Nắng nóng, mía trắng ép nước tiêu thụ mạnh
So với cùng kỳ những năm trước, năm nay, tiêu thụ cây mía trắng ép nước khá chậm. Tuy nhiên, trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm vừa qua, nhu cầu thị trường tăng cao nên sức tiêu thụ mía trắng ép nước tăng mạnh, giá cũng tăng cao hơn.
Nhiều năm nay, ở xóm Bảm, xã Tây Phong (Cao Phong) là điểm tập kết mía lớn của vùng. Thời điểm này, mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe ở các tỉnh lân cận về thu mua mía của bà con. Sáng ngày 6/6, mới hơn 8 giờ, không khí mua bán tại đây đã khá sầm uất với trên 10 xe của thương lái đỗ trước các sạp mía. Mía được bà con dựng bán ở 2 bên lề đường, với nhiều loại khác nhau về mẫu mã, kích cỡ.
Theo chị Bùi Thị Hà, xã Đông Phong (Cao Phong), một người bán mía tại đây cho biết: Trong đợt nắng nóng này, gia đình chị đã tranh thủ chặt vườn mía hơn 5.000 m2 để bán. Đến nay 6/6, chỉ còn 1 chuyến xe nữa là gia đình sẽ bán hết mía. Giá bán dao động từ 3.500 – 5.000 đồng/cây, so với những năm trước, đây là mức giá thấp hơn.
Trong đợt nắng nóng vừa qua, mỗi ngày, tại các sạp mía trắng ép nước được bày bán ở xóm Bảm, xã Tây Phong (Cao Phong) thu hút thương lái khắp các tỉnh đến thu mua.
Cũng như chị Hà, ngay khi nhu cầu thị trường tăng cao, để bán nhanh vườn mía của gia đình, mấy hôm nay, chị Bùi Thị Nụ, xóm Chằng Ngoài, xã Đông Phong cũng phơi mình dưới cái nắng gay gắt để bán mía. “Giá cao nhất được 6.000 đồng/cây, tùy vào kích cỡ, chất lượng của mía. Mỗi ngày có hàng trăm xe ở khắp các tỉnh đến mua mía. Cũng nhờ đợt nắng nóng này mà mía tiêu thụ dễ hơn, chứ trước đó rất khó bán. Đến thời điểm này, gia đình đã bán được 1/2 vườn rồi”, chị Nụ cho biết. Theo chị Nụ, có khá nhiều bà con chặt mía chở ra khu chợ xóm Bảm để tiêu thụ.
Không chỉ bán mía của gia đình, ở chợ Bảm cũng xuất hiện những “tay buôn thời vụ”. Anh Bùi Văn Thắng, xóm Cạn Hạ, xã Tân Phong sau khi bán hết mía của gia đình đã đi thu mua mía của bà con mang ra khu chợ này bán. “ở Tân Phong đa số trồng mía tím, diện tích trồng mía trắng ép nước ít. Mấy hôm nay, giá mía tăng cao hơn nên tôi cũng tranh thủ đi thu mua của bà con mang ra đây bán kiếm tiền lãi”, anh Thắng cho biết.
Video đang HOT
Theo đồng chí Hoàng Văn Long, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tây Phong cho biết, diện tích trồng mía trắng ép nước của bà con trong xã về cơ bản đã được bán hết trong mấy ngày vừa qua. Mía được bán ở khu chợ xóm Bảm đa số do bà con các xã lân cận của huyện Cao Phong cũng như huyện Tân Lạc chở ra bán. Dọc theo tuyến quốc lộ 6 từ TP Hòa Bình đến hết địa bàn huyện Cao Phong, ngoài khu tập kết mía ở xóm Bảm còn xuất hiện một vài điểm bán mía ép nước khác, điển hình như ở đỉnh dốc Cun.
Ghi nhận ở một số xã vùng cao của huyện Cao Phong như: Yên Thượng, Yên Lập, những ngày vừa qua, lượng mía tiêu thụ khá nhanh. Theo lãnh đạo UBND xã Yên Lập, bình quân mỗi ngày xã bán ra 20 xe mía, đến nay đã có khoảng 60/120 ha mía bán hết. Tuy nhiên, giá bán mía chỉ tăng nhẹ, dao động từ 4.000 – 5.000 đồng/cây. Dẫu giá mía chưa thực sự cao nhưng với nhu cầu thị trường tăng mạnh, người nông dân cũng được thở phào và hy vọng giá mía sẽ tăng trong thời gian sắp tới.
Theo Viết Đào (Báo Hòa Bình)
Giá nông sản hôm nay 6.5: Vì sao giá cà phê liên tục chao đảo?
Sau khoảng 3-4 phiên liên tục tăng, ngày hôm qua 5.5 giá cà phê lại quay đầu giảm mạnh, với mức giảm lên tới 800 đồng/kg. Các phân tích đều nhận định mức giảm này là do áp lực bán tháo cà phê trên sàn giao dịch kỳ hạn. Vậy lý do nào khiến các nhà đầu cơ phải bán tháo trong khi các dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu đều giảm so với cùng kỳ?
Thu hoạch cà phê tại Tây Nguyên. Ảnh: TTXVN
Giá cà phê đồng loạt giảm 800 đồng/kg trong ngày cuối tuần
Trong ngày 5.5, giá cà phê trên thị trường thế giới đều bất ngờ giảm trở lại trên cả hai sàn ICE New York và London. Trong đó, giá robusta kỳ hạn tháng 7 đã giảm 42 USD, tương đương 2,1% và chốt tại 1.992 USD/tấn, kích hoạt điểm dừng bán dưới mức hỗ trợ 2.000 USD, các thương nhân cho biết.
