Năng lực sản xuất linh kiện iPhone 13 tại Việt Nam tăng từ tháng 10
Sản lượng iPhone 13 được dự đoán sẽ tăng lên khi nhà máy cung ứng module camera cho smartphone này tại Việt Nam hoạt động trở lại từ tháng 10.
Theo Nikkei , người mua iPhone 13 có khả năng phải đợi giao máy lâu hơn dự kiến. Một trong những nguyên nhân là do Covid-19 khiến nguồn cung linh kiện camera bị ảnh hưởng. Một lượng lớn module camera đời mới, dùng cho cả bốn mẫu iPhone 13, đang được sản xuất tại Việt Nam.
“Các nhà máy lắp ráp hiện vẫn có thể sản xuất iPhone mới, nhưng sự gián đoạn về nguồn cung khiến lượng module camera trong kho sắp hết”, một giám đốc điều hành trực tiếp công việc này cho biết trên Nikkei . “Chúng tôi vẫn đang theo dõi tình hình tại Việt Nam và chờ họ tăng sản lượng”.
Một giám đốc điều hành khác khẳng định, tình hình sẽ được cải thiện từ giữa tháng 10. Người này cho biết, một trong những cơ sở sản xuất module camera cho iPhone tại miền Nam Việt Nam sắp hoạt động đầy đủ trở lại, sau vài tháng gián đoạn.
Video đang HOT
Một lượng lớn module camera của iPhone 13 được sản xuất tại nhà máy ở Việt Nam. Ảnh: Tuấn Hưng
Theo Eddie Han, nhà phân tích tại công ty Isaiah Research, sản lượng module camera cho iPhone 13 bị hạn chế do dịch bệnh tại Việt Nam, nhưng “mức độ tác động đến việc cung ứng iPhone mới vẫn nằm trong tầm kiểm soát”.
Theo các nhà phân tích, thời gian giao hàng là một trong những yếu tố đánh giá sản lượng của iPhone. Hiện thời gian giao hàng của iPhone 13 Pro 512 GB màu xanh là khoảng năm tuần tại thị trường Trung Quốc và Nhật Bản, bốn tuần tại thị trường Mỹ. Mẫu iPhone 13 mini không có doanh số tốt, nhưng người dùng cũng phải chờ từ 7 đến 10 ngày.
Các chuyên gia cho biết, ban đầu, việc sản xuất iPhone 13 được dự tính sẽ vẫn suôn sẻ do sản phẩm không thay đổi nhiều so với thế hệ trước, đồng thời Apple đã dự trữ nhiều thành phần linh kiện quan trọng. Tuy nhiên, hãng sau đó quyết định nâng cấp tính năng chống rung OIS cho toàn bộ iPhone 13, trong khi trước đây chỉ trang bị cho mẫu Pro Max. Điều này đặt các nhà cung ứng vào tình thế phải tăng cường sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.
Giống như nhiều công ty công nghệ khác, Apple đang phải đối mặt với vấn đề thiếu chip, thiếu linh kiện và giảm doanh thu trong một năm qua. Hãng được cho là phải chuyển một lượng chip vốn phục vụ việc sản xuất iPad để dùng cho iPhone 13. Người mua iPad tại một số thị trường cũng đang bị giới hạn mua tối đa hai chiếc iPad đời mới.
Theo Eddie Han, điều đáng lo ngại hơn lúc này là tình trạng thiếu điện tại Trung Quốc. Nước này đang yêu cầu các nhà máy ở Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông giảm giờ hoạt động, trong đó có nhiều nhà cung ứng bảng mạch, chip, vật liệu. Các nhà máy lắp ráp iPhone của Foxconn, Pegatron và Luxshare hiện chưa bị ảnh hưởng, nhưng theo Nikkei , nguồn cung linh kiện cho iPhone trong quý cuối năm có thể sẽ bị giảm.
Apple hiện chưa bình luận về việc này. Theo công bố trước đó, hãng có 21 nhà cung ứng tại Việt Nam.
Nhà cung cấp linh kiện lớn nhất thế giới đóng cửa vì Covid-19
Nhà máy Murata phải đóng cửa sau khi 98 công nhân dương tính Covid-19, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp điện tử toàn cầu.
Ngày 26/8, Murata Manufacturing thông báo tạm đóng cửa một nhà máy ở Nhật Bản. Đây là nơi chuyên sản xuất linh kiện điện tử quan trọng được dùng trong nhiều thiết bị, từ điện thoại thông minh, ôtô cho đến trung tâm dữ liệu.
Người phát ngôn của công ty cho biết, nhà máy ở quận trung tâm Fukui, nơi sản xuất các tụ điện gốm nhiều lớp, sẽ dừng hoạt động đến ngày 31/8 sau khi 98 trong số 7.000 công nhân được xét nghiệm dương tính với Covid-19.
"Kế hoạch của chúng tôi là đóng cửa cho đến hết tháng 8, và bất kỳ quyết định gia hạn nào sẽ dựa trên kết quả lây nhiễm mà chúng tôi ghi nhận vào tuần tới", đại diện Murata nói.
Murata tạm dừng hoạt động tại một nhà máy ở Fukui, miền trung Nhật Bản.
Theo Reuters , Murata là nhà cung cấp linh kiện lớn nhất thế giới và bất kỳ việc gián đoạn kéo dài nào cũng có thể khiến các nhà sản xuất thiết bị điện tử chật vật tìm kiếm nguồn thay thế, bao gồm cả chất bán dẫn.
Nikkei Asia cho rằng đây là tin xấu cho thị trường điện tử toàn cầu bởi Murata là nhà sản xuất tụ điện gốm lớn, chiếm đến 40% sản lượng toàn cầu. Công ty đang là đối tác của Apple, Samsung và hàng loạt thương hiệu di động lớn khác. Hiện chưa rõ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh tại nhà máy Murata. Nếu phát hiện thêm nhiều ca nhiễm, nhà máy buộc đóng cửa trên diện rộng trong thời gian dài và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng thiết bị di động, ôtô toàn cầu.
Đại diện công ty cho biết sẽ dựa vào hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu cần, công ty cũng sẽ sử dụng các nhà máy khác ở Nhật Bản và nước ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt sản xuất.
Murata là một trong những công ty sản xuất thiết bị điện tử lâu đời của Nhật Bản, được thành lập vào năm 1944. Công ty chuyên nghiên cứu, sản xuất thiết bị điện tử làm từ gốm sứ. Bộ phận linh kiện cung cấp các tụ điện gốm nhiều lớp, bộ lọc SAW (sóng âm bề mặt), bộ cộng hưởng gốm, cảm biến áp điện, bộ lọc gốm, bộ rung áp điện, module giao tiếp không dây tầm ngắn, module Bluetooth và các loại khác, cuộn cảm, cảm biến và pin lithium ion.
LG liên doanh sản xuất linh kiện xe điện với Magna LG vừa công bố thỏa thuận liên doanh với Magna International Inc (Magna), thành lập công ty mới trong lĩnh vực sản xuất linh kiện xe điện với tên gọi LG Magna e-Powertrain. Trụ sở chính của LG tại Seoul (Hàn Quốc) Hai nhân vật nổi bật trong ban lãnh đạo của LG Magna e-Powertrain là CEO Cheong Won-suk, người có 20 năm...