Năng lực của trường đã kém mà lại nhận thí sinh kém thì rất đáng lo ngại

Theo dõi VGT trên

Giáo sư Phạm Tất Dong lo ngại về tình trạng “ vơ bèo vạt tép” của nhiều trường Đại học khi lấy mức điểm sàn xét tuyển, điểm chuẩn quá thấp.

Đầu vào thấp, trường phải có trách nhiệm đào tạo tốt

Bắt đầu từ năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quyền tự chủ cho các trường Đại học trong việc xác định điểm sàn xét tuyển, ngoại trừ nhóm ngành sư phạm.

Điều này dấy lên sự lo ngại về chất lượng đào tạo giáo dục Đại học.Trên cơ sở đó nhiều trường đang hạ điểm sàn “kịch đáy” để tuyển sinh viên.

Dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là cách làm “vơ bèo vạt tép” bất chấp chất lượng đầu vào thấp?

Một số trường đang có điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển hệ Đại học chính quy ở mức 12- 14 điểm.

Chẳng hạn theo thông báo của Trường Đại học Bạc Liêu, mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển hệ Đại học chính quy theo điểm thi Trung học Phổ thông Quốc gia là 13 điểm. Riêng ngành Chăn nuôi và Bảo vệ thực vật là 12 điểm.

Đại học Đồng Tháp tăng điểm nhận hồ sơ lên 14 điểm thay cho mức điểm sàn công bố là 13 điểm.

Trong khi đó đề thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2019 được đánh giá có khoảng 60% kiến thức cơ bản.

Như vậy với mức điểm sàn từ 12-15 điểm rất khó để có chất lượng đầu vào tốt.

Năng lực của trường đã kém mà lại nhận thí sinh kém thì rất đáng lo ngại - Hình 1

Thầy Dong lo ngại tình trạng tuyển sinh “vơ bèo vạt tép” đang diễn ra tại một số trường Đại học top dưới (Ảnh:Thùy Linh)

Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Phạm Tất Dong cho biết: Nếu xét điểm vào Đại học mà lấy điểm thấp thì sẽ rất dở.

“Đại học là nơi đào tạo chuyên gia cho nên nếu lấy điểm xét tuyển thấp thì phải chấp nhận chất lượng đầu vào kém.

Môi trường Đại học là một mảnh đất ươm trồng tốt. Cho nên những trường Đại học tự chủ trước hết phải tự chủ được mặt học thuật.

Phải đảm bảo dạy tốt, có phương pháp, liệu trình điều chỉnh phù hợp với những thí sinh trường xét tuyển vào”.

Cũng theo Giáo sư Phạm Tất Dong: Đầu vào thấp hay cao không phải là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra.

“Điều quan trọng nhất các trường phải làm được đó là trong quá trình 4-5 năm học Đại học có thể biến sinh viên từ chỗ yếu kém trở thành giỏi được hay không.

Đầu vào chỉ là một phần, quan trọng hơn là môi trường Đại học có tốt hay không?

Nếu trường xét tuyển đầu vào thấp thì anh phải có trách nhiệm đào tạo tốt để đảm bảo đầu ra có chất lượng cao. Điều này phụ thuộc vào việc hướng dẫn học ở bậc Đại học”.

Năng lực của trường đã kém mà lại nhận thí sinh kém thì rất đáng lo ngại - Hình 2

Nhiều trường Đại học có mức điểm xét tuyển rất thấp (12-15 điểm) – (Ảnh: website Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên)

Thầy Dong lo ngại: Năng lực trường kém lại vơ bèo vạt tép không thể nào có sản phẩm tốt được.

“Các trường Đại học lấy điểm thấp chủ yếu là những trường có năng lực kém. Vì năng lực của trường kém nên họ mới vơ bèo vạt tép lôi một lô những em có học lực, điểm thi kém vào.

Video đang HOT

Cho nên nếu như năng lực của trường đã kém mà lại những thí sinh kém vào thì không thể nào có sản phẩm tốt được.

