Nàng Hậu có học vấn ‘khủng’ gợi ý 3 điểm mấu chốt để chọn ngành
Chọn lầm nghề thì nếu bạn không bỏ nghề, không theo nghề thì nghề cũng sẽ bỏ bạn bất kỳ lúc nào! Vậy, nếu không biết mình thích gì, làm sao để chọn ngành phù hợp?
Khi còn ngồi trên ghế cấp 3, nhiều bạn đã có định hướng tương lai, biết được công việc yêu thích sau này để hướng đến. Nhưng cũng không hiếm những người dù đã đậu đại học, ra trường đi làm vài năm vẫn cảm thấy mơ hồ với tương lai, không biết mình thích gì, muốn gì. Các bạn nhìn lại thời điểm thi THTP ngày nào với câu hỏi: “Liệu mình đã chọn đúng đường?”.
Chọn ngành, chọn nghề vì thế là chuyện vô cùng hệ trọng, quyết định cả một đời người. Nếu chọn lầm nghề thì nếu bạn không bỏ nghề, không theo nghề thì nghề cũng sẽ bỏ bạn bất kỳ lúc nào! Vậy, nếu không biết mình thích gì, làm sao để chọn ngành phù hợp?
Thạc sĩ – Hoa hậu Lê Âu Ngân Anh đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này. Thời đi học, Ngân Anh là học sinh giỏi suốt 12 năm học phổ thông. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, nàng Hậu có điểm số cao chót vót ở nhiều môn. Với môn Hóa, người đẹp giành điểm 10 tối đa, Toán và Anh cũng đạt đến 9,5. Số điểm tổng của cô là 51,5/6 môn thi.
Sau đó, người đẹp tiếp tục thi đỗ Đại học Quốc tế – Đại học quốc gia TP.HCM nhưng theo học tại trường Quốc tế Pháp Vatel. Tháng 3/2017, cô chính thức lấy bằng Cử nhân với số điểm Luận án tốt nghiệp cao thứ 2 khoa, đạt 18/20 điểm. Ngân Anh cũng tốt nghiệp thạc sĩ tại ĐH Salford (Anh).
Cô cho biết, một trong những câu hỏi mà mình nhận được nhiều nhất đó là phải “làm sao để chọn ngành khi mình không thật sự biết mình thích gì?”. Có thể các bạn học sinh không còn đủ thời gian để trải nghiệm và “thử” nữa. Vì thế, cô chia sẻ một số phương pháp để các bạn có thể chọn được ngành phù hợp khi chưa tìm ra được sở thích.
1. Đối với người giỏi đều tất cả các môn
Không phải ai cũng có một khía cạnh nổi trội, một số trong chúng ta cảm thấy mình học khá đều ở tất cả các môn. Và điều này gây ra khá nhiều khó khăn trong việc chọn ngành. Chúng ta thường chọn ngành theo khối A, B, C, D hay nói cách khác là theo những môn ta nổi trội. Vậy với những bạn học đều tất cả các môn, giải pháp là tìm ra “sở thích ngầm” của bạn.
“Sở thích ngầm” chính là điều khiến não bạn kích thích, khiến bạn có thể làm việc đó mải mê, không biết mệt trong vô thức của mình. Hãy nhớ rằng “sở thích ngầm” là thứ mà bạn thích, nó không cần thiết phải là thứ mà bạn giỏi.
Hãy ghi câu trả lời của những câu hỏi dưới đây vào giấy để tìm “sở thích ngầm” của mình:
- Quay lại thời thơ ấu, thời điểm mà bạn bộc lộ niềm yêu thích một các tự nhiên nhất. Bạn có thường xuyên vẽ? Bạn có thường xuyên mê mẩn những con số? Bạn có hay viết những câu chuyện, bài thơ vào quyển vở của riêng mình? Hay đơn giản chỉ là bạn có tận hưởng lúc chăm sóc và trò chuyện cùng người khác?
- Hãy ngồi xuống và ngẫm về tuổi thơ xem mình thật sự thích gì, thích làm gì lúc đó thì bạn đã mường tượng ra đam mê của mình khá rõ rồi đấy.
- Nếu ổn định về mặt tài chính, bạn sẽ muốn làm gì? Bạn có muốn nghiên cứu thêm về thiên văn? Bạn có thích đi du lịch hay tham gia các khóa học về hội họa, nấu nướng?
- Tất nhiên không thể bỏ qua tiền bạc, bạn mong muốn mình có một công việc có thu nhập ổn định nhưng mức trung bình hay một công việc thu nhập cao nhưng không đều theo từng tháng.
