Nang gan có nguy hiểm?
Bố tôi 62 tuổi. Mới đây, đi khám bệnh định kỳ và phát hiện bị nang gan. Tôi nghe nói nang gan có thể do ký sinh trùng gây ra nên rất lo lắng. Xin hỏi điều đó có đúng không? Bố tôi cần điều trị như thế nào? Bệnh có nguy hiểm không? Nguyễn Hà Anh (Lào Cai)
Nang gan xuất phát từ các tế bào gan, mạch máu nuôi gan, đường mật… nên thường thấy nang mạch, nang đường mật… tại gan. Nang gan có thể do ký sinh trùng gây ra nhưng cũng có thể không.
Do vậy, nếu nang gan của bố bạn được phát hiện tình cờ mà không có biểu hiện gì thường không phải do ký sinh trùng.
Đối với các trường hợp mắc nang gan nói chung thì tùy theo tính chất, kích thước và nguyên nhân gây bệnh sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau từ điều trị nội khoa, dùng thuốc đến các thủ thuật khác như tiêm xơ, nội soi hay phẫu thuật.
Tuy nhiên, nang gan thường lành tính, kích thước nhỏ, nếu nang chưa ảnh hưởng đến chức năng của gan cũng như chưa có biến chứng thì thường không cần điều trị nhưng bạn cần khuyên bố nên kiểm tra siêu âm nang khoảng 6 tháng đến 1 năm 1 lần để theo dõi sự phát triển của nang.
Nếu nang lớn dần và ảnh hưởng đến chức năng của gan hoặc không to nhưng ở vị trí gần vỏ gan gây đau thì phải được điều trị tại chuyên khoa tiêu hóa tại các bệnh viện.
Video đang HOT
Theo Sức khỏe và Đời sống
Tác hại của rượu đối với gan Các giải pháp phòng tránh
Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về tiêu thụ rượu bia. Rượu gây viêm gan cấp và mạn tính, gan nhiễm mỡ, có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan mà vẫn không có cảm nhận gì bất thường cho đến khi quá muộn.
Rượu hủy hoại gan như thế nào?
Gan là cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là chức năng chuyển hóa và tổng hợp các chất cần thiết cho sự sống. Gan còn mang một trọng trách lớn, đó là lọc và giải độc cho cơ thể. Rượu là một độc chất đối với cơ thể mà gan giữ nhiệm vụ khử bỏ độc chất đó. Nếu uống ít, cơ thể sẽ tự đào thải rượu ra ngoài ngay khi được hấp thụ vào máu, một phần nhỏ được bài tiết qua mồ hôi, nước tiểu, và hơi thở. Còn 90% lượng rượu vào trong cơ thể sẽ do gan đảm nhiệm việc chuyển hóa thành các chất không độc hại để thải loại ra ngoài.
(Theo Hiệp Hội Rượu Bia Việt Nam)
Uống quá nhiều rượu, gan sẽ bị "kiệt quệ" và chất aldehýt là độc chất được tạo ra từ rượu sẽ trực tiếp phá hủy tế bào gan. Mặt khác, tửu lượng của mỗi người cũng rất khác nhau. Có người chỉ cần uống vài ly là mặt đỏ bừng, choáng váng, nhức đầu buộc phải dừng nhưng cũng có người càng uống mặt tái xanh và vẫn tỉnh bơ. Đó là do khả năng chuyển hóa cồn ở gan khác nhau ở mỗi người.
Rượu bia là nguyên nhân gây viêm gan thường gặp, chỉ đứng hàng thứ hai sau viêm gan do siêu vi ở nước ta. Đầu tiên, rượu có thể gây viêm gan cấp tính. Rượu làm rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng tích tụ triglyceride ở gan, làm cho gan bị nhiễm mỡ. Giai đoạn đầu, hầu như bệnh nhân không hề có triệu chứng gì đặc biệt ngoài xét nghiệm cho thấy có tình trạng tăng men gan (men AST, ALT và GGT). Bệnh gan diễn biến thầm lặng và khó nhận biết. Bình thường chỉ có 25% tế bào gan hoạt động, còn 75% để dự trữ. Do vậy, khi hơn 75% tế bào gan bị tổn thương mới có biểu hiện suy chức năng gan trên lâm sàng.