Do áp lực bán tháo kỹ thuật trên sàn New York, sau 4 phiên tăng liên tiếp, giá arabica bất ngờ rớt khỏi ngưỡng hỗ trợ 1,37 USD/pound trong phiên hôm qua, và kích hoạt làn sóng bán tháo trên cả hai sàn cà phê. Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 chốt phiên giảm 2,5 cent, tương đương 1,8% xuống ở 1,3495 USD/lb, với mức kháng cự ở 1,37 USD.
Giá arabica xuống thấp nhưng không thể kích thích các doanh nghiệp chế biến cà phê mua, mà thậm chí lại khiến giới đầu tư bán tháo các vị thế dài hạn trở lại, một giao dịch viên trên sàn New York cho biết.
Theo trang vietnambiz.vn, xu thế giảm giá của thị trường cà phê thế giới đã khiến giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên đồng loạt giảm 800 đồng/kg trong sáng 5.5, mất 1/3 những gì đã đạt được trong 3 phiên trước đó. Hiện tại, giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 43.200 - 43.700 đồng/kg.
Giá cà phê tham khảo tại một số khu vực. Nguồn: giacaphe.com
Vì sao giới đầu cơ phải bán tháo cà phê?
Còn nhớ, đợt tăng giá cà phê trên thị trường robusta đã bắt đầu từ khoảng tháng 3.2016. Xu hướng tăng giá này diễn ra liên tục và kéo dài cho tới đầu năm 2017. Theo đó, giá cà phê đã tăng từ gần 1.300 USD/tấn (đầu năm 2016), lên mức trên 2.200 USD/tấn vào cuối năm và mức giá này được duy trì cho tới suốt tháng 3.2017. Cũng trong xu hướng đó, giá cà phê nguyên liệu tại khu vực Tây Nguyên liên tục tăng, từ mức chỉ khoảng 30 triệu đồng/tấn, tăng lên trên 40 triệu đồng/tấn. Thậm chí trong quý I.2017, có thời điểm giá cà phê tại Tây Nguyên đã cán mốc 47 triệu đồng/tấn.
Theo nhà phân tích độc lập Nguyễn Quang Bình, nếu chỉ dựa trên yếu tố cung - cầu để cho rằng sản lượng và mức xuất khẩu robusta thiếu nên giá nội địa và thế giới sẽ tăng - là chưa đánh giá hết các góc khuất của thị trường. Một số nhà kinh doanh trên sàn kỳ hạn cho rằng, nếu khi nào cũng dùng thước đo bằng giá cao thấp hàng ngày trên sàn để nói đó là do cung - cầu chi phối, thì nhà kinh doanh cà phê rất dễ bị lạc hướng, từ đó gặp rủi ro do khi quyết định mua vào - bán ra.
Thời điểm cuối năm 2016, khi các vùng sản xuất cà phê robusta lớn của thế giới như Brazil, Việt Nam bị khô hạn do thời tiết bất thường, khiến niên vụ cà phê 2016/2017 bắt đầu chậm, các quỹ đầu cơ đã nhanh chóng rót tiền mua khống một lượng hàng giấy cực lớn trên sàn kỳ hạn.
Cụ thể, từ khoảng 25.000 tấn cuối năm 2015, các quỹ đầu cơ đã tích tụ đến chừng 370.000 tấn - lượng dư mua hàng giấy, và đến cuối năm 2016, họ vẫn còn giữ chừng 320.000 tấn mua khống. Theo nhà phân tích độc lập Nguyễn Quang Bình, đây là con số dư mua cao kỷ lục và cũng chính là "quả bom nổ chậm" cho giá cà phê robusta, nếu các ông chủ của lượng dư mua này quyết định thanh lý.
Từ cuối tháng 4 đến nay, áp lực bán tháo hàng giấy trên các sàn giao dịch liên tục tăng mạnh, khiến giá cà phê liên tục biến động, chao đảo theo xu hướng giảm. Và hiện nay, giá cà phê trong nước cũng chỉ xoay quanh mức 43 triệu đồng/tấn.
Trước một thị trường có nhiều bấp bênh, nhiều người đã có xu hướng tích trữ cà phê, đợi giá lên mới bán ra. Tuy nhiên, các rủi ro đối với ngành cà phê trong năm 2017 vẫn còn rất lớn, việc quyết định rủ nhau găm hàng cà phê càng phải thận trọng và tính toán kỹ.
Theo số liệu của Bộ NN và PTNT, trong năm 2016, Viẹt Nam đa xuât khâu gân 1,8 triẹu tân ca phe nhan vơi kim ngach đat tren 3,35 ty USD - là năm có sản lượng cà phê xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay.
Tuy nhien, nganh san xuât ca phe cua nuơc ta đang phai đôi mạt vơi rât nhiêu thach thưc, phat triên thiêu bên vưng. Diẹn tich ca phe tang nhanh, vuơt quy hoach, trong khi vân con nhiêu diẹn tich ca phe gia côi, cho nang suât va chât luơng thâp, cân đuơc tai canh va ghep cai tao. Quy mo san xuât ca phe nho le, trong đo 63% nong họ co diẹn tich canh tac duơi 1ha/họ nen kho tiêp cạn vơi nguôn vôn tin dung đê đâu tu tham canh, tai canh, chuyên đôi giông mơi...
Theo Danviet
Dừa xiêm, chôm chôm giá cao kỷ lục, nông dân thu bộn tiền Tại các tỉnh phía Nam, giá nhiều loại trái cây đang tăng mạnh, điều này giúp người nông dân có lãi lớn và yên tâm sản xuất. Trong khi đó, giá rau củ tại Lâm Đồng đang có xu hướng từ ổn định bởi nguồn cung tương đối dồi dào. Theo Bộ NNPTNT, từ đầu tháng 4/2017 đến nay, giá dừa xiêm xanh...