Năng lực NCKH phải là tiêu chuẩn quan trọng với giảng viên sư phạm
Theo PGS.TS Trương Thị Bích – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm (Trường ĐHSP Hà Nội) – công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên ĐH sư phạm hiện nay còn tồn tại một số hạn chế như: chưa có sự gắn kết giữa trường ĐH và cơ sở nghiên cứu; ngân sách dành cho nghiên cứu, nhất là nghiên cứu khoa học (NCKH) xã hội và khoa học giáo dục có giới hạn; số giờ dành cho NCKH của giảng viên đại học là quá ít.
ảnh minh họa
Năng lực NCKH phải là tiêu chuẩn quan trọng
Ở Việt Nam, theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, ngoài 900 giờ giảng dạy theo quy định, thì tổng thời gian quy định cho chức danh giảng viên là 500 giờ NCKH, 360 giờ cho hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác; Phó Giáo sư, giảng viên chính có 600 giờ NCKH và 260 giờ hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác; giáo sư, giảng viên cao cấp có 700 giờ NCKH, số giờ hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác là 160… Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số giờ giảng viên phải giảng dạy cao hơn rất nhiều nên họ không có đủ thời gian đầu tư nghiên cứu.
Nói về giải pháp đầu tiên cho vấn đề này, PGS.TS Trương Thị Bích cho rằng: Năng lực NCKH phải trở thành tiêu chuẩn quan trọng đối với giảng viên ĐHSP.
Tổng quan Chuẩn nghề nghiệp giảng viên, cũng như những nghiên cứu của các nước cho thấy năng lực NCKH là không thể thiếu trong các bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Đó cũng là những đòi hỏi cấp thiết đối với mỗi giảng viên ĐH nói chung và giảng viên ĐHSP nói riêng.
Giảng viên ĐHSP không chỉ dừng lại ở việc soạn các bài giảng, họ là những người tổ chức, tham gia vào các hội thảo, tác giả của các bài báo, công trình NCKH.
Để nâng cấp ĐH, trước hết phải nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên ĐH và những yêu cầu về năng lực nghiên cứu cần được cụ thể hóa bằng những quy định mang tính bắt buộc trong Chuẩn nghề nghiệp giảng viên.
Giải pháp thứ 2 được PGS.TS Trương Thị Bích đưa ra liên quan đến quy định về nhiệm vụ giảng dạy (số lượng tiết dạy) và nhiệm vụ nghiên cứu đối với các giảng viên, cán bộ nghiên cứu. Điều này sẽ tạo điều kiện để sử dụng, bố trí cán bộ giảng dạy phải NCKH và cán bộ NCKH phải tham gia công tác giảng dạy sao cho hợp lý. Nhà trường cần có cơ chế giám sát, điều phối để mỗi người có thể thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao.
Ở Việt Nam, tỉ lệ giữa giảng dạy – NCKH và các nhiệm vụ khác của các giảng viên phổ biến là 51:28:21 (đối với giảng viên); 51:34:15 (đối với PGS) và 51:39:10 (đối với GS). Ở nhiều nước trên thế giới, số giờ quy định cho giảng dạy và NCKH thường có tỉ lệ ngang nhau.
Như vậy, hiện nay tỉ lệ giữa giảng dạy và nghiên cứu đối với giảng viên ở nước ta chưa cân đối, giảng dạy vẫn là chủ yếu, trong khi nhiều trường ĐH ở các nước yêu cầu các giảng viên dành thời lượng cho giảng dạy và NCKH là như nhau. Có như thế giảng viên mới có thời gian đầu tư cho NCKH, cập nhật các thông tin, nội dung mới vào bài giảng của mình.
Video đang HOT
Tạo cơ hội cho cán bộ trẻ
Một số biện pháp cơ bản được PGS.TS Trương Thị Bích nhằm nâng cao năng lực NCKH cho giảng viên trẻ như sau:
Thứ nhất: Có chính sách và quy định bắt buộc đối với GS, PGS, TS, giảng viên chính, giảng viên cao cấp trong trường ĐH tham gia hướng dẫn, bồi dưỡng cho các giảng viên trẻ NCKH. Việc bồi dưỡng, phát triển giảng viên trẻ cần phải nằm trong chiến lược phát triển chung của nhà trường, coi việc đó là bắt buộc, vấn đề sống còn, là giá trị, thương hiệu của nhà trường.
Thứ 2: Phát triển phong trào thi đua NCKH của giảng viên kết hợp với dạy tốt – học tốt. Giảng viên trẻ cần đặt ra yêu cầu phải tham gia vào các đề tài nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm, bài báo khoa học… Trường ĐH và các đoàn thể thường xuyên duy trì và phát động các phong trào thi đua có hiệu quả, trân trọng, tôn vinh con người và sản phẩm của tư duy sáng tạo.
