Nắng nóng, sinh viên “trốn” vào siêu thị ôn thi
Chọn siêu thị, quán café, hay đơn giản hơn là đặt chậu nước để giữa phòng… là những phương pháp lý tưởng cho sinh viên tránh nóng mùa ôn thi.
Sáng kiến: Đặt chậu nước trước quạt
Hà Nội đang bước vào những ngày cao điểm của đợt nắng nóng. Cũng là thời điểm nước rút giai đoạn thi cử cuả sinh viên, để chống lại sự khắc nghiệt thời tiết miền Bắc, nhiều sinh viên cũng tạo cho mình các chiêu tránh nóng riêng để đảm bảo cho học hành, thi cử.
Đến các khu trọ những ngày nắng nóng vừa qua, khó có thể “điểm danh” đầy đủ các bạn ở phòng. Hầu hết sinh viên đã tìm chỗ “di cư” để tránh cái nóng khủng khiếp lên đến 37, 38 độ của mùa hè.
Phòng trọ của chị em Nguyễn Thị Trang (Học Viện Tài chính) mấy ngày nay luôn thường trực một chậu nước to tướng ở giữa phòng, Trang giải thích ” Để chậu nước này trước quạt máy thì sẽ mát được cả phòng”. Nhưng xem ra chậu nước với cái quạt quay vù vù cả ngày cũng không làm giảm được nhiệt phòng trọ là bao nhiêu.
“Mình đang thi hết học phần, còn em trai mới ra được mấy ngày để ôn thi đại học. Nắng nóng kéo dài, nóng nực, mệt mỏi thế này thì không học nổi” Trang than thở.
Đặt chậu nước trước bàn học cũng là một giải pháp thông minh
Video đang HOT
Những ngày nóng nực, các siêu thị lớn như Co.op mart, Big C, The Garden đều rất đông các bạn sinh viên. Không phải họ chăm chỉ đi mua sắm mà có một lí do cũng… rất sinh viên là vào siêu thị trốn nóng.
Tầng 3 của siêu thị Co.op mart là khu vực dành cho ăn uống, khách có thể vào ngồi thoải mái mà không sợ bị bảo vệ đuổi, nên Trần Thị Mây và Ngô Hoài Nga (Học Viện Y học cổ truyền) tranh thủ cơ hội mang sách vở lên đây ôn thi. “Ở phòng trọ giờ này có khi còn nóng hơn ở ngoài đường, nên thay vì ở nhà vừa nóng, vừa buồn ngủ thì chiều nào bọn mình cũng lên đây học bài”. Mây cho biết.
Chạy nắng vào hẳn sieu thị on thi. Ảnh Hoàng Phương
Nghe có vẻ lạ đời nhưng trong những ngày nóng, siêu thị với máy lạnh vừa là nơi trốn nóng, vừa là nơi học bài lý tưởng của sinh viên. Chỉ cần một cốc nước lọc hay nếu ngại, có thể gọi một cốc sinh tố rau má, nước cam ra và ngồi cả buổi mà không sợ ai làm phiền.
Minh (ĐH Giao thông Vận tải) thì lại có cách khác. Minh học năm cuối, cần làm đồ án với tìm tài liệu nhiều; vốn trọ gần đường Tô Hiệu là nơi các quán cafe đều có wifi, nên chiều nào Minh cũng mang máy tính ra ngoài quán, gọi một cốc… trà lipton và ngồi cả buổi ở đó. Nhiều khi nhận được ánh nhìn khó chịu của phục vụ quán nhưng cũng mặc kệ. Về phòng thì nóng không chịu nổi, lên trường thì không có mạng, thế là ra quán.
Một số trường có khuôn viên rộng như ĐH sư phạm Hà Nội thì thu hút khá đông sinh viên tập trung ở các ghế đá, bãi cỏ. Trời nắng, ngồi dưới tán cây khá dễ chịu nên mặc dù buổi trưa, vẫn có khá nhiều người ở lại để ôn thi hoặc các đôi ngồi tâm sự. Có khi các bạn ăn cơm buổi trưa ở trong trường, hoặc ăn linh tinh. Đôi khi, đến muộn còn không có chỗ ngồi.
Không lên thư viện hay siêu thị, nhiều bạn chọn cách di tản sang nhà anh em, bạn bè có điều kiện mát để trốn nóng.