Nhiều câu chuyện chứng minh, có những người học ở Phổ thông rất bình thường nhưng lên Đại học học trở nên giỏi và sau Đại học có người còn thành tài được.

Vì thế môi trường Đại học và sau Đại học rất quan trọng. Nếu môi trường Đại học và sau Đại học tốt thì vẫn có thể biến từ học sinh trung bình, yếu thành sinh viên xuất sắc.

Còn nếu như anh năng lực thấp mà lại nhận học sinh kém thì kiểu gì cũng ra phế phẩm chứ không thể ra chính phẩm được”.

Xét học bạ là một căn cứ chuẩn xác nhưng cần làm nghiêm túc, minh bạch

Bên cạnh việc lấy điểm sàn thấp, một số trường cũng đang có hình thức xét tuyển học bạ. Điều này diễn ra ngay cả với những trường Đại học top đầu.

Đánh giá về vấn đề này, Giáo sư Phạm Tất Dong cho biết: Việc xét tuyển bằng học bạ là một căn cứ chuẩn xác nhưng cần phải làm minh bạch, không có gian lận thì mới hiệu quả.Đơn cử Học viện Tài Chính năm nay có tổng số 4200 chỉ tiêu và xét tuyển học bạ 2100 em (chiếm 50% tổng số chỉ tiêu).

“Những trường top đầu họ rất tự tin vào năng lực của mình. Khi xét tuyển học bạ các trường sẽ đánh giá các môn họ đào tạo (khi học Đại học) thí sinh có đáp ứng yêu cầu của họ hay không.

Trong thời đại 4.0 hiện nay, nguyên tắc tuyển sinh viên: Trường tuyển sinh viên không đánh giá sinh viên đó đã được đào tạo như thế nào?

Mà đánh giá sinh viên có theo được điều kiện đào tạo của trường Đại học hay không?

Trước đây các trường chú trọng tuyển sinh viên đánh giá theo anh được đào tạo ra sao, bằng cấp như thế nào?

Nhưng hiện nay họ chú trọng việc sinh viên có thể theo được hệ thống đào tạo của trường và học tập suốt đời được hay không? Hai cái đấy khác nhau nhé!”.

Năng lực của trường đã kém mà lại nhận thí sinh kém thì rất đáng lo ngại - Hình 3

Điểm sàn xét tuyển thấp kéo theo những lo ngại về chất lượng đào tạo giáo dục bậc Đại học (Ảnh: Trinh Phúc)

Việc xét tuyển theo học bạ là một căn cứ chính xác nhưng cần phải làm nghiêm túc.

Thầy Dong nói: “Xét tuyển học bạ cũng chưa chắc đã chính xác. Bởi học bạ người ta có thể chữa một cách dễ dàng.

Nếu các trường học đã cố tinh chữa thì họ chữa được hết. Những cái khác nghiêm trọng hơn, tày đình hơn người ta còn chữa được nói gì đến học bạ.

Học bạ ở trong tay các trường họ có thể chữa một cách dễ dàng và không có ai giám sát.

Điểm thi còn có thể nhiều con mắt nhìn vào chứ học bạ thì ai nhìn được những cái đó. Chỉ có hội đồng giáo viên họ biết với nhau thôi.

Cho nên nếu học bạ trơn tru và không bị sửa thì căn cứ vào đó để xét tuyển sinh viên là một căn cứ chuẩn xác hơn so với điểm thi.

Nếu học bạ không bị sửa, các trường sẽ chỉ đánh giá một số môn họ yêu cầu có học lực khá giỏi còn những môn khác thấp cũng không quan trọng”.

Nói về nguyên nhân có tình trạng xét tuyển điểm sàn, điểm chuẩn thấp; xét tuyển học bạ ồ ạt.