Uống bao nhiêu rượu là nhiều?
Tác hại của rượu đối với gan không liên quan đến loại rượu mà tùy thuộc vào nồng độ cồn chứa trong loại rượu đó. Người ta ước tính cứ mỗi một lon bia 330ml tương đương với một ly rượu vang cỡ trung bình 135ml, bằng rượu mạnh khoảng 30ml vì cùng chứa một lượng cồn khoảng 10g. Mỗi ngày tiêu thụ trên 60g cồn ở nam, và hơn 40g cồn ở nữ sẽ làm tăng nguy cơ bệnh gan do rượu.
Ngoài ra, nếu chỉ uống rượu mà không ăn kéo dài như vậy lâu ngày, người nghiện rượu sẽ bị suy dinh dưỡng nặng khiến cơ thể thiếu dưỡng chất và vitamin để hóa giải độc chất và tái tạo lại tế bào gan đã bị hư hại.
Lời khuyên của bác sĩ
Biện pháp duy nhất để chữa bệnh chỉ là ngưng uống rượu. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục uống, gan sẽ bị ngộ độc và tổn thương mạn tính, dần dần sẽ dẫn đến xơ gan mặc dù nhiều bệnh nhân vẫn không có cảm nhận gì bất thường.
Người bệnh nên điều trị tích cực kết hợp với kiêng rượu hoàn toàn để có thể "cứu vớt" phần gan còn lại và bệnh tình sẽ thuyên giảm.
Nếu người bệnh vẫn tiếp tục uống rượu, gan mất dần các khả năng hoạt động, sẽ xuất hiện các biến chứng như cổ trướng (bụng to do tích tụ dịch), ói ra máu, hôn mê, suy thận và có thể chuyển sang ung thư gan... Rượu còn ảnh hưởng đến việc chuyển hóa một số thuốc cho nên khi uống rượu nhiều, bệnh nhân rất dễ bị ngộ độc thuốc, nhất là các loại thuốc có hại cho gan. Đặc biệt là uống paracetamol chung với rượu càng rất nguy hiểm vì sẽ làm cho gan bị viêm hoại tử nặng hơn.
Nếu chỉ là gan nhiễm mỡ đơn thuần hoặc viêm gan nhẹ, việc ngưng rượu có thể giúp gan hồi phục hoàn toàn. Ngay cả khi gan đã bị xơ hóa, việc cai rượu cũng giúp làm giảm hoại tử gan và chậm tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, việc từ bỏ rượu còn liên quan đến nhiều yếu tố: ý chí của người bệnh, tình trạng lệ thuộc vào rượu (nghiện rượu) và các điều kiện về gia đình, xã hội, môi trường sống... có giúp bệnh nhân thực hiện được việc từ bỏ rượu hay không?
Bên cạnh việc cai rượu, người bệnh gan do rượu cần phải ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều đạm và dầu thực vật, tránh mỡ động vật, bổ sung các vitamin C, E, B, giảm cân nếu bị béo phì. Có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ tế bào gan, chống oxýt hóa, làm cải thiện tình trạng viêm. Đặc biệt, chất phospholipid, thành phần chính trong thuốc bổ trợ gan có khả năng tu sửa và khôi phục chức năng màng tế bào gan đã bị tổn thương, góp phần ngăn ngừa các tác hại của rượu trên gan đồng thời giúp làm lành quá trình tổn thương viêm gan do rượu, làm chậm tiến trình xơ hóa gan.
Theo TTVN
Điều trị bệnh đau dạ dày bằng đông y Trong Đông y khi điều trị bệnh đau hay viêm loét dạ dày, các nghiên cứu thường chỉ ra hiệu quả của 3 loại thảo dược là: Chè dây, Lá khôi và Nghệ. Một bữa ăn ngon đôi lúc đã không còn phụ thuộc vào hương vị, thành phần hay cái độ khéo tay của người vào bếp. Thực đơn có thể rất...