Năng động nghề MC
Hiện nay, với sự phát triển của các kênh truyền thông giải trí, khiến nhu cầu tuyển dụng MC ( Master of Ceremonies, tạm dịch là: người dẫn chương trình) ngày càng gia tăng.
MC đang dần trở thành một trong những ngành nghề “hot”, thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm bởi nguồn thu nhập khá ổn và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
Anh Nguyễn Thanh Tùng dẫn chương trình trong một sự kiện. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hơn 30 phút nữa là diễn ra sự kiện họp mặt kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào, anh Nguyễn Thanh Tùng (MC Nguyễn Tùng) vẫn chăm chú đọc kỹ lại kịch bản, kiểm tra một lượt các đại biểu tham dự và các hoạt động của ekip để dẫn chương trình. Năng động và thích nghề MC nên từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, anh Tùng đã góp mặt vào nhiều chương trình. Hiện nay, khi có trong tay 2 tấm bằng đại học và bằng thạc sĩ ngành Quản lý công, anh Tùng vẫn theo đuổi đam mê, thường xuyên dẫn các chương trình hội nghị, sự kiện do các sở, ngành TP Cần Thơ và các quận, huyện tổ chức.
Theo anh Tùng, khi học lớp 8, anh đã được thầy tổng phụ trách ội giới thiệu dẫn chương trình ại hội Liên đội của Trường THCS Mỹ Khánh. Cũng từ khi được tiếp cận với nghề MC, anh yêu thích và đam mê theo đuổi đến nay. Suốt trong những năm học cấp 3, đại học, anh luôn đồng hành cùng các chương trình, sự kiện của nhà trường. “Hồi mới làm MC, tôi hồi hộp rất nhiều. Cho đến bây giờ, mặc dù đã tham gia dẫn rất nhiều chương trình nhưng khi tham gia dẫn một số chương trình lớn, tôi vẫn lo lắng. Tuy nhiên, từ sự đúc kết kinh nghiệm, tôi biết cách tiết chế, có kỹ năng xử lý tình huống để thực hiện trôi chảy các phân đoạn”. ể làm được điều này, trong suốt quá trình làm nghề, anh Tùng thường xuyên luyện tập và học hỏi đồng nghiệp, rút kinh nghiệm sau mỗi lần dẫn chương trình; thậm chí là nghiên cứu những “thảm họa” trong nghề để rút ra bài học và tránh những tình huống tương tự.
Video đang HOT
Tâm sự về nghề, anh Tùng cho biết: “ối với nghề MC, nhất định phải có đam mê. ể theo nghề, người MC không đơn giản chỉ có “thanh” (giọng nói) và “sắc” (ngoại hình) mà còn cần khả năng ăn nói lưu loát, tự tin trước đám đông, kỹ năng biên soạn lời dẫn, nghệ thuật diễn cảm, phong cách trên sân khấu và phương pháp phối hợp giữa nhiều người dẫn chương trình với nhau trong một sự kiện”. Bên cạnh đó, có kiến thức rộng, vốn từ phong phú và cái “duyên” trên sân khấu cũng là những điều quan trọng đối với sự thành công của một MC. Với những khó khăn đặc trưng của nghề, trên thực tế đã có nhiều người thành công và cũng không ít người bỏ nghề sau đôi lần “chinh chiến”.
Theo chia sẻ của các trung tâm dịch vụ việc làm, vài năm trở lại đây, trên địa bàn TP Cần Thơ, nghề MC có nhu cầu tuyển dụng khá cao. Chính vì thế, nhiều bạn trẻ đã chọn MC là nghề tay trái và có thu nhập ổn định. Thu nhập trung bình của một MC không chuyên đến chuyên nghiệp tại các event, sự kiện, đám cưới dao động từ 8-10 triệu đồng/tháng. Vào mùa cưới, có những MC thu nhập từ 14-15 triệu đồng/tháng.
Hấp dẫn giới trẻ bởi những hào quang và có mức thu nhập tương đối cao, nghề MC được nhiều chuyên gia đánh giá là một trong những nghề “hot” với nhiều cơ hội việc làm. Nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề MC, có nhiều nơi đào tạo nghề MC cho bạn trẻ chọn lựa. Riêng anh Thanh Tùng cũng đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức đào tạo trên 40 lớp tập huấn kỹ năng dạy nghề MC trong suốt nhiều năm qua. Hiện nay, anh Tùng đang chiêu sinh khóa Kỹ năng dẫn chương trình (dành cho người từ 16 tuổi trở lên) và dành cho MC nhí (học sinh từ lớp 3 đến lớp 9) vào thứ bảy và chủ nhật hằng tuần tại Trung tâm Anh ngữ – Tin học Milestones. Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ phối hợp với Viện Kinh tế – Xã hội thành phố cũng khai giảng khóa đào tạo Kỹ năng dẫn chương trình với giáo trình chuyên nghiệp. Theo cô Nguyễn Thị Hoài Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ, trong thời gian 75 tiết dạy, học viên sẽ được trang bị kỹ năng biên tập, soạn lời dẫn; nghệ thuật diễn cảm (luyện hơi, giọng nói, cầm micro…); khả năng làm việc nhóm và giao lưu với khán giả, phong cách sân khấu… ồng thời, học viên còn được thực hành các kỹ năng trên sân khấu với các MC đài truyền hình.
Theo nhiều MC chuyên nghiệp, nghề MC được gắn với 8 chữ vàng nghiệp vụ “chính xác – linh hoạt – truyền cảm – nhiệt tình” – ó là chính xác về thông tin, linh hoạt trong xử lý tình huống, truyền cảm trong cách diễn đạt, nhiệt tình xuất phát từ trách nhiệm công việc. iều cốt lõi nhất đối với người MC vẫn là niềm đam mê với nghề. Bằng cái tâm cộng với sự học hỏi, trau dồi không ngừng, người làm nghề MC mới có thể phát triển và vươn xa trong nghề nghiệp.
Quảng Nam với nỗi lo thiếu giáo viên năm học mới
Bước vào năm học mới 2022-2023, ngành giáo dục Quảng Nam 'đau đầu' với nỗi lo thiếu giáo viên (GV) nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, nhu cầu tuyển dụng cả tỉnh năm 2022 (trừ Điện Bàn và Nam Trà My tổ chức kỳ thi riêng) là 1.425 GV và 201 nhân viên.
Quảng Nam trao quyết định tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2021.
Ông Thái Viết Tường - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cho hay, năm học 2022-2023, hệ thống mạng lưới trường lớp, trung tâm được phân bố hợp lý trên địa bàn tỉnh; trường học được quan tâm đầu tư ngày càng khang trang, sạch đẹp; đội ngũ cơ bản đảm bảo về số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Hiện toàn ngành có 26.693 cán bộ quản lý, GV, trong đó Mầm non