2. Đối với người thích tất cả mọi thứ
Video đang HOT
Hãy tìm ra thứ mà bạn giỏi nhất. Nói đúng hơn là thứ bạn làm tốt nhất. Vì sao lại thế? Có một câu nói rằng “Đừng luôn cố gắng giỏi mọi lĩnh vực, mà hãy trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực bạn làm”. Mình luôn cố gắng giỏi mọi thứ mình được tiếp xúc, và rồi nhận ra mình thật sự chẳng giỏi một cái gì nhất định cả. Hãy tập trung vào thứ bạn làm giỏi nhất và đạt được cảm xúc thăng hoa nhất khi bạn làm việc, đây sẽ là chìa khóa chính trong việc tìm ra ngành học sẽ gắn bó cùng bạn lâu dài.
Hãy ghi câu trả lời của những câu hỏi dưới đây vào giấy để tìm điều mà bạn làm giỏi nhất:
- Về những kĩ năng mềm trước nhé, bạn có phải là người luôn luôn thuyết trình trong lớp? Bạn nhạy bén trong việc phân tích các vấn đề hay đơn giản chỉ là việc bạn thích giao lưu với mọi người, tự tin trước công chúng chẳng hạn.
- Vào thời gian rảnh bạn thường làm gì? Đọc sách, chụp ảnh, trang điểm? Hay đơn giản chỉ là chơi game để giải trí?
- Những bài test tính cách như MBTI, DISC nói rằng bạn giỏi điều gì nhất?
Hãy tập trung vào thứ bạn làm giỏi nhất và đạt được cảm xúc thăng hoa nhất khi bạn làm việc, đây sẽ là chìa khóa chính trong việc tìm ra ngành học sẽ gắn bó cùng bạn lâu dài.
3. Nếu bạn cảm thấy bản thân không thích hoặc không giỏi gì thì sao?
Với trường hợp này, có thể câu trả lời của mình sẽ không phải là điều mà bạn muốn nghe nhất. Vì mình sẽ khuyên các bạn hãy chọn ngành theo nhu cầu của thị trường. Bởi vì nếu bạn không cảm thấy thích và cũng không cảm thấy mình giỏi ở bất cứ lĩnh vực nào, khả năng cao là bạn chưa có đủ những trải nghiệm thực tế để có thể biết được sở thích và thế mạnh của mình.
Vậy hãy chọn ngành học được thị trường tuyển dụng săn đón nhiều nhất (và phù hợp với điểm thi đại học của bạn) để có cơ hội được trải nghiệm nhiều nhất. Như mình đã nói, trải nghiệm sẽ cho bạn biết về thế mạnh và sở thích của riêng mình.
Và đừng lo sợ về việc sau khi tìm ra được sở thích, bạn sẽ làm trái ngành hoặc phải làm một ngành nghề mà mình không yêu thích. Vì 4 năm đại học không phải là 4 năm quyết định sự thành công hay ngành nghề của bạn, nó là thời gian mà bạn có một môi trường thực tế nhất có thể để khám phá khả năng của bản thân mình.
Tuy nhiên, hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để đảm bảo rằng ngành học mà bạn chọn không đem lại cho bạn quá nhiều khó khăn trong tương lai:
- Hãy tưởng tượng xem bạn mong muốn gì ở công việc tương lai.
- Môi trường làm việc chắc hẳn là điều đầu tiên bạn nghĩ đến nhỉ? Bạn thích những tập đoàn lớn đa quốc gia hay đơn giản là starup trẻ trung, thân thiện?
- Bạn mong muốn đồng hành cùng một người sếp như thế nào? Một người có phong cách lãnh đạo nghiêm khắc hay đậm chất GenZ thoải mái cởi mở?
- Bạn mong muốn đồng nghiệp của mình như thế nào? Những người luôn có những mục tiêu và không ngừng cạnh tranh ganh đua với nhau hay đơn giản bạn chỉ muốn những người đồng nghiệp vui tính, dễ tám chuyện?
- Bạn thích hình thức làm việc nào hơn? Ngày nay có rất nhiều hình thức công việc mà nhân viên có thể thoải mái lựa chọn: Làm offline, online hay gần đây nhất là văn phòng một người, bạn thích hình thức nào hơn?
Còn các yếu tố như vị trí địa lý, mức lương, khả năng thăng tiến và mối quan hệ thì mỗi người sẽ có những ưu tiên khác nhau cho công việc của mình. Bạn hãy suy nghĩ sâu hơn về vấn đề này.
