Năng lực người quản lý: Yếu tố quyết định thành, bại của đổi mới giáo dục
Theo GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Trường Đại học Giáo dục, trước những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục Việt Nam cần phải đổi mới căn bản và toàn diện. Bên cạnh những yếu tố quan trọng khác của một hệ thống giáo dục thì năng lực của giáo viên và người quản lý luôn là yếu tố quyết định thành, bại của mọi cuộc đổi mới giáo dục.
ảnh minh họa
Quản lý là một động từ chứ không phải là một danh từ
Khi sự thay đổi đến với giáo dục – đào tạo, hơn bao giờ hết các cấp lãnh đạo, quản lý từ cấp cao nhất cho đến những người điều hành trực tiếp từng bộ phận (trưởng khối, tổ trưởng bộ môn, trưởng phòng, giáo viên v.v.., từ đây với tất cả các cấp độ quản lý gọi chung là người quản lý) cần thể hiện được năng lực lãnh đạo, quản lý của mình.
Một trong những rào cản đáng kể nhất của việc đồng hoá có hiệu nghiệm các khái niệm và hành vi quản lý vào các tổ chức giáo dục là quan niệm tồn tại dai dẳng bấy lâu nay cho rằng, quản lý chỉ liên quan đến một nhóm người “quyền cao chức trọng” mà thôi.
Điều đó liên quan đến vị thế và quyền lực. Cần có một chuyển biến quan trọng trong nhận thức về quản lý. Phải xem quản lý là hoạt động lôi cuốn tất cả các thành viên trong nhà trường/cơ sở giáo dục cùng tham gia, từ người có địa vị cao cho đến từng thành viên trong tổ chức, từng giáo viên, cán bộ công nhân viên, thâm chí từng học sinh, sinh viên nữa.
Quản lý có nghĩa là tiến hành một công việc, là làm cho một sự kiện nảy sinh, là quá trình lôi cuốn tất cả mọi người vào hoạt động của họ trong tổ chức. Quản lý là hoạt động chung của toàn bộ tổ chức.
Có thể có những cách hiểu về quản lý khác nhau trong những tổ chức khác nhau nhưng điều đó chỉ phản ánh sự khác biệt giữa các tổ chức về khía cạnh quy mô, công nghệ, nhân sự và kết quả hoạt động mà thôi, không làm lu mờ quan niệm về quản lý như đã trình bày.
Trong một tổ chức, người quản lý là cầu nối giữa cách làm cũ và cách làm mới. Chính họ cũng là những thành viên và cũng phải trải qua những phản ứng giống như bao người khác – khi đối mặt với những thay đổi lớn lao trong cách sống và cách làm việc, người ta có thể phản ứng một cách tiêu cực, bởi vì không còn nữa những điều ổn định và tiên liệu được mà thay vào đó là là sự lạ lẫm, mơ hồ và hoang mang.
Yếu tố tiền đề này giúp cho người quản lý có thể học được cách hành xử hiệu quả để chính mình thực hiện được sự thay đổi đồng thời giúp cho những người khác thay đổi thành công.
Quản lý là một khái niệm có tính tình huống cụ thế
Video đang HOT
Không tồn tại “một cách tốt nhất” để quản lý. Quản lý không hề có nghĩa tuyệt đối, phổ quát khi chúng ta áp dụng cách thức quản lý vào những bối cảnh cụ thể. Quản lý chỉ có ý nghĩa khi nó được biến thái trong mỗi tình huống quản lý cụ thể.
Tiền đề này giúp cho người quản lý có tư duy mềm mại hơn, linh hoạt hơn trong các tình huống quản lý khác nhau, chủ động trước những tình huống thay đổi. Người quản lý cần hiểu rõ sự thay đổi ảnh hưởng đến bản thân và những người khác như thế nào, phải suy xét các cảm nhận, động cơ, suy nghĩ của cá nhân về sự thay đổi.