Năng lực của trường đã kém mà lại nhận thí sinh kém thì rất đáng lo ngại - Hình 4

Xét học bạ tuyển sinh là một căn cứ chính xác cần được làm minh bạch và công bằng (Ảnh:Kim Sơn)

Giáo sư Phạm Tất Dong phân tích: “Nguyên nhân của tình trạng trên theo tôi xuất phát từ sự cạnh tranh. Rất nhiều trường nếu không vơ bèo vạt tép cho đủ chỉ tiêu thì họ khốn đốn.

Bây giờ mở ra rất nhiều trường Đại học. Việc cạnh tranh là cạnh tranh xem anh có kiếm được nhiều chỉ tiêu đào tạo hay không?

Nếu như anh thiếu chỉ tiêu thì bắt buộc phải tuyển cả học sinh có năng lực kém, điểm thi thấp.

Điều nguy hiểm nhất là đào tạo quá mức xã hội cần thiết khi đó sẽ xảy ra tình trạng cung nhiều hơn cầu.

Việc này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo Đại học nói riêng và ngành giáo dục nói chung”.

Vũ Ninh

Theo giaoduc.net

Kiểm tra, xử lý nghiêm các trường đại học mượn giáo viên cơ hữu

"Nhiều trường ĐH hiện nay không bảo đảm điều kiện chất lượng nên có việc hạ điểm chuẩn, tuyển học sinh đầu vào với điểm rất thấp, mượn giáo viên cơ hữu...

Yêu cầu Bộ GD&ĐT phải tiến hành thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các trường ĐH hữu danh vô thực; trình Thủ tướng Chính phủ đóng cửa một số cơ sở kém chất lượng kéo dài".

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 diễn ra mới đây.

Kiểm tra, xử lý nghiêm các trường đại học mượn giáo viên cơ hữu - Hình 1

Nhiều dấu hiệu sai phạm tại Đại học Thái Nguyên chưa được làm rõ.

Đóng cửa một số cơ sở kém chất lượng kéo dài

Tại Hội nghị, liên quan tới một số yếu kém, tồn tại để khắc phục, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, đẩy mạnh sắp xếp lại các trường sư phạm, tập trung vào các trường ĐH sư phạm trọng điểm, còn các trường khác có lộ trình làm vệ tinh trong bồi dưỡng giáo viên cho các địa phương. Các trường đại học sư phạm phải đào tạo sinh viên ra trường trở thành những nhà giáo dục chứ không chỉ là những thầy dạy.

Nhấn mạnh các cơ sở giáo dục đại học phải rà soát, sắp xếp lại mạnh mẽ hơn để bảo đảm chất lượng, Thủ tướng nêu trực trạng, nhiều trường hiện nay không bảo đảm điều kiện chất lượng, nên có việc hạ điểm chuẩn, tuyển học sinh đầu vào với điểm rất thấp, mượn giáo viên cơ hữu...

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT phải tiến hành thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các trường ĐH hữu danh vô thực; trình Thủ tướng Chính phủ đóng cửa một số cơ sở kém chất lượng kéo dài.

Bộ trưởng GD&ĐT kiểm tra và dừng các ngành đào tạo mà có chất lượng kém, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chấn chỉnh nề nếp hơn.

Một giáo viên cơ hữu 2 nơi

Liên quan tới một số yếu kém, tồn tại mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ngành GD&ĐT, trước đó, Báo Kinh tế nông thôn có loạt bài phản ánh về nhiều dấu hiệu sai phạm tại Đại học Thái Nguyên. Trong đó, có việc "mượn giáo viên cơ hữu".

Kiểm tra, xử lý nghiêm các trường đại học mượn giáo viên cơ hữu - Hình 2


Bà Phạm Thị Phương Thái hiện là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, kiêm một trưởng khoa tại trường này.

Theo đó, một giảng viên cơ hữu nhưng có tên tại 2 cơ sở đào tạo thuộc Đại học Thái Nguyên. Nhiều giảng viên ở đây phải "phân thân" thì mới đủ nhân sự để mở ngành!?

Cụ thể, có tới 3 giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai có họ, tên trùng với giáo viên cơ hữu Trường đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên).

