Nặng lòng với học sinh vùng cao
Với tình yêu nghề, 16 năm qua, cô giáo Bùi Thị Thuyên – Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Hồ Thầu (huyện Tam Đường) vượt qua khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và thắp sáng ước mơ cho học trò nghèo.
Cô giáo Bùi Thị Thuyên hướng dẫn học sinh luyện chữ đẹp.
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Hồ Thầu có hơn 330 học sinh, trên 95% con em đồng bào dân tộc Dao, vì vậy sự nghiệp giáo dục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Với quyết tâm, lòng yêu nghề, cô giáo Thuyên luôn tận tụy, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
Tâm sự về cơ duyên đến với nghề giáo, cô Thuyên cho biết: “Sinh ra và lớn lên ở huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình). Học xong lớp 12 tôi lên tỉnh Điện Biên công tác. Những ngày tháng ở cùng với chị làm nghề giáo viên khi có thời gian rảnh tôi lại theo đi dạy xóa mù chữ, phổ cập.
Được sự động viên của người thân, năm 2000, tôi quyết định thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên. Tốt nghiệp tôi về nhận công tác tại Trường Tiểu học xã Hồ Thầu. Trải qua nhiều năm gắn bó với nghề dạy học, tôi luôn trăn trở tìm phương pháp dạy học mới, phù hợp, thu hút các em đến lớp, ham mê học tập”.
Ngoài giờ lên lớp, cô Thuyên đến từng gia đình động viên phụ huynh cho con đi học đầy đủ bởi một số gia đình có ý định cho con nghỉ học ở nhà trông em hoặc đi nương cùng. Mặc dù công tác tuyên truyền, vận động không phải khi nào cũng thuận lợi nhưng cô kiên trì thuyết phục.
Có những ngày cô đến tận nhà học sinh đưa tới lớp vì bố mẹ bận đi nương, đi làm ăn xa nên gửi con cho người thân. Nhờ vậy, nhiều năm liền, lớp học do cô Thuyên chủ nhiệm đều đạt tỷ lệ chuyên cần trên 98%, tỷ lệ chuyển lớp đạt 100%. Theo lời cô Thuyên, khó khăn nữa chính là sự bất đồng ngôn ngữ nhưng cô khắc phục bằng cách tự học và bắt đầu bằng những từ thông dụng trong giao tiếp hàng ngày để rồi trong giờ học cô dịch ra tiếng địa phương giúp các em hiểu bài hơn.
Video đang HOT
Trong mỗi tiết học, cô thường lồng ghép câu chuyện vui, tự sáng tạo ra những bức tranh phù hợp với bài giảng. Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong từng năm học. Mạnh dạn đăng kí chất lượng năm sau ở mức cao hơn năm trước.
Cô Thuyên giống như người mẹ thứ hai của học sinh, em nào thiếu sách, bút, quần áo cô cố gắng trích lương mua tặng. Nhiều em hoàn cảnh khó khăn đến lớp không có cơm trưa cô lại nấu thêm cơm, mua mì tôm. Dù đó chỉ là những món quà nhỏ nhưng chứa đựng tình yêu thương bao la mà cô dành cho học sinh thân yêu của mình. Em Phàn Thị Ngọc Mai – lớp 2A1 xúc động nói: “Trước đây em học không tốt lắm, được cô Thuyên giúp đỡ tận tình nên em tiến bộ nhanh và đạt học sinh khá. Em và các bạn mong cô sẽ ở mãi ngôi trường này”. 16 năm tuổi nghề, với tấm lòng nhiệt huyết, cô Thuyên luôn được đồng nghiệp yêu mến, học sinh kính trọng.
Theo Giaoducthoidai.vn
Không có thưởng Tết, giáo viên ước mơ "giá đừng có Tết"
Tết Nguyên đán Mậu Tuất đang đến gần, nhà nhà rục rịch mua sắm chuẩn bị ăn Tết. Với đội ngũ giáo viên, niềm vui chưa thấy đâu nhưng đã chất chồng lo toan.
Giáo viên vùng sâu vùng xa còn phải vất vả vượt suối, trèo đèo để đến được với trường lớp của mình, nhưng lương thưởng và chế độ đãi ngộ chưa tương xứng.
Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp sát tết, câu chuyện "thưởng tết giáo viên" lại được bàn đi, xới lại, nhưng mọi việc "vẫn như nguyên", bởi giáo viên vẫn không có thưởng tết. Là người trong ngành, ai cũng ngậm ngùi, nhưng cái "ngậm ngùi" ấy rồi cũng qua.
Có điều, cảm giác "sợ Tết" là có thật với không ít giáo viên. Nhất là với những giáo viên trẻ, có thâm niên trên dưới 10 năm tuổi nghề, đồng lương ba cọc ba đồng, ngày thường đã sống chật vật, Tết đến lại càng thêm lo.
Cô Đỗ Thủy, giáo viên một trường cấp hai ở Yên Bái , sau 4 năm rời quê lên vùng cao giảng dạy, trầy trật mãi cô mới được vào biên chế. Và bây giờ mỗi ngày cô phải trèo đèo, đi quãng đường 20km đến trường dạy học và nhận về 4 triệu đồng/tháng.
Nhiều năm nay, giáo viên của trường được công đoàn trích quỹ tặng 200.000 đồng để động viên, còn chưa bao giờ biết thưởng tết là gì.
2 năm trước, cô Thủy xây dựng gia đình với một đồng nghiệp trong trường. Quê nội ở Thái Nguyên, nhà ngoại ở Hải Dương, mỗi lần Tết đến là cả một vấn đề lớn.
"Khổ nhất là một chốn đôi nơi. Vợ chồng sắp lịch trước Tết sẽ về nhà ngoại, rồi đêm 29 Tết bắt xe ngược lên Thái Nguyên để về nhà nội ăn Tết. Đi lại vất vả đã đành, mà còn rất tốn kém. Thực sự dành dụm cả năm vẫn không đủ chi tiêu trong dịp Tết. Cũng chừng ấy đồng lương, nhưng tăng thêm hàng loạt khoản phải chi, phải mua, từ tiền tàu xe về quê, rồi quà cáp, lì xì cho con cháu. Lương vẫn thế, thưởng thì không nhưng thêm cả một gánh lo. Giờ cứ nghĩ đến Tết là sợ " - cô Thủy tâm sự.
Còn với một giáo viên khác đang công tác ở Biên Hòa, thầy ước "giá như đừng có Tết". Bởi Tết đến chỉ khiến thầy cô thêm chạnh lòng, thêm những lo toan.
Thầy vừa làm bài thơ "Giá như đừng có Tết" nói lên tâm tư của những người làm nghề giáo khi tết đến xuân về. Bài thơ có những câu:
"Giá đừng có Tết phải hay không
Để thầy cô giáo đỡ chạnh lòng
Thưởng tết người ta hàng trăm triệu
Còn thầy cô giáo... vỗ tay không
Là nghề cao quý phải sáng trong
Ngậm ngùi cay đắng để trong lòng
Mùa xuân đang đến như ngày hội
Sờ túi không tiền có chán không"...
Sau khi bài thơ được trên một diễn đàn dành cho giáo viên, rất nhiều thầy cô đã vào tự động viên nhau, rằng đã chọn nghề giáo thì xác định phải chấp nhận với thực tế "lương ít, thưởng không".
Điều làm nhiều người xúc động nhất, là dù cuộc sống còn khó khăn, nhiều giáo viên đang công tác ở miền núi còn vận động nhau tặng tiền, quà để học trò ăn tết. Như tại Trường THCS Thanh Phong, huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa), giáo viên đã quyên góp để mua được 21 suất quà Tết gồm bánh, kẹo... tặng cho 21 hộ gia đình nghèo. Món quà lớn nhất với các thầy cô, là mong sao ra Tết, học sinh vùng cao vẫn đến trường đầy đủ.
Theo Laodong.vn
Người thầy gắn với sắc áo xanh tình nguyện Đã bước qua tuổi 60, vậy mà đi đến đâu thầy Lương Thạch Nghĩa cũng vẫn mặc chiếc áo xanh tình nguyện, hòa cùng lớp trẻ làm công tác xã hội, giúp đỡ học trò nghèo, bà con nghèo. Hình ảnh của thầy đã đi vào trái tim mọi người một cách tự nhiên, thân thiết, đáng tin yêu. Thầy Nghĩa (trong sắc...