Hiểu rõ sự thay đổi “từ đâu đến?”, phân tích những tác động của thay đổi, xác định được tác động lớn đối với hoạt động của đơn vị/nhà trường là gì? Dùng trí tưởng tượng xem những diễn biển và phản ứng có thể xảy ra không được dự báo trước.
Trong biến đổi, chúng ta thường thấy điều tiêu cực trước rồi mới thấy điều tích cực. Chính vì vậy hãy loại bỏ lối suy nghĩ tiêu cực, hãy tìm ra cơ hội trong bối cảnh biến đổi và yếu tố quyết định và yếu tố quyết định thành công, bởi sự biến đổi nào cũng kèm theo những yêu cầu đặc biệt nào đó, người quản lý cần nhận rõ và sẵn sàng đế đáp ứng theo yêu cầu đó.
Người quản lý là người làm cho sự biến đổi được diễn ra trong một tổ chức, một nhà trường. Ảnh minh họa/internet
Quản lý là một quá trình đòi hỏi sự chấp nhận, tích hợp và đồng hoá
Vai trò của người quản lý là cực kì quan trọng trong việc dẫn dắt các bộ phận, các thành viên của mình vượt qua quá trình thay đổi, đáp ứng yêu cầu đổi mới để tồn tại và phát triển. Và trên tất cả là người quản lý cần có năng lực thay đổi chính bản thân mình. Để làm được điều đó cần cả một quá trình thay đổi, đòi hỏi những yếu tố có tính tiền đề đối với sự thay đổi của người quản lý.
Người quản lý cần thấu đáo rằng quản lý hiệu nghiệm là kết quả của việc học hỏi lý luận và thực tiễn và áp dụng chúng vào tình huống cụ thể khiến chúng phù hợp với mỗi bối cảnh riêng.
Quá trình đó chính là sự chấp nhận, chiếm lĩnh thực tiễn; còn sự tích hợp được hiểu theo nghĩa của sự tổng hợp, kết hợp các mô hình và thủ tục.
Trình tự tích họp từ các bối cảnh khác để ứng dụng vào bối cảnh của mình và sự đồng hoá dược hiểu là biến đổi, điều chỉnh làm cho phù hợp các hoạt động thực tiễn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của bối cảnh cụ thể.
Anthony J D’ Angelo từng viết “Hãy học hỏi tò sự thay đổi. đó là điều duy nhất sẽ luôn bất biến”. Để trở thành một nhà quản lý hiệu nghiệm cần phải học quản lý bằng cách thực hiện, trải nghiệm hoạt động quản lý. Quản lý là một quá trình học hỏi, tìm tòi, khám phá, gợi mở.
Do đó phải biết chấp nhận sai lầm như một cơ hội để thay đổi, phát triển, nếu coi sai lầm là thất bại thì không dám thay đổi, tức không thể phát triển được.
Hãy chọn cách phản ứng tích cực trước những biến đổi. Trước mọi biến đổi con người đều có thể rơi vào tình trạng hoang mang, sợ hãi hoặc ít an tâm thu mình lại, bác bỏ hoặc phản ứng thái quá.., hãy nhận ra phản ứng tiêu cực của bản thân trước sự biến đối và hãy là chính mình: Dù chúng ta phản ứng thế nào thì sự biến đổi cũng sẽ diễn ra, hãy dám đương đầu với thực tế. Đây là một quá trình thích nghi không dễ, nhưng rất cần thiết.
Quản lý được thể hiện trong hành vi của người quản lý
Xác định những giá trị cốt lõi và mục đích của tổ chức/nhà trường trong quá trình biến đổi là điều kiện tiên quyết để có thể vượt qua những khó khăn tất yếu của thời kỳ đầu biến đổi. Tiền đề này nhấn mạnh người quản lý khi ra quyết định quản lý hãy nghĩ đến, hãy vì quyền lợi của học sinh, sinh viên. Đừng để tình trạng mập mờ, thiếu rõ ràng của bối cành biến đổi cản trở, hãy cộng tác, lôi kéo đồng nghiệp tham gia vào bàn luận trao đổi thực thi các giá trị và mục đích cần thay đổi.