Theo biểu mẫu 20 thông báo công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học năm học 2018 - 2019 do ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó giám đốc phân hiệu ký ngày 15/11/2018, trong khối ngành III gồm có 9 người. Trong đó, có PGS. TS Phạm Thị Phương Thái, sinh năm 1968; ThS Bế Hiền Hạnh, sinh năm 1987; ThS Hoàng Thị Phương Nga, sinh năm 1984; ThS Nguyễn Ngọc Lan, sinh năm 1989. Chuyên ngành giảng dạy của 4 giảng viên cơ hữu nói trên đều là quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Trong biểu mẫu 02-ĐHTN thông báo công khai sơ yếu lý lịch giáo viên phân theo khối ngành cũng do ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó giám đốc phân hiệu ký ngày 15/11/2018, trong khối ngành III vẫn có 9 người. Trong đó, vẫn có PGS. TS Phạm Thị Phương Thái, sinh năm 1968; ThS Bế Hiền Hạnh, sinh năm 1987; ThS Nguyễn Ngọc Lan, sinh năm 1989; ThS Hoàng Thị Phương Nga, sinh năm 1980 (không biết vì lý do gì bà Nga lại chuyển từ sinh năm 1984 thành 1980).

Như vậy, có thể khẳng định, PGS. TS Phạm Thị Phương Thái; các ThS Bế Hiền Hạnh, Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Phương Nga (sinh năm 1980) là giảng viên cơ hữu Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai.

Theo biểu mẫu 20 thông báo công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học năm học 2018 - 2019 của Trường đại học Khoa học ký ngày 19/3/2019, lại có 3 giảng viên cơ hữu trùng họ, tên, năm sinh với 3 giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, gồm các bà Phạm Thị Phương Thái, sinh năm 1968, giảng viên cao cấp; Nguyễn Ngọc Lan, sinh năm 1989 và Hoàng Thị Phương Nga, sinh năm 1980 đều là giảng viên.

Còn trong cơ cấu tổ chức Khoa văn - xã hội, PGS. TS. Phạm Thị Phương Thái đang giữ chức Trưởng khoa, đồng thời là Phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học. Các ThS Nguyễn Ngọc Lan, Bế Hiền Hạnh là giảng viên; ThS Hoàng Thị Phương Nga là trợ lý đào tạo của bộ môn du lịch lữ hành.

Kiểm tra, xử lý nghiêm các trường đại học mượn giáo viên cơ hữu - Hình 3

Trên thông báo công khai, bà Thái, bà Nguyễn Ngọc Lan, bà Hoàng Thị Phương Nga vừa là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Khoa học, vừa là giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai

Như vậy, PGS TS. Phạm Thị Phương Thái; các ThS Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Phương Nga vừa là giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, vừa là giảng viên cơ hữu Trường đại học Khoa học. Nói cách khác, một giáo viên ở đây cùng một lúc ký hợp đồng lao động với 2 đơn vị thành viên của Đại học Thái Nguyên, đồng thời được hưởng 2 chế độ lương.

Riêng đối với PGS TS. Phạm Thị Phương Thái vừa là Phó hiệu trưởng, Trưởng khoa văn - xã hội Trường đại học Khoa học, vừa là giáo viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai. Vậy, một người làm giảng viên cơ hữu cho 2 đơn vị có đúng quy định?

7 tiến sĩ tuyển sinh 34 sinh viên

Cũng tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, một ngành có tới 7 giảng viên trình độ tiến sĩ nhưng chỉ có 34 sinh viên theo học. Dư luận cho rằng, đây là hậu quả của việc mở ngành tràn lan?

Theo đó, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đào tạo 4 ngành nhưng có tới 3 ngành tuyển sinh không đủ chỉ tiêu gồm: chăn nuôi; khoa học cây trồng; quản lý tài nguyên và môi trường.