Hoạt động thi đua NCKH cần được đẩy mạnh, gắn với lợi ích cá nhân nhằm tận dụng, phát huy tiềm năng nghiên cứu đối với cán bộ giảng dạy bằng nhiều hình thức: thành lập quỹ khen thưởng NCKH, tài năng trẻ, tổ chức buổi tọa đàm, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nghiên cứu có chất lượng, nhân rộng những giảng viên trẻ đạt thành tích cao trong NCKH và giảng dạy…
Thứ 3: Tạo điều kiện để giảng viên trẻ tham gia NCKH trong và ngoài trường. Cần tổ chức đấu thầu các đề tài khoa học một cách khách quan, minh bạch, công khai dựa trên chất lượng của các thuyết minh đề tài chứ không dựa vào học hàm, học vị hay vị trí công tác. Bên cạnh đó, các nhà trường cũng nên có những qui định đối với các đề tài để thu hút giảng viên trẻ có cùng chuyên ngành tham gia nghiên cứu.
Để sự kết hợp hai chiều giữa đào tạo và NCKH trở thành một nét văn hóa trong đào tạo, nghiên cứu của từng trường và thói quen ở mỗi giảng viên ĐHSP, PGS.TS Trương Thị Bích cho rằng, nhà trường cần đẩy mạnh sự kết hợp giữa các khoa, các trung tâm, viện nghiên cứu trong và ngoài trường nói chung, kết hợp giữa giảng viên và cán bộ nghiên cứu trong các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu dưới nhiều hình thức khác nhau như:
Tạo cơ hội để cán bộ nghiên cứu ứng dụng các kết quả nghiên cứu của mình vào giảng dạy; các trung tâm và viện nghiên cứu phối hợp với các khoa, mời giảng viên tham gia nghiên cứu các đề tài, dự án có liên quan; tổ chức các lớp chuyên đề nâng cao năng lực NCKH cho giảng viên; tạo điều kiện cho giảng viên có những đề tài nghiên cứu liên quan đến bộ môn, chuyên đề giảng dạy… tiến tới xóa bỏ ranh giới giữa nghiên cứu và giảng dạy, giữa cán bộ nghiên cứu và cán bộ giảng dạy. Mỗi giảng viên hay cán bộ nghiên cứu trong trường ĐH phải thực hiện chức năng kép: giảng dạy và nghiên cứu.
Để làm được, các trung tâm, viện nghiên cứu cần phải tham gia đào tạo, hỗ trợ chuyên viên nghiên cứu về khoa học sư phạm cho nhà trường. Chương trình, các đề tài nghiên cứu của họ phải được sự quan tâm của lãnh đạo, quản lí nhà trường, bằng thực tiễn của quá trình đào tạo và thực tiễn giáo dục phổ thông đặt ra.
Các đề tài, dự án, kết quả nghiên cứu của họ phải được công bố công khai qua xây dựng các cơ sở dữ liệu, qua mạng, qua các hội thảo và ấn phẩm khoa học; các kết quả nghiên cứu đó phải là kho dữ liệu quan trọng giúp nhà quản lí, nhà làm chính sách, BGH nhà trường, giảng viên có thông tin cần thiết, làm cơ sở cho các quyết định, quyết sách, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy…
Cần có những quy định thống nhất về cách triển khai, đánh giá các đề tài NCKH về thành phần tham gia, các sinh hoạt mở rộng cho sinh viên, những người quan tâm được tham dự và chế độ khuyến khích, khen thưởng cho các đề tài có kết hợp với đào tạo. Đổi mới quản lý hoạt động NCKH. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động NCKH có tính đến những đóng góp cụ thể vào việc đổi mới, cải tiến nhà trường, cũng như vào quá trình đào tạo sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh.
Theo Giaoducthoidai.vn
Các yếu tố giúp nền giáo dục Singapore đứng đầu châu Á
Singapore là một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất châu Á với môi trường học tập toàn diện, tạo nhiều cơ hội phát triển cho học sinh, sinh viên.
ảnh minh họa
ThS. Dương Thị Thuý Hà (Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường ĐHSP Hà Nội) - một số ưu điểm nổi bật của ngành giáo dục tại quốc đảo này giúp nền giáo dục Singapore đứng đầu châu Á tại Hội thảo khoa học quốc tế "Kinh nghiệm của Malaysia và Singapore về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm".
Đổi mới và đáp ứng nhu cầu xã hội
Theo ThS. Dương Thị Thuý Hà, Singapore xác định đổi mới giáo dục đại học là tất yếu, là nhu cầu tự thân để phát triển kinh tế xã hội.