Nếu quản lý là hành động thì tiêu chuẩn đối với tính hiệu nghiệm là phạm vi mà các kết quả đạt được phải chuyển thành những biến đổi có thể quan sát được.
Người quản lý hiệu nghiệm phải có khả năng tiếp cận và xử lý hàng loạt những tình huống và vấn đề phức tạp. Quản lý sự căng thẳng, đối đầu giữa lý thuyết và thực tiễn đầy biến động đòi hỏi người quản lý phải có kĩ năng phân tích, xác định ưu tiên và kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
Người quản lý là người làm cho sự biến đổi được diễn ra trong một tổ chức, một nhà trường. Nếu người quản lý làm điều mình nói, hành xử nhất quán với những nội dung mình đã truyền đạt, thực hiện các cam kết và lời hứa, thể hiện lòng nhiệt tình và khí thế về những thay đổi đang diễn ra thì thành viên của nhà trường cũng sẽ cảm thấy họ cũng có thể bắt tay vào đổi mới giáo dục và cam kết với sự thay đổi.
Người quản lý hãy chủ ý cách hành xử của bản thân. Trong bối cảnh diễn ra thay đổi mọi thành viên trong nhà trường/trong tổ chức đều dồn mắt quan sát người quản lý, hãy cẩn trọng từng hành vi, nếu không, có thể người quản lý sẽ phá hỏng những điều đã tuyên bố hay truyền đạt về sự thay đổi.
Theo Giaoducthoidai.vn
Dạy tích hợp không phải là phép cộng cơ học
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ được áp dụng trong thời gian tới. Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với các trường sư phạm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Phóng viên báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với TS Tôn Quang Cường, Phó chủ nhiệm phụ trách Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, về vấn đề này.
TS Tôn Quang Cường.
Phóng viên (PV): Theo dự kiến, chương trình GDPT mới sẽ được áp dụng vào năm học 2019-2020. Trường Đại học Giáo dục cần phải có những thay đổi gì trong công tác đào tạo, thưa ông?
TS Tôn Quang Cường: Đối với Trường Đại học Giáo dục, ngay trong chương trình đào tạo giáo sinh, nhà trường đã tích hợp một số định hướng mới. Những môn học như Thực hành sư phạm, Phát triển kỹ năng nghề nghiệp được nhà trường thay đổi trong cách tiếp cận dạy học. Trường cũng mở thêm những khoa đào tạo mới như: Khoa Quản trị chất lượng, Khoa Công nghệ giáo dục... Hiện nay, đội ngũ giảng viên của trường được tham gia nhiều chương trình tập huấn, nắm bắt những chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Trên cơ sở đó họ , viết sách, viết giáo trình, cập nhật những nội dung mới để phổ biến, thay đổi cách thức giảng dạy. Nhà trường cũng phối hợp cùng các đơn vị để tăng cường dạy học trải nghiệm, tăng tính thực hành rèn kỹ năng, dạy học theo dự án, dạy học theo tính hợp tác cao, chuẩn bị hành trang cho sinh viên sẵn sàng đáp ứng chương trình mới sau khi ra trường.
PV: Dự thảo chương trình các môn học mà Bộ GD&ĐT vừa công bố đưa ra nhiều môn học mới, trong đó có các môn tích hợp. Ông đánh giá như thế nào về những môn học mới này?
TS Tôn Quang Cường: Dạy học tích hợp là một quan điểm, cách thức tiếp cận dạy học hơn là được gọi như một môn học. Thực ra, mỗi giáo viên đi dạy học đã là dạy học tích hợp rồi. Các trường sư phạm sẽ không có những môn theo định nghĩa "tích hợp" được đóng gói sẵn, sau đó đào tạo cho sinh viên, nhưng cách tiếp cận để dạy học tích hợp đã được các nhà trường trang bị cho sinh viên sư phạm.
