Nắng gắt trên 40 độ, bác sĩ da liễu chỉ cách chống nắng cho da ai cũng nên biết
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thường – Giám đốc BV Da liễu Trung ương, nhiều bệnh nhân tới viện khám trong tình trạng tổn thương da, chia sẻ với bác sĩ sáng nào cũng bôi kem chống nắng nhưng họ chỉ bôi 1 lần cho cả ngày.
Chống nắng, chống tia UV để bảo vệ da
PGS.TS Nguyễn Văn Thường khuyến cáo người dân nên ưu tiên áo chống nắng, mũ rộng vành. Đây là biện pháp chống nắng cơ học hiệu quả, rẻ tiền mà ai cũng làm được. Theo đó, khi đi ra ngoài trời nắng, hãy mặc áo dài tay, đeo khẩu trang, đội mũ rộng vành, đeo kính râm. Điều này sẽ góp phần ngăn cản sự tác động của tia cực tím UV tới làn da.
Dùng kem chống nắng đúng cách: Hiện nay các loại kem chống nắng được dùng rất phổ biến. Nhưng phần lớn mọi người dùng sai cách nên việc dùng kem chống nắng chỉ mang lại cảm giác… yên tâm, còn chưa thực sự phát huy hiệu quả.
PGS. Thường cho hay, nhiều bệnh nhân tới viện khám trong tình trạng tổn thương da, chia sẻ với bác sĩ sáng nào trước khi ra khỏi nhà cũng bôi kem chống nắng nhưng họ chỉ bôi một lần duy nhất đó dùng cho cả ngày. Đây là điều sai lầm vì theo lý thuyết, 1 SPF bảo vệ da khỏi tia cực tím trong trong 10 phút. Sử dụng kem có SPF 15 sẽ bảo vệ được da trong 150 phút (2, 5 giờ đồng hồ), SPF 50 là 500 phút.
Tuy nhiên điều này chỉ để ước tính cơ bản nhất, mà thời gian bảo vệ còn phụ thuộc loại da, cường độ ánh sáng mặt trời, lượng kem sử dụng vậy nên nó ít có ý nghĩa để giúp bạn xác định thời gian tiếp xúc ánh sáng. Vì thế, các chuyên gia da liễu khuyến cáo, cần thiết cứ 2 – 3 tiếng bạn cần bôi lại kem chống nắng một lần dù bạn đang dùng loại có chỉ số chống nắng cao.
Bên cạnh đó, cần bôi kem chống nắng đủ liều. Mọi người thường bôi lớp quá mỏng nên tác dụng giảm đi rất nhiều. Nguyên tắc dùng kem chống nắng, bạn phải dùng đủ liều, đúng với tuýp da.
Nếu bôi kem chống nắng không đủ lượng cần thiết thì tác dụng chống nắng giảm đi rất nhiều. Ví dụ nếu chỉ dùng được lượng cần thiết của kem chống nắng SPF 30 thì SPF giảm tới 5 – 6 lần. Vì vậy, để chống nắng hiệu quả, bôi đủ lượng kem là vô cùng quan trọng để đạt được tác dụng tối ưu. Lượng kem chống nắng đủ theo FDA khuyến cáo là: 2mg/cm2.
Để bôi kem chống nắng cả mặt, trung bình cần khoảng 1,2 gram, cho cơ thể là 25-30 gram. Con số này tương đương với 1/3 thìa cà phê kem/sữa cho mặt, và khoảng một chén rượu vodka cho toàn thân – chuyên gia khuyến cáo.
Video đang HOT
Và hãy nhớ, cần bôi kem chống nắng 30 phút trước khi đi ra ngoài. Đừng đợi đến sát giờ ra ngoài mới bôi kem chống nắng. “Bôi kem chống nắng cần thực hiện hàng ngày, như một thói quen. Kể cả trời nhiều mây, tia UV vẫn làm hại da bạn. Vì thế, hãy dùng kem chống nắng hàng ngày, chứ không chỉ dành riêng cho ngày nắng để bảo vệ làn da”, PGS Thường khuyến cáo.
Tránh đi ra đường giờ tia cực tím mạnh nhất: Theo các chuyên gia, thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều là thời điểm nắng cao điểm nhất, ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia cực tím.
Do đó, bạn nên hoặc hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này. Trong trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài, hay làm việc ngoài trời trong thời gian này hãy nhớ bôi kem chống nắng, mặc áo dài tay, mũ rộng vành, kính râm để ngăn ngừa tác hại của tia UV.
5 lưu ý để bôi kem chống nắng hiệu quả
- Các bác sĩ da liễu cho biết, bôi kem chống nắng đều đặn chính là bí quyết để giữ gìn và duy trì làn da trẻ lâu. Do đó, hàng ngày bạn đều phải bôi kem chống nắng.
- Bôi 2mg sản phẩm cho mỗi một centimet vuông da là con số tiêu chuẩn do các chuyên gia da liễu đưa ra. Nghĩa là để bôi cả mặt, trung bình cần khoảng 1,2 gram, cho cơ thể là 25-30 gram. Con số này tương đương với 1/3 thìa cà phê kem/sữa cho mặt, và khoảng một chén rượu vodka cho toàn thân.