Hãy tìm hiểu rõ tất cả những ngành học và công việc của chúng trước khi đưa ra lựa chọn. Tất cả những phương pháp trên sẽ không có tác dụng nếu bạn không biết lựa chọn của mình có những: Yêu cầu, mô tả công việc tương lai, mức lương trung bình, lộ trình thăng tiến,…
“Sẽ thật may mắn khi biết bản thân mình thích gì và muốn gì, những cũng đừng quá tự ti hay lo lắng nếu vẫn chưa tìm ra đam mê thật sự. Hãy thử áp dụng những phương pháp chọn ngành mình ở trên để tìm ra được ngành nghề phù hợp với bản thân mình. Biết đâu, đó lại trở thành đam mê bạn gắn bó lâu dài, không chỉ đem lại thu nhập mà còn là niềm vui nữa. Dù là ai, ngành nghề nào đi chăng nữa thì mình tin là, bạn sẽ luôn tỏa sáng trên con đường mình đã chọn. Hãy luôn kiên trì và đừng từ bỏ”, nàng Hậu chia sẻ.
Bí kíp chọn nguyện vọng chuẩn 100%, không trượt mục tiêu nào
Mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh các thí sinh trúng tuyển ngành, trường yêu thích, còn không ít bạn trượt đại học hoặc không trúng tuyển ngành kỳ vọng.
Từ kinh nghiệm cá nhân, sinh viên các trường đại học tại Hà Nội đã chia sẻ phương pháp đặt nguyện vọng 'đúng và trúng' giúp tăng cơ hội hiện thực hóa ước mơ.
Thí sinh tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp 2022. Ảnh: Minh Phong
Nữ sinh Phạm Thị Thắm là thủ khoa khối C năm 2021 của tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: NVCC
Khôi Nguyên áp dụng biểu đồ Ikigai khi chọn ngành, trường học. Ảnh: IT
Nguyện vọng phù hợp
Trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Ngô Thùy Vân, hiện là sinh viên năm 3, Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, phân vân giữa ngành Quản trị Kinh doanh và Kinh tế đối ngoại.
Vân chia sẻ: "Nguyện vọng 1, 2 là quan trọng nhất nên em cũng như nhiều bạn khác đều cẩn trọng và suy tính vô cùng kỹ càng. Em thích ngành Quản trị Kinh doanh nhưng Kinh tế đối ngoại lại là ngành "hot" của trường. Cuối cùng, em quyết định đặt Quản trị Kinh doanh làm nguyện vọng 1 và Kinh tế đối ngoại xếp thứ 2".
Khi chọn 2 ngành này, bên cạnh sở thích với lĩnh vực kinh tế, Vân xét đến nhiều yếu tố như đề thi thử tại trường, điểm thi thử so với đề thi, điểm chuẩn năm 2019 để đối chiếu năng lực của bản thân sẽ tương xứng với chất lượng đầu vào của trường đại học nào. "Rất nhiều trường đại học đào tạo ngành kinh tế nên trước khi đăng ký, em phải tự hỏi bản thân thích trường nào, chuyên ngành nào và hiểu năng lực của bản thân đến đâu", Vân bày tỏ.
Sau khi hoàn thành Kỳ thi tốt nghiệp THPT, nữ sinh tự chấm điểm dựa trên đáp án do Bộ GD&ĐT công bố, tiếp tục nghiên cứu phổ điểm và điểm chuẩn năm 2019 để tính đến việc thay đổi nguyện vọng. Vân kể, em cộng 1 - 2 điểm vào điểm chuẩn năm ngoái và coi đó là vùng an toàn. Sau đó, so sánh số điểm dự kiến đạt được với vùng an toàn để cân nhắc có thay đổi nguyện vọng hay không.
Với cách tính này, Vân không đủ điểm trúng tuyển ngành Kinh tế đối ngoại nên quyết định giữ nguyên nguyện vọng 1 là Quản trị Kinh doanh. Kết quả năm đó, em trúng tuyển ngôi trường mơ ước với ngành học phù hợp nhất.
Nữ sinh Phạm Thị Thắm là thủ khoa khối C năm 2021 của tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: NVCC
Từ kinh nghiệm trên, Vân cho rằng, thí sinh hãy liên tục so sánh, tìm hiểu điểm chuẩn, phổ điểm, độ hot của các ngành, trường để đăng ký "trúng và đúng". Đặc biệt, nếu thay đổi nguyện vọng, cần bám sát đáp án của Bộ GD&ĐT, điểm dự kiến rồi đối chiếu với mặt bằng chung của năm hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia.
Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022, từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 20/8, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT, thậm chí khi đã biết điểm.
"Khi đăng ký xét tuyển, các bạn không hề đơn độc. Nếu còn mông lung, có thể tìm đến fanpage của bộ phận tuyển sinh hoặc thông tin về trường trên Facebook, xin tư vấn của nhân viên tuyển sinh, sinh viên hoặc gọi điện trực tiếp cho tổng đài tư vấn tuyển sinh. Những kênh liên lạc này đều phổ biến trên Internet và là nguồn thông tin hữu ích để tham khảo", Hải Yến gợi ý.