Để dạy được các môn tích hợp, giáo viên phải có phông kiến thức cơ bản, biết được những nguyên tắc để nội dung các môn học được pha trộn, kết nối với nhau cho ra được nội dung dạy học tích hợp. Mọi người sẽ tư duy rằng, môn Lịch sử-Địa lý sẽ là dạy một ít kiến thức Lịch sử cộng một ít kiến thức Địa lý trong một tiết học nhưng thực tế không phải như vậy mà ở đây chính là dạy học theo chủ đề, chủ điểm. Cách dạy này đã được UNESCO khuyến cáo từ lâu, với 10 chủ đề lớn để phát triển nguồn nhân lực. Thế nên, tư duy về dạy học tích hợp của chúng ta cần phải thay đổi. Dạy tích hợp không phải là phép cộng cơ học mà là một cách dạy chỉnh thể, hệ thống mà khi nghiên cứu kỹ chỉnh thể ấy cần có những giáo viên đặc thù.
Một tiết học của sinh viên Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
PV: Theo ông phải rút ra bài học gì cho kỳ tuyển sinh năm nay để đầu vào ngành sư phạm đạt chất lượng?
TS Tôn Quang Cường: Đúng là câu chuyện về đào tạo sư phạm năm vừa qua có những cái đáng nhìn lại, nhưng chỉ là một phần vì những trường hợp điểm quá thấp chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn các trường nòng cốt trong đào tạo giáo viên vẫn bảo đảm được chất lượng đầu vào.
Sư phạm là nghề đặc thù nên đào tạo sư phạm phải có ngưỡng chỉ tiêu nhất định, phải có sơ tuyển. Tôi cho rằng, các trường sư phạm không nên bó sinh viên ngay vào các ngành cụ thể mà chỉ vào ngành sư phạm chung. Trên cơ sở đó, các đơn vị đào tạo giáo viên sẽ điều tiết linh hoạt theo năng lực của sinh viên, như vậy sẽ giải quyết bài toán chất lượng đầu vào. Tiếp theo là cần điều chỉnh đăng ký chỉ tiêu từ chính đơn vị đào tạo. Đăng ký chỉ tiêu dựa trên con số xác thực chứ không chỉ là chỉ tiêu áng chừng như mọi năm. Bản thân các trường đào tạo giáo viên cần phải rà soát lại chương trình đào tạo, đội ngũ, điều kiện để bảo đảm chất lượng theo nghĩa đặc thù của sư phạm.
Từ năm 2018, Bộ GD&ĐT sẽ giao chỉ tiêu cho các trường sư phạm dựa trên nhu cầu sử dụng mà các địa phương đưa ra và năng lực của các cơ sở đào tạo. Tôi cho rằng, chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn bởi từ trước đến nay chỉ tiêu tuyển sinh của các trường sư phạm không gắn chặt với nhu cầu thực tế của địa phương dẫn đến câu chuyện thiếu, thừa. Thế nhưng, để thực hiện được chủ trương này, ngành giáo dục cần phải có lộ trình. Bộ GD&ĐT không nên ấn định chỉ tiêu cứng cho từng trường mà phải có sự kết nối giữa 3 bên gồm ngành giáo dục, địa phương và đơn vị đào tạo giáo viên để đưa ra phương án cụ thể.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Qdnd.vn
Đại học Bách khoa Hà Nội: Đào tạo theo nhu cầu xã hội Trao đổi về kỳ tuyển sinh năm 2018, PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội cho biết, trường chú trọng đào tạo các ngành xã hội cần, đồng thời phát triển các chương trình chất lượng cao để hội nhập quốc tế. Trung tâm nghiên cứu, sản xuất ứng dụng vi mạch điện...