- Với kem chống nắng dạng xịt thì cần xịt qua xịt lại sao cho trên da được trải 4 lớp kem.
- Khi bôi kem chống nắng, bạn cần kết hợp cả tán và vỗ. Nếu kem chống nắng quá dày, bạn có thể chia thành 2 hoặc 3 lượt bôi.
- Nếu bạn hoạt động liên tục ngoài nắng hoặc khi đổ mồ hôi nhiều, bạn cần bôi lại kem sau mỗi 2-3 tiếng.
Theo dự báo, đợt nắng nóng diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có thể kéo dài đến ngày 22/4, nhiều nơi trên 40 độ C; riêng khu Tây Bắc, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ, các tỉnh trung và Nam Trung Bộ nắng nóng có thể kéo dài hơn. Còn tại TP Hồ Chí Minh những ngày qua chỉ số tia cực tím luôn ở mức gây hại, có thể gây bỏng da trong khoảng thời gian 25 phút. Ngoài ra tiếp xúc với tia cực tím UV có nguy cơ sạm da, nám da, ung thư da…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mức UV 8-10, thời gian gây bỏng cho da là 25 phút. Đặc biệt, ánh nắng mặt trời mạnh và có hại nhất vào lúc 10-16h. Chỉ số tia UV từ 3 là bắt đầu gây tổn thương da.
Ngoài ra, nắng nóng có tác động và gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. Do vậy, người dân cần hạn chế tham gia giao thông, lao động ngoài trời vào thời điểm từ 11 giờ đến 16 giờ hàng ngày đồng thời cần bổ sung đủ nước uống và chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Theo khoe365.net.vn
4 lý do khiến mụn tái đi tái lại ở cùng một vị trí
Mụn tái đi tái lại ở cùng một vị trí trên mặt sẽ gây không ít phiền phức. Nó xuất phát từ một số nguyên nhân. Biết được những nguyên nhân này có thể giúp phòng ngừa và điều trị mụn hiệu quả.
Thói quen vuốt tay lên mặt sẽ khiến da mặt dễ nổi mụn
Mụn có thể là u nang
Da tiết nhiều chất nhờn có thể gây tích tụ bã nhờn ở lỗ chân lông, hình thành một u nang dưới da và sưng lên. U nang lớn nhỏ phụ thuộc vào lượng chất nhờn mà da tiết ra. Chúng có thể xuất hiện tái đi tái lại ở cùng một ví trí trên mặt, Health24dẫn lời bác sĩ da liễu Joshua Zeichner tại Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ).
U nang lớn có thể để lại sẹo. Với những trường hợp này, bác sĩ da liệu có thể kê kháng sinh và một số loại thuốc khác để điều trị.
Không xử lý đúng cách
Không ít người xử lý mụn đầu trắng bằng cách nặn, bóp vỡ đầu mụn. Dù lõi mụn đã được lấy ra nhưng những kích thích lên da khi nặn và vi khuẩn có thể gây ra môt mụn đầu trắng khác ngay cạnh mụn cũ, bác sĩ Zeichner nói.
Cách tốt nhất khi xử lý mụn đầu trắng là không làm gì và để da tự lành. Ngoài ra, nặn mụn đầu trắng nếu không cẩn thận có thể để lại sẹo mụn trên da, ông nói thêm.
Thói quen xấu
Hay vuốt mặt khi căng thẳng, không bao giờ lau điện thoại bằng dung dịch khử trùng là những thói quen rất dễ gây mụn.
Bàn tay chứa nhiều vi khuẩn do thường xuyên cầm nắm, lây nhiễm từ bàn phím máy tính hay màn hình điện thoại lâu ngày không vệ sinh. Chà xát bàn tay lên mặt sẽ khiến vi khuẩn lây nhiễm lên da và gây mụn.
Để hạn chế, mọi người cần tập thói quen thường xuyên vệ sinh màn hình điện thoại, bàn phím máy tính và rửa tay thường xuyên, bác sĩ da liễu Deanne Mraz Robinson tại Bệnh viện Yale New Haven (Mỹ) khuyến cáo.
Nối mụn khi đến kỳ
Khi đến kỳ, hoóc môn sinh dục androgen sẽ gia tăng ở phụ nữ. Loại hoóc môn này gây tăng tiết bã nhờn, không những khiến mụn vừa hết có thể xuất hiện lại mà còn nổi nhiều ở phần mặt, càm, quai hàm và cổ, bác sĩ Robinson giải thích.
Nếu mụn nổi đến mức nghiêm trọng thì bác sĩ da liễu có thể sử dụng thuốc spironolactone để ức chế hoạt động của androgen, theo Heath24.
Theo thanhnien.vn
5 loại sữa rửa mặt làm sạch sâu, đặc biệt dành cho mùa hè mà ai cũng nên có Làm sạch hiệu quả mà không khiến da bị khô căng, đây chính là 5 "em" sữa rửa mặt mà bạn rất nên biết tới. Hãy cùng tìm hiểu và thực hiện với làn da của mình nhé! Theo Trí thức trẻ