Nặng lòng với học trò miền biển
20 năm công tác tại ngôi trường miền biển, thầy Phan Đình Ánh đã vượt lên khó khăn để đào tạo nhiều thế hệ học trò đạt thành tích cao trong học tập.
20 năm công tác tại ngôi trường miền biển – Trường THCS Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), thầy Phan Đình Ánh đã vượt lên mọi khó khăn để đào tạo nhiều thế hệ học trò đạt thành tích cao trong học tập.
Cùng học trò vượt khó
Thầy Ánh có uy tín trong nhà trường, được các thế hệ học trò, phụ huynh và đồng nghiệp kính trọng, tin yêu. Thầy có phương pháp hay trong công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi mà không phải ai cũng làm được. Là Chủ tịch Công đoàn trường, thầy Ánh luôn nhiệt huyết, tham mưu tốt. Từ đó, các phong trào của nhà trường luôn đạt kết quả cao, xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh. Thầy TRẦN THANH HẢI – Hiệu trưởng Trường THCS Thạch Kim.
Sau nhiều cuộc hẹn, chúng tôi đã tìm về ngôi trường nơi thầy Ánh công tác. Tranh thủ giờ giải lao để chuẩn bị cho các hoạt động chào mừng 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy Ánh chia sẻ: “Thật lòng, tôi chưa có thành tích đặc biệt. Nếu viết bài về tôi thì ngại quá, mong anh thông qua ban giám hiệu giúp tôi với”. Chỉ đến khi thầy Hiệu trưởng Trần Thanh Hải vui vẻ đồng ý, thầy Ánh mới mạnh dạn trải lòng.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có 6 anh chị em ở xã Tùng Lộc (huyện Can Lộc), từ nhỏ cậu học trò Phan Đình Ánh được nhiều người trong làng biết đến bởi gia cảnh nghèo khó mà hiếu học. Lớn lên, anh đã chọn cho mình con đường sư phạm với niềm đam mê, nhiệt huyết cùng lũ trẻ ở vùng quê còn nhiều khó khăn.
Năm 2002, sau khi tốt nghiệp khoa Toán – Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh, thầy Ánh được phân công về giảng dạy tại Trường THCS Thạch Kim (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà). Thời điểm đó, cơ sở vật chất phục vụ dạy học còn đơn sơ, thiếu thốn đủ bề. Là xã thuộc vùng bãi ngang, đời sống của nhân dân và học sinh còn gặp vô vàn khó khăn.
Mới ra trường sống xa gia đình, ở nội trú, điều kiện sinh hoạt của đội ngũ giáo viên hết sức chật chội. Thế nhưng, với nhiệt huyết của tuổi trẻ, thầy Ánh đã biến những cái khó thành cái hay để cùng học trò và tập thể nhà trường vươn lên. Ngoài giờ lên lớp, thầy đến gia đình học sinh khó khăn để tìm hiểu, giúp đỡ. Với các em, thầy sẵn sàng chia sẻ, dù chỉ là cuốn vở, cây bút hay gói mỳ, ổ bánh, cái áo ấm mùa đông… Và cứ thế, thầy giáo trẻ dần dần trở thành người bạn gần gũi, đáng kính của nhiều thế hệ học trò.
Trong quá trình công tác tại trường, thầy Ánh từng trăn trở tại sao vùng đất Thạch Kim học trò hiếu học, từng có nhiều người đỗ đạt cao, tuy nhiên, một thời gian, tỷ lệ học sinh giỏi các cấp lại giảm sút, số học sinh vào THPT thiếu thuyết phục.
Do đó, thầy mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu nhà trường đẩy mạnh phong trào “Hai tốt”. Khi được nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán hàng năm cho trường và phòng GD&ĐT phân công bồi dưỡng đội tuyển Toán, đội tuyển máy tính cầm tay Casio cho huyện, thầy đã say mê tìm tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, sáng tạo để truyền đạt kiến thức tốt nhất cho trò.
Và rồi, quả ngọt đã đến, các thế hệ học sinh không phụ công thầy. Trong thời gian được giao nhiệm vụ, 140 em đạt danh hiệu học sinh giỏi huyện, 50 em đạt danh hiệu học sinh giỏi tỉnh, 3 em đạt danh hiệu học sinh giỏi quốc gia.
“Khó khăn nhất là giai đoạn 2007 – 2012, tôi lập gia đình và có 2 cháu nhỏ nhưng vợ lại không có việc làm. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều trông vào đồng lương giáo viên ít ỏi. Cũng may trong quá trình dạy thêm cho học trò, phụ huynh có điều kiện kinh tế đã hỗ trợ một ít giúp tôi có thêm phần nào để trang trải vượt qua thời gian ấy”, thầy Ánh kể.