Là cộng tác viên bộ phận Tư vấn tuyển sinh, Học viện Phụ nữ Việt Nam, sinh viên ngành Luật Nguyễn Hải Yến, cho rằng thay đổi này giúp tiết kiệm thời gian, thủ tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển; đồng thời giúp lọc ảo, tăng tỷ lệ trúng tuyển nguyện vọng 1. Để xếp nguyện vọng khoa học, các bạn nên sắp xếp ngành và trường "khớp" với sở thích, năng lực cá nhân, không nên chạy theo xu hướng, số đông. Ngoài tâm lý vững vàng, thí sinh cần so sánh điểm chuẩn của 2 năm gần nhất là 2020, 2021 để tự đánh giá điểm của mình ở ngưỡng thấp, trung bình hay khá. Sau đó, đối chiếu với chỉ tiêu của các trường đại học, tỷ lệ chọi, số lượng thí sinh đăng ký...
Khôi Nguyên áp dụng biểu đồ Ikigai khi chọn ngành, trường học. Ảnh: IT
Tận dụng các phương thức xét tuyển
Sinh viên năm nhất Phạm Khôi Nguyên đã trúng tuyển Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội nhờ 3 phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế SAT, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS và đoạt giải Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế. Từ kinh nghiệm cá nhân, theo Nguyên, tuyển sinh đại học với nhiều hình thức xét tuyển là cơ hội cho thí sinh sở hữu thế mạnh khác nhau; đồng thời, giúp các trường đa dạng hóa công tác tuyển sinh.
Trong việc định hướng nghề, Nguyên áp dụng biểu đồ Ikigai của người Nhật để chọn ngành dựa trên các tiêu chí gồm tính phù hợp, mức độ yêu thích và nhu cầu của xã hội, thị trường việc làm. Sau đó, tìm hiểu ngành và trường đào tạo qua chương trình học, đánh giá của sinh viên khóa trước và kinh nghiệm của người đi làm trong ngành này.
Khi đã chọn ngành phù hợp, Nguyên chuyển sang nghiên cứu đề án tuyển sinh của từng trường, phân biệt các phương thức xét tuyển để không bị nhầm lẫn trong giai đoạn nộp hồ sơ. Sinh sống tại Hà Nội, nam sinh chọn trường dựa trên khoảng cách di chuyển, cơ sở vật chất, hoạt động câu lạc bộ, ngoại khóa, lịch sử phát triển, thậm chí thứ hạng của trường trên bảng xếp hạng quốc tế.
Là quản trị viên của "K64 (2004) NEU - ĐH Kinh tế Quốc dân", nhóm hỗ trợ tư vấn tuyển sinh do sinh viên trường tổ chức, Nguyên lưu ý học sinh lớp 12 hai việc khi đăng ký xét tuyển. Đầu tiên, từ đề án tuyển sinh của trường, thí sinh cần ghi nhớ thời gian nộp hồ sơ, điều kiện, yêu cầu của hồ sơ và nhà trường. Nếu gặp khó khăn, thí sinh tiếp tục hỏi cán bộ tuyển sinh, sinh viên các trường qua buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến hoặc trực tiếp.
"Dù điểm IELTS có thể quy đổi thành 10 điểm môn Tiếng Anh tốt nghiệp, theo em các bạn vẫn nên đăng ký thi Tiếng Anh vì không phải trường đại học nào cũng chấp nhận việc quy đổi điểm xét tuyển như vậy", Nguyên nhấn mạnh.
Đồng tình với Khôi Nguyên, Phạm Thị Thắm, đồng thủ khoa khối C Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của tỉnh Thanh Hóa, hiện theo học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhắn nhủ: Thí sinh có thể lựa chọn phương thức xét tuyển theo thế mạnh hoặc sử dụng nhiều phương thức khác nhau để tăng cơ hội trúng tuyển.
Khi sắp xếp nguyện vọng, thí sinh hãy đặt ngành, trường yêu thích và phù hợp nhất theo thứ tự từ một đến hết. Nguyện vọng cuối cùng, các bạn nên đặt một ngành học tại trường nắm chắc khả năng trúng tuyển, dựa trên cách tính điểm dự kiến cao hơn điểm chuẩn các năm trước của trường này. Như vậy sẽ nhằm chắc suất vào đại học. - Nữ sinh Phạm Thị Thắm
Cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân Thời gian đăng ký nguyện vọng đang đến gần, việc chọn trường, chọn ngành nghề có lẽ đang là những vấn đề được các học sinh cũng như phụ huynh băn khoăn hơn cả. Xác định rõ thế mạnh của mình để hướng nghiệp đúng. Khi chọn trường, nên tìm hiểu chương trình đào tạo, học phí, tỉ lệ sinh viên có việc...