nghệ số. Có nhiều diễn đàn được lập ra cho từng lĩnh vực, lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong tổ chức dạy học ngày càng được chú trọng. Các lớp học trực tuyến đã và đang trở thành làn sóng giáo dục mới.
Do đó, chúng ta cần biết sử dụng những lợi thế và hạn chế những nhược điểm từ Internet và các thiết bị công nghệ số để có thể đạt kết quả tốt nhất trong học tập và làm việc. Cần triển khai chương trình học tập trực tuyến, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục xây dựng, thu thập và khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở hữu ích.
Theo GS Phạm Tất Dong, trong giai đoạn tới, việc xây dựng xã hội học tập có nhiều thay đổi. Trong đó "giáo dục số", "chuyển đổi số", là nhiệm vụ, mục tiêu mà xã hội học tập ở giai đoạn tới cần đạt được, để đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên số. Xã hội sẽ hình thành mô hình công dân học tập có những năng lực cần thiết để xây dựng nền kinh tế tri thức, đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao.
Cần xây dựng hệ thống giáo dục mở với những cơ chế, chính sách vận hành và hành lang pháp lý bảo đảm cho mọi công dân được thụ hưởng giáo dục, có được cơ hội và điều kiện học tập suốt đời. Hệ thống trường lớp, cơ sở GD&ĐT hoạt động trong môi trường số được nhân rộng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia và hội nhập quốc tế.
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Đắc Hưng - Vụ trưởng Vụ GDĐT, Dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng: Việc xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn 2021 - 2030, nếu không đặt nặng vấn đề chuyển đổi số mà tiếp tục như giai đoạn trước là tập trung đầu tư cơ sở vật chất sẽ rất vất vả mới có thể thành công và khó theo kịp sự phát triển của thời đại mới.
Xã hội học tập tới đây phải hướng tới mục tiêu tạo ra các công dân số với đầy đủ năng lực, kỹ năng số, phục vụ việc phát triển bản thân và cộng đồng, đất nước. Muốn làm được điều này, yếu tố quan trọng cần có là cơ chế chính sách và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ đào tạo kỹ năng số cho công dân. Đồng thời, huy động trí tuệ và sự đóng góp từ nguồn xã hội hoá để phát triển chuyển đổi số trong GD-ĐT.
Hành trình "gieo" sách đến học sinh nghèo Gần 5 năm kể từ khi thành lập, dự án mang tên "Sách không cũ" đã trao hơn 16 nghìn cuốn sách đến học sinh vùng khó trên địa bàn Hà Tĩnh. Không gian thư viện sáng tạo của CLB BoNE. Từ những người mê sách... BoNE tên viết tắt của cụm từ "Books Never Expire - Sách không bao giờ cũ", cũng...