“Chắc hết đợt nắng này thì phòng mới họp mặt đầy đủ được”- Nguyện (KTX Mễ Trì) cười nói. Phòng của Nguyệt có 8 người nhưng mấy hôm nay chỉ có một nửa quân số ở phòng, các bạn sang nhà anh em có điều kiện để tránh nắng nóng hết. Có khi 2, 3 ngày mới về phòng một lần.
Trốn nóng ban ngày, “cày” ban đêm
Nhiều bạn không ở gần những địa điểm tránh nóng lý tưởng thì buộc phải thay đổi lịch sinh hoạt để có thể thích nghi với trời nóng.
Quang Hân ( ĐH Sư phạm HN), cho biết lịch sinh hoạt của cậu dường như thay đổi hoàn toàn vì thời tiết. Trước đây, cứ 8 giờ là Hân đã ngồi trước máy tính. Nhưng mấy hôm nay, buổi chiều thì đi tập thể dục ở công viên Nghĩa Đô, về ăn uống xong là phải đi trà đá với bạn bè đến mãi khuya, chờ khi phòng trọ hạ nhiệt mới dám về học bài. Hân dí dỏm: “Mấy hôm nay mình toàn được tắm nước nóng miễn phí giữa mùa hè do trời nóng quá. Thế nên vặn nước ra phải để cho nguội hẳn mới dám tắm”. Mà phải tắm về khuya cho mát và tỉnh táo để học bài, chứ tắm sớm mà ngồi trong phòng học thì mồ hôi lại vã ra như tắm, cũng bằng thừa.
1001 kiểu ôn thi của sinh viên ngày nắng nóng. Ảnh minh họa
Sinh viên Báo chí thì lại có cách trốn nóng khác. Bùi Thị Tuyết – sinh viên nội trú năm nhất nên ở khu cấp 4 trong kí túc xá, mái tôn hấp nhiệt, trong phòng nóng không khác gì lò bát quái. Thế nên chỉ chờ tới đêm khuya mới học được bài. Cả phòng trải chiếu, kéo đèn ra ngoài hành lang, vừa ôn bài, vừa có gió mát. Thỉnh thoảng học quá căng thẳng, phòng này lại chạy sang phòng kia ngồi nói chuyện rồi lại về học bài. Những kỉ niệm thời sinh viên cũng vì thế mà đầy ăm ắp.
Nhiều bạn còn tận dụng ánh sáng của bóng đèn cao áp chiếu xuống sân để ngồi học, có khi tới 2- 3 giờ sáng mà sân kí túc vẫn còn người ngồi học bài.
“Mình nghe nói hè năm nay, nắng nóng sẽ kéo dài và rất gay gắt nên chắc sinh viên sẽ còn phải tìm cách trốn nóng dài dài”. Tuyết cho hay. Thế mới biết, dù có nắng nóng, điện có mất, giá nước có tăng… thì cái khó không bó được cái khôn, sinh viên ta vẫn có cách để khắc phục.
Theo GDVN
Áo trắng vác bụng bầu vào hội đồng thi tốt nghiệp
Những ngày ôn thi cuối cấp, Trang đã phải ôm theo cái bụng bầu hơn 7 tháng đi mọi nơi. Có những lúc cô phải xin nghỉ học, nghỉ thi thử vì động thai. Còn người chồng của Trang thì mới chỉ học lớp 11.
Vợ chồng ôn thi tốt nghiệp
Gần đây, học sinh cấp III trường N. ở Thái Bình không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến một đám cưới trong trường khi chú rể và cô dâu đều là những học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Cận kề ngày thi tốt nghiệp cũng là lúc cô học trò này mang thai những tháng cuối.
Phạm Thị Trang (SN 1993) đem lòng yêu một cậu bạn học sinh lớp dưới. Những ngày tháng Trang đi lên thành phố Thái Bình ôn thi không phải là dùi mài kinh sử mà là đắm mình trong những cuộc hẹn.
Gần đến ngày nộp hồ sơ thi đại học, Trang thấy mình mệt mỏi, chán ăn. Bụng cô ngày một to và cứng hơn bình thường. Sự việc vỡ lở khi mẹ Trang kiểm tra điện thoại của cô phát hiện cô đang nhắn tin cho người yêu về cái thai trong bụng.
