Năng lực quân sự Trung Quốc tiến triển nhờ đánh cắp công nghệ Mỹ?
Nghiên cứu của Mỹ cho rằng Trung Quốc tiến triển nhanh về năng lực quân sự chủ yếu nhờ đánh cắp sở hữu trí tuệ, sáp nhập và liên doanh với nước ngoài.
Một nhà thiết kế chính của tiêm kích J-20 của Trung Quốc từng thừa nhận mẫu máy bay này chịu ảnh hưởng nhiều từ các tiêm kích Mỹ. Ảnh KHÔNG QUÂN TRUNG QUỐC
Tờ South China Morning Post ngày 15.7 dẫn một nghiên cứu do chính phủ Mỹ tài trợ cho thấy quân đội Trung Quốc thiếu sáng tạo nội địa và còn tham nhũng trong ngành công nghiệp quốc phòng, nhưng đã vượt qua nhiều thách thức công nghệ để bám theo Mỹ.
Nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức RAND Corporation (Mỹ) cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa rõ rệt đối với Mỹ về tiến triển trong đầu tư vào năng lực quân sự, nhưng phần lớn tiến triển là nhờ đánh cắp sở hữu trí tuệ, sáp nhập và liên doanh với nước ngoài.
Video đang HOT
RAND Corporation là tổ nghiên cứu chính sách có trụ sở ở California và nhận khoảng 80% nguồn tài trợ từ các ban ngành khác nhau của chính phủ Mỹ. Nghiên cứu trên được tài trợ và thực hiện theo đơn đặt hàng của Lục quân Mỹ.
Cho rằng Trung Quốc thất bại trong việc thúc đẩy sáng tạo quân sự trong nước, nghiên cứu chỉ ra 3 diêm93 thua sút của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), gồm bán dẫn công nghệ cao, tàu ngầm tàng hình và động cơ máy bay.
Việc lệ thuộc vào đánh cắp sở hữu trí tuệ khiến các hệ thống vũ khí của Trung Quốc đi sau “vài năm” so với Mỹ. Nghiên cứu còn lưu ý về những nét tương đồng đáng kể giữa các máy bay J-20 và J-31 của Trung Quốc với F-22 và F-35 của Lockheed Martin (Mỹ).
Phản ứng với nghiên cứu trên, một đại diện của Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington cho rằng Mỹ “chưa bao giờ đưa ra chứng cứ chắc chắn về những cáo buộc lặp đi lặp lại rằng Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ”. Vị đại diện này cho biết Trung Quốc đang đẩy mạnh “nỗ lực trong sáng tạo khoa học công nghệ và bảo vệ sở hữu trí tuệ”.
Trước đó vào năm 2016, Mỹ kết án một công dân Trung Quốc tìm cách lấy thông tin quân sự nhạy cảm, bao gồm dữ liệu liên quan F-22 và F-35 cũng như máy bay vận tải quân sự C-17.
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cấm sản phẩm Tân Cương
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cấm nhập khẩu toàn bộ sản phẩm Tân Cương vì cáo buộc "diệt chủng" người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo.
Dự luật Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ do thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio và thượng nghị sĩ Dân chủ Jeff Merkley đề xuất được thông qua hôm 14/7. Đây được xem là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm trừng phạt Trung Quốc vì những gì Washington xem là một cuộc diệt chủng đang diễn ra nhằm vào người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương.
Bảo vệ đứng trước cổng của trung tâm giáo dục kỹ năng nghề nghiệp huyện Huocheng, khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, năm 2018. Ảnh: Reuters .
Thượng viện Mỹ cho rằng hàng hóa sản xuất ở Tân Cương được tạo ra từ lao động cưỡng bức, do đó bị cấm theo Đạo luật Thuế quan năm 1930, trừ khi có chứng nhận khác của cơ quan chức năng Mỹ.
Dự luật cần phải được Hạ viện thông qua trước khi được chuyển đến Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden ký thành luật. Rubio và Merkley kêu gọi Hạ viện cần hành động nhanh chóng.
"Chúng tôi sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước những tội ác liên tục chống lại nhân loại và sẽ không cho phép các công ty tự do kiếm lợi từ những lạm dụng khủng khiếp đó", Rubio cho biết trong một tuyên bố.
"Không một công ty Mỹ nào được hưởng lợi từ những vụ lạm dụng này. Không khách hàng Mỹ nào vô tình mua phải những sản phẩm từ lao động nô lệ", Merkley cho hay.
Thượng viện hy vọng biện pháp này sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong Hạ viện, lưu ý rằng Hạ viện từng thông qua dự luật tương tự năm ngoái.
Dự luật sẽ là bước tiến xa hơn của Mỹ, sau các lệnh cấm nhập khẩu cà chua, bông và một số sản phẩm năng lượng mặt trời từ Tân Cương. Chính quyền Biden đã gia tăng các biện pháp trừng phạt và hôm 13/7 cảnh báo các doanh nghiệp có thể vi phạm luật pháp nếu có các hoạt động, dù chỉ liên quan gián tiếp, với "mạng lưới giám sát" ở Tân Cương.
Trung Quốc bị cáo buộc giam một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác trong các trại cải huấn ở Tân Cương từ năm 2016, tạo điều kiện cho lao động cưỡng bức. Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc này, khẳng định các trại cải huấn là trung tâm đào tạo nghề để loại bỏ chủ nghĩa cực đoan.
Bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ đầu tiên tái nhiễm Bệnh nhân Covid-19 đầu tiên của Ấn Độ, sinh viên đã học tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, có kết quả dương tính với nCoV lần thứ hai. Cô gái 21 tuổi đến từ bang Kerala, miền nam Ấn Độ , không có triệu chứng và đang được cách ly tại nhà riêng, Reena KJ, nhân viên y tế quận Thrissur nói...