Kiểm tra, xử lý nghiêm các trường đại học mượn giáo viên cơ hữu - Hình 4

Đội ngũ giảng viên cơ hữu của ngành Khoa học cây trồng và ngành Chăn nuôi.

Tính đến ngày 15/11/2018, ngành khoa học cây trồng có tới 7 giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ, trong đó có 2 giảng viên hàm phó giáo sư. Mỗi năm ngành này phân hiệu tuyển sinh 50 chỉ tiêu, nhưng năm 2016 chỉ tuyển được 22 sinh viên, năm 2017, được 8 sinh viên và năm 2018 là 4 sinh viên trúng tuyển.

Như vậy, từ khi thành lập phân hiệu, đã 3 năm tuyển sinh nhưng ngành khoa học cây trồng chỉ có vẻn vẹn 34 sinh viên theo học. 7 giảng viên trình độ tiến sĩ đào tạo 34 sinh viên, chuyện nghe có vẻ hài hước nhưng đang diễn ra tại Đại học Thái Nguyên.

Tương tự, tại ngành chăn nuôi, mỗi năm vẫn tuyển sinh 50 chỉ tiêu, nhưng năm 2016, có 25 sinh viên trúng tuyển; năm 2017 có 20 sinh viên và năm 2018 chỉ có 9 sinh viên theo học. Trong khi ngành này có tới 5 giảng viên cơ hữu (3 thạc sĩ, 2 tiến sĩ). Một viễn cảnh 5 giảng viên cơ hữa đào tạo 54 sinh viên.

Kiểm tra, xử lý nghiêm các trường đại học mượn giáo viên cơ hữu - Hình 5

Ngành khoa học cây trồng năm 2017 chỉ có 8 sinh viên trúng tuyển, năm 2018 có 4 sinh viên trúng.

Kiểm tra, xử lý nghiêm các trường đại học mượn giáo viên cơ hữu - Hình 6

Năm 2017 và năm 2018, tại ngành Chăn nuôi, ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, số sinh viên trúng tuyển có nhích lên nhưng không đáng kể.

Thứ 3 là ngành quản lý tài nguyên và môi trường, cũng với 50 chỉ tiêu mỗi năm, năm 2016 phân hiệu tuyển được 33 sinh viên, năm 2017 tuyển được 8 sinh viên, năm 2018 có 9 sinh viên theo học.

Tổng 3 năm, ngành quản lý tài nguyên và môi trường Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai có 50 sinh viên theo học, trong khi có tới 9 giảng viên cơ hữu (gồm 4 tiến sĩ, 5 thạc sĩ.).

Báo Kinh tế nông thôn đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề nghị làm rõ nhiều dấu hiệu sai phạm tại Đạihọc Thái Nguyên. Tuy nhiên, đến nay đã nhiều tháng trôi qua nhưng Bộ GD&ĐT chưa có văn bản phản hồi.

Hoàng Văn

Theo kinhtenongthon

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?
22:00:06 03/02/2025
Nóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy ViênNóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy Viên
22:50:17 03/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờChồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờ
22:39:56 03/02/2025
Mẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của conMẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của con
21:53:27 03/02/2025
Rò rỉ thỏa thuận tiền hôn nhân "3 không" của Từ Hy Viên, chồng ca sĩ Hàn sẽ mất quyền thừa kế?Rò rỉ thỏa thuận tiền hôn nhân "3 không" của Từ Hy Viên, chồng ca sĩ Hàn sẽ mất quyền thừa kế?
22:34:31 03/02/2025
Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50
22:35:09 03/02/2025
Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!
20:56:43 03/02/2025
'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị''Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'
23:37:47 03/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hàn Quốc xét xử các lãnh đạo quân đội và cảnh sát liên quan đến lệnh thiết quân luật

Hàn Quốc xét xử các lãnh đạo quân đội và cảnh sát liên quan đến lệnh thiết quân luật

Thế giới

06:00:22 04/02/2025
Tòa án trung tâm quận Seoul sẽ tổ chức phiên điều trần đầu tiên đối với Tư lệnh Cơ quan cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Cho Ji Ho và cựu Giám đốc Cơ quan Cảnh sát Thủ đô Seoul Kim Bong Sik vào lúc 10h00 ngày 6/2.
Mở miệng hỏi xin chồng 50 triệu để khám bệnh cho mẹ, anh đưa 200 triệu nhưng kèm điều kiện khiến tôi muốn ly hôn

Mở miệng hỏi xin chồng 50 triệu để khám bệnh cho mẹ, anh đưa 200 triệu nhưng kèm điều kiện khiến tôi muốn ly hôn

Góc tâm tình

05:59:15 04/02/2025
Tôi vừa hỏi xin chồng tiền khám bệnh cho mẹ thì anh cười mỉa, nói một câu chua chát. Chồng tôi là lao động chính trong nhà.
Khám phá sắc xuân trên cao nguyên Lâm Viên

Khám phá sắc xuân trên cao nguyên Lâm Viên

Du lịch

05:35:59 04/02/2025
Những ngày đầu xuân, Đà Lạt khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ sắc màu, chào đón du khách bốn phương đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên và tận hưởng không khí trong lành, se lạnh đặc trưng.
Hình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thư

Hình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thư

Sao việt

23:57:50 03/02/2025
Mới đây, hình ảnh Hồng Nhung xuất hiện rạng rỡ bên bạn bè trong ngày đầu năm mới được nữ ca sĩ Đoan Trang chia sẻ.
Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Hậu trường phim

23:55:19 03/02/2025
Nhiều khán giả cho rằng Bộ tứ báo thủ là phim Tết dở nhất của Trấn Thành, so với Mai hay Nhà bà Nữ thì Bộ tứ báo thủ không có chiều sâu bằng.
Nhìn lại loạt khoảnh khắc visual xuất sắc của Từ Hy Viên trước khi mãi mãi ra đi ở tuổi 48 vì bệnh cúm

Nhìn lại loạt khoảnh khắc visual xuất sắc của Từ Hy Viên trước khi mãi mãi ra đi ở tuổi 48 vì bệnh cúm

Sao châu á

23:32:33 03/02/2025
Nhiều diễn đàn mạng đã chia sẻ lại những khoảnh khắc khoe visual cực đỉnh của Từ Hy Viên thời còn son sắt. Nhìn những hình ảnh này công chúng càng thêm xót xa cho số phận của Từ Hy Viên.
Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim việt

23:24:35 03/02/2025
Giữa thời điểm bộ phim Bộ Tứ Báo Thủ chiếm sóng MXH, gây sốt ngoài phòng vé thì còn một tựa phim Việt cũng bất ngờ trở thành hiện tượng hot dù ban đầu không được truyền thông rầm rộ.
Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Nhạc quốc tế

23:18:28 03/02/2025
Giải Grammy lần thứ 67 đã khép lại vào sáng 3/2 (theo giờ Việt Nam), đánh dấu một năm sôi nổi của làng nhạc thế giới.
Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Nhạc việt

23:11:33 03/02/2025
Bảo Anh đã lên tút PR miễn phí cho Song Luân và COEM Cô dành lời khen có cánh về năng lực thợ đụng của Song Luân khi anh chiến hết từ ca hát, sáng tác, đóng phim tới viết kịch bản, quay phim.
Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Làm đẹp

22:17:45 03/02/2025
Sửa rửa mặt dạng gel hoặc sữa là lựa chọn tốt vì chúng cung cấp độ ẩm mà không làm bong tróc lớp biểu bì. Các sản phẩm có chứa axit hyaluric hoặc glycerin cũng rất hiệu quả để bổ sung độ ẩm cho da.
Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?

Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?

Sức khỏe

22:13:52 03/02/2025
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cách tính nồng độ cồn trong máu, quy định chung về đồ uống chỉ là ước tính. Tình trạng sức khỏe (chẳng hạn như bệnh gan), thuốc men cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa cồn trong cơ thể.