Gia đình hai bên đã đến nói chuyện. Sau những cuộc cãi vã nảy lửa, hai gia đình đành tính chuyện cưới xin cho hai học sinh này. Nhà trường biết chuyện, lập Hội đồng họp về chuyện của Trang, người bảo đuổi học, người lại thương cảm cho rằng: thôi thì "học sinh mình đã lỡ". Và thế là, thầy cô cũng tạo mọi điều kiện cho cô học trò lấy được tấm bằng tốt nghiệp.
Từ ngày cưới chồng, Trang vừa lo lắng chuyện đối nội - đối ngoại với nhà chồng, vừa phải lo tính chuyện thi cử. Bố mẹ Trang nhìn con đứng trước cảnh "gãy gánh giữa đường" mà thắt quặn lòng.
Ảnh minh họa: Một phút lỡ làng, bỏ cả kỳ thi
"Lần thi thử đầu vào cuối tháng 4, em đã bị động thai đau bụng không thể đi được. Em đã phải xin cô giáo chủ nhiệm cho em thi lại vào hôm khác. Bây giờ, em hối hận lắm nhưng "gạo đã thành cơm" nên phải cố chịu. Em đã đi ôn thi khối C từ đầu năm, nhưng bây giờ em chỉ mong qua được kỳ thi tốt nghiệp. Ước mơ đến cổng trường đại học giờ xa vời quá. Chồng em cũng đang ôn thi khối C như em nên tài liệu em để lại cho anh ý" - Trang tâm sự.
Bạn bè trong lớp cô đều cảm thấy ái ngại. Ngày liên hoan chia tay lớp, Trang không thể đi tham dự vì sợ ảnh hưởng đến cái thai.
Cũng vào thời điểm này năm ngoái, Nguyễn Thị H. (một học sinh trường cấp III) ở Hà Nội cũng trong cảnh vác bụng bầu đi thi tốt nghiệp. Những ngày bạn bè đang căng mình với kỳ thi cuối cấp thì H. bị nghén. Giữa mùa phượng nở, H. lên xe hoa cùng người chồng đang thất nghiệp.
Mang bầu 5 tháng, H. cố gắng nẹt bụng thật kỹ để không ai phát hiện ra mình bụng bầu đi thi. Kết quả là kỳ thi tốt nghiệp H. vẫn không qua.
Năm nay, cô lại làm hồ sơ xin dự thi lại để lấy bằng cấp III. Còn con gái của H. đã sắp biết đi.
Con hư tại...
Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc Công ty Tư vấn tâm lý An Việt Sơn) cho biết, công ty của ông thường xuyên tiếp xúc với những "tuổi hoa" còn đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng trót có bầu. Những học sinh này phần lớn đều ít được bố mẹ trò chuyện.
Ông còn nhớ, cách đây không lâu, một nữ sinh gọi điện trực tiếp đến tổng đài công ty xin tham vấn tâm lý. Cô bé than thở đã có thai đến tháng thứ 6. Trước đó, cô không biết mình có thai nên khi cái thai vượt mặt gia đình mới biết.
Ngày thi cận kề, cô bé lo sợ mình sẽ không được dự thi tốt nghiệp nên "cầu cứu" đến nhà tâm lý. "Thậm chí, nhiều học sinh mang thai đến gần ngày dự thi lại trở dạ" - Ông Chất kể.
Mặc dù không ảnh hưởng đến quy chế thi nhưng ông Chất cho biết những trường hợp học sinh lỡ mang bầu khi còn đi học ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý. Đa số những trường hợp như vậy thường bị gia đình gây sức ép. Thời gian bụng bầu là thời kỳ người phụ nữ cần được quan tâm nhiều nhất.
Học hành căng thẳng, chuyện thai sản cần được bố mẹ chia sẻ. Bố mẹ nên trò chuyện thường xuyên với con để con cái cảm thấy không lạc lõng. Hãy phân tích cho con biết con hơn mình cái gì, và kém mình cái gì.
Theo GDVN
Sĩ tử vác sách vở lên chùa ôn thi Chùa Thánh Chúa nằm trong khuôn viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã từ lâu trở thành nơi học bài, ôn tập "lý tưởng" của các bạn sinh viên. Những người đến trước thì có được bàn ghế để học, còn người đến sau thì ngồi tạm gốc cây, có người ngồi cả ở bậc tam cấp, dựa lưng vào cột trụ...