Để hỗ trợ quá trình đổi mới đầy cam go này, nhà nước có cơ chế chính sách bảo lãnh, bao gồm các chính sách khuyến khích, thúc đẩy và bảo vệ với giáo dục đại học, đó là:
Khuyến khích đổi mới bằng giải pháp đặt hàng đối với các trường đại học trong các lĩnh vực mà họ có năng lực đảm nhận theo những nguyên tắc chặt chẽ.
Nhân tố con người, đặc biệt những cương vị lãnh đạo chủ chốt của giáo dục được đặc biệt coi trọng. Đó là là chọn người có năng lực và tâm huyết, dám thể hiên quan điểm cá nhân, và chấp nhận hi sinh cho sự nghiêp đổi mới. Hệ thống những nhân lực chủ chốt này bắt đầu từ những lãnh đạo cao nhất, vì đổi mới giáo dục đại học liên quan đến toàn xã hội và thực chất là một cuộc đổi mới về xã hội.
Giảng viên đại học ở Singapore được tuyển dụng phải là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh giáo dục, đặc biệt phải có nhiều kinh nghiệm sống, làm việc và học tập ở nước ngoài. Nói cách khác một thành viên được tuyển dụng vào đại học ở Singapore cần phải đạt 1 lúc 2 chuẩn: chuẩn đào tạo (bằng cấp) và chuẩn nghề nghiệp (có khả năng làm việc xuất sắc thực tiễn).
Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội phát triển
ThS. Dương Thị Thuý Hà cho biết: Giáo dục đại học Singapore được chia thành hai khu vực là trường công và trường tư. Các trường công thuộc sự quản lý của Bộ Giáo dục và được hỗ trợ tài chính. Các trường tư tự túc về mặt tài chính.
Việc mở ra những ngành học mới, thành lập những trường mới, các tổ chức giáo dục tư nhân phải nghiên cứu kĩ, thăm dò và dự đoán được những ngành học có khả năng thu hút sinh viên dựa trên nhu cầu của xã hội, của nền kinh tế và xu hướng giáo dục trong nước cũng như của thế giới.
Quá trình này luôn được tính toán và cân nhắc rất cẩn thận; khi mở là được xét trên nhu cầu thực tế của xã hội, vì vậy sinh viên tốt nghiệp rất dễ dàng tìm được việc làm.
Ở mỗi giai đoạn, Singapore có một chiến lược phát triển giáo dục nhất định, nhưng giai đoạn nào thì cũng bám lấy tiêu chí nhu cầu của xã hội đối với đào tạo.
Xã hội đang cần người làm công việc gì thì trường học đào tạo ngành nghề đó. Đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường thì trường đó cũng sẽ tạo được thế mạnh cũng như thương hiệu cho riêng mình. Đây là một vấn đề căn bản mà các trường đại học tại Việt Nam mới chỉ chú ý đến trong những năm gần đây.
Cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn
Ở Singapore, quá trình cải cách giáo dục đã thực hiện hơn 20 năm qua. Đối với Singapore, ở mỗi giai đoạn đều có một chiến lược phát triển giáo dục nhất định, nhưng giai đoạn nào thì cũng bám lấy tiêu chí nhu cầu của xã hội đối với đào tạo. Xã hội đang cần người làm công việc gì thì trường học đào tạo ngành nghề đó.
thêm về vấn đề này, ThS. Dương Thị Thuý Hà cho biết: Sinh viên tại Singapore có thể học tập tại nhiều quốc gia khác trên thế giới khi tham gia chương trình chuyển tiếp, hoặc các kỳ trao đổi sinh viên, thực tập... Bên cạnh kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm và kỹ năng học tập được qua việc trải nghiệm là yếu tố quan trọng mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm.
Nhờ sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, Singapore đang trở thành nơi thu hút sự đầu tư của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn như: Google, Facebook, ANZ, Dell, Samsung, Louis Vuitton...
Những ngày hội việc làm được tổ chức thường xuyên ở các trường, hay các kỳ thực tập bắt buộc chính là cơ hội "vàng" để sinh viên tiếp xúc với nhà tuyển dụng, hiểu thêm về môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, từ đó tích lũy kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để tự tin khi ứng tuyển.
Sự phân cấp nhưng cũng linh hoạt trong hệ thống giáo dục Singapore giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc định hướng kế hoạch học tập cho bản thân. Học sinh, sinh viên hoàn toàn chủ động trong việc định hướng con đường học tập và tương lai nghề nghiệp của mình dựa trên khả năng của bản thân.
Theo Giaoducthoidai.vn
Người học thế kỉ 21 đòi hỏi giáo viên thế kỉ 21 Phân tích kinh nghiệm phát triển đội ngũ giáo viên của Singapore về các giải pháp xây dựng mô hình, chương trình đào tạo, chính sách tạo động lực cho giáo viên, GS Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội làm nổi bật các kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam trong bối cảnh triển khai chiến...