Video đang HOT
Hoàn thành tốt mọi công việc
Thầy Ánh luôn biết cách truyền cảm hứng cho học sinh tại những tiết giảng của mình.
Những năm gần đây, do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, với mong muốn truyền đạt kiến thức tốt nhất đến học trò, thầy Ánh đã sáng tạo những ứng dụng công nghệ thông tin tích hợp vào phần mềm giảng dạy trực tuyến được đồng nghiệp và ngành Giáo dục đánh giá cao. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh mời thầy dạy học trực tuyến trên Đài Truyền hình tỉnh.
Thầy Ánh đã có hàng chục bài viết được đăng trên Tạp chí chuyên ngành Toán học và tuổi trẻ, Toán tuổi thơ. Nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp sở, huyện được áp dụng hiệu quả vào công tác giảng dạy. Nhờ đó, thầy trở thành giáo viên cốt cán môn Toán cấp tỉnh tham gia nhiều chuyên đề chuyên môn hỗ trợ đồng nghiệp.
Không chỉ làm tốt công tác giảng dạy, thầy Ánh còn là tấm gương về các hoạt động đoàn thể, xã hội và địa phương. Với cương vị Phó Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn trường, thầy luôn tiên phong trong mọi phong trào thi đua, chăm lo đời sống đoàn viên, vận động cán bộ đoàn viên tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, phòng chống dịch Covid-19, huy động nguồn quỹ giúp đỡ học sinh nghèo…
“Ở trường, không chỉ là giáo viên giỏi, thầy còn được mọi người đánh giá đa tài vì hát hay, diễn thuyết giỏi. Hầu hết hoạt động giao lưu, văn nghệ… của nhà trường do thầy dẫn chương trình. Là Chủ tịch Công đoàn trường, thầy luôn có đề xuất, tham mưu hay để tạo một tập thể đoàn kết, luôn đi đầu trong các phong trào của ngành Giáo dục toàn huyện. Thầy cũng là tấm gương để đồng đồng nghiệp noi theo, góp phần xây dựng một tập thể vững mạnh, đoàn kết và luôn hoàn thành xuất sắc nhiều lĩnh vực”, cô Lê Thị Kim Oanh nói về đồng nghiệp của mình.
Tiếp tục cống hiến
Nhiều vấn đề học sinh chưa hiểu, thầy Ánh sẵn sàng giảng giải tận tình.
Từ năm 2012 – 2015, thầy Ánh đã tích cực tham mưu cho địa phương và kêu gọi các nhà hảo tâm xây dựng tốt hệ thống mái che, sân chơi, nước sạch sinh hoạt… khu nội trú trị giá hơn 100 triệu đồng; cùng tập thể vận động đoàn viên đóng góp gần 200 ngày công và hiến gần 600 mét vuông đất để xây dựng nông thôn mới. Riêng thầy Ánh đã cùng gia đình hiến 140 mét vuông đất để mở đường xây dựng quê hương.
Ngoài ra, dịp Tết Nguyên đán năm 2021, thầy Ánh cùng với các thầy cô trong nhà trường đã vận động được gần 150 triệu đồng từ học sinh cũ thành đạt và nhiều nhà hảo tâm để giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Trong đó, trao 5 sổ tiết kiệm trị giá 30 triệu đồng/học sinh, trao 120 suất quà trị giá 60 triệu đồng, lập Quỹ “nâng bước em tới trường” tại Quỹ tín dụng Nhân dân xã Thạch Kim trị giá ban đầu hơn 50 triệu đồng.
Với những nỗ lực cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và tình cảm sâu nặng với học trò miền biển, 20 năm công tác tại Trường THCS Thạch Kim, thầy Phan Đình Ánh được các cấp ngành ghi nhận khen thưởng. Trong đó, 18 năm liền thầy là giáo viên giỏi cấp huyện, 10 năm giáo viên giỏi cấp tỉnh.
Thầy đã được UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh 4 lần tặng Bằng khen; 20 lần nhận Giấy khen của Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà, Huyện ủy Lộc Hà, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh…
Thầy Ánh sẵn sàng giảng giải cho học sinh ngay những phút giải lao.
Vinh dự hơn, mới đây, thầy Phan Đình Ánh là nhà giáo duy nhất của khối THCS được Sở GD&ĐT Hà Tĩnh báo cáo UBND tỉnh Hà Tĩnh xin ý kiến bình chọn Nhà giáo tiêu biểu năm 2022 và đề cử cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu giai đoạn 1982 – 2022 theo Văn bản 3816/BGDĐT-TĐKT ngày 11/8/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nói về những thành tích, phần thưởng cao quý đạt được trong sự nghiệp “trồng người”, cũng như dự định về sự thay đổi của bản thân trong tương lai, thầy Ánh tâm sự: “Có được những kết quả trên, ban giám hiệu, các cấp ngành Giáo dục, chính quyền, học sinh và phụ huynh đã góp phần không nhỏ. Thành quả đạt được và sự ghi nhận của các cấp là vinh dự và cũng là trách nhiệm của tôi để không ngừng phấn đấu nhằm thích ứng với những thay đổi về chương trình giáo dục mới”.
Với thành tích đạt được, nhiều trường tư thục bày tỏ mong muốn mời về công tác nhưng hiện tại thầy chưa có ý định đi đâu. “Một phần vì cuộc sống và tình yêu đã gắn bó sâu nặng với học trò ở mảnh đất này. Mặt khác, tôi cũng nghĩ dù ở môi trường nào, khó khăn đến đâu nhưng với tình yêu yêu nghề và trách nhiệm thì mọi rào cản có thể vượt qua. Tôi chỉ mong các cấp, ngành quan tâm nhiều hơn nữa để chúng tôi có điều kiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người thầy trong thời đại 4.0″, thầy Ánh bộc bạch.
Thầy trò hạnh phúc đến ngôi trường hạnh phúc
Nhìn lại những ngôi trường đã đến, tôi được nhìn ngắm sự đổi thay khi họ chọn mục tiêu thay đổi vì trường học hạnh phúc.
Tôi nhận ra sự muôn màu.
Cô và trò cùng hạnh phúc dưới mái trường mến yêu.
Nó giống như cuộc đời "xanh tươi". Thực tiễn không thể bao trọn trong một vài từ.
Đầu tàu tạo nên cảm xúc hạnh phúc
Đã bao giờ bạn nhận ra cảm xúc của Hiệu trưởng chi phối cảm xúc của cả một ngôi trường không?
Tôi chia sẻ lại những câu chuyện thế này:
Chuyện thứ nhất: Cách đây 4 năm, tôi làm trưởng đoàn khảo sát đến làm việc tại một trường cấp 2 (THCS). Trong khi tôi đang "tám chuyện" dạy học với các thầy cô ở đây thì một giáo viên nhác thấy thầy Hiệu trưởng đi đến. Thế là không khí "tám chuyện" lắng hẳn. Ngày hôm sau, tôi quan sát, lũ trẻ đang chơi ở sân trường. Khi thầy Hiệu trưởng đi qua chúng đứng lại, cúi người chào thầy. Khi thầy đi xa xa, tôi nghe thấy chúng "xì xào" oán trách!!! (kiểu như đang chơi vui, thì lại phải chào...).
Chuyện thứ hai: Phong trào viết tâm thư gửi học trò được hưởng ứng. Nhiều Hiệu trưởng viết tâm thư rồi đăng lên mạng xã hội. Tôi có hỏi một số bạn học trò tôi quen rằng bạn có đọc bức thư đó không. Có nhiều em lắc đầu. Em có dùng mạng xã hội đâu! (Thực ra là có dùng, nhưng em không đọc). Hiệu trưởng viết lên đó cho những người kết bạn với Hiệu trưởng đọc chứ có phải bọn em đâu. Bình thường, chỉ thấy thầy đến lớp em phê bình!!!
Chuyện thứ ba: Trong một cuộc khảo sát khác, tôi có hỏi các em học sinh mô tả về những cảm xúc của Hiệu trưởng mà em chứng kiến. Có không ít học sinh mô tả được nụ cười của Hiệu trưởng, lúc nào Hiệu trưởng vui. Nhớ về Hiệu trưởng chỉ thấy các em dùng từ "Uy nghiêm" là nhiều. Có em còn dùng từ "Hắc".
Học sinh vui cùng bạn bè tại trường. Ảnh minh họa
Để hạnh phúc luôn hiện hữu
Một ngôi trường ở ngoại thành, chỉ mấy năm trước, nhắc về nó là nhắc đến những vụ "ẩu đả" và tỉ lệ học sinh "cá biệt" luôn ở mức cao. Người ta kể rằng, trường cạnh đường quốc lộ, có xóm đường tàu. Cha mẹ, anh chị các em học sinh đã quen "chạy chợ", sống cùng tệ nạn. Thế nên, bọn trẻ đến trường mà không tin "có sự yêu thương từ sách vở". Có những buổi học chưa tan, tụi nhỏ được hò, được gọi, để vác côn, vác gậy đi "chiến".
Nhiều giáo viên được biên chế vào trường, chỉ vài năm phải xin chuyển công tác bằng được. Thế mà bây giờ, sân trường này tíu tít tiếng hò reo của tụi nhỏ. Chúng đá bóng, chúng chơi cầu. Hầu hết trẻ học hết lớp 9 thì mong muốn và được lên học lớp 10. Đấy là sự chuyển biến rất lớn, từ chỗ "chán học, không muốn cho con đi học" của người dân đến chỗ "yêu trường, muốn đi học" của tụi nhỏ. Các thầy các cô kể rằng: Đi học cấp 3 rồi, thỉnh thoảng chúng lại về trường, nhất là ngày 20/11. Chúng còn về tổ chức hoạt động cho các em khóa dưới. Vui lắm!
Bí quyết của sự thay đổi là gì? Đó là khi nhà trường ấy tổ chức nhiều hoạt động cho bọn trẻ. Ngoại khóa và các câu lạc bộ để tụi nhỏ thấy yêu trường, thích đến trường, rồi từ đấy mới ham học. Mới đây, họ khoe rằng, chúng tôi đã tổ chức thành công ngày hội tiếng Anh, sắp tới sẽ là Toán và Khoa học. Và khi các thầy các cô làm được nhiều việc cho trường, giống như ươm cây đến khi hoa nở, mà phải rời xa thì tiếc như đứt từng khúc ruột. Nên họ gắn bó ở lại đây.
Một ngôi trường tư thục ở nội thành thì muốn làm điều gì đó để cha mẹ các học sinh gắn bó với con mình hơn. Họ đã thấy "sự đầu tư tiền" không thể đủ để mang đến hạnh phúc cho tụi nhỏ. Thế là họ đổi mới việc sinh hoạt. Cha mẹ là người tổ chức trải nghiệm nghề cho lớp học của con mình. Tôi nhớ ngày được chứng kiến, người cha là một kĩ sư xây dựng, mặc nguyên bộ đồ công trường và mang thêm những bản đồ, thiết bị đến lớp của con. 30 phút chia sẻ về công việc của mình, khiến anh toát mồ hôi. Anh nói rằng, lần đầu đứng ở lớp học thuyết trình, anh lo lắng. Còn lũ trẻ, nhất là cô bé con của anh, ngoài sự ngạc nhiên vì thêm sự hiểu biết, còn "chạm tay" thêm một lần nữa vào người thân của mình. Sự gần gũi, sự tự hào, sự chia sẻ... Ta có thể bảo nhau "hạnh phúc" đang ở đấy.
Ai đó vẫn nghi ngờ, vẫn căn vặn rằng tôi "ấu trĩ" khi mơ đến trường học hạnh phúc. Tôi nào có thể dùng lí luận để giãi bày. Tôi chỉ tận mắt thấy, nếu trường học với đội ngũ của mình có thể tự làm được những việc khiến người ta nhìn thấy sự thay đổi. Những bông hoa nở, cây xanh được trồng, lớp học sạch sẽ, góc đọc sách, cột bóng rổ, ô chơi cầu lông... Chỉ những thứ đó được hiển hiện, thì cũng giống như ngôi nhà có bàn tay người chăm đầy yêu thương, tự thấy muốn ở đó, muốn đến đó. Còn như trên tôi kể, có nhiều nơi đã làm được để vẫn những người ở đó, họ "phát hiện" ra mình đang có hạnh phúc. Hạnh phúc là phải làm, phải thay đổi nhãn quan để cảm nhận được. Là niềm tin, rằng "trường học hạnh phúc" quan trọng, cho học sinh ngày nay, cho xã hội tương lai.
Ngôi trường tiên phong về đổi mới giáo dục ở xứ Thanh Thành lập từ thập niên 80 của thế kỷ trước, Trường THPT Bỉm Sơn đã vươn lên thành đơn vị tiên phong trong đổi mới giáo dục THPT của xứ Thanh. Lãnh đạo Trường THPT Bỉm Sơn trao thưởng cho thầy, cô giáo đạt thành tích cao, năm học 2021-2022. Từ ngôi trường thiếu thốn đủ bề... Ngược dòng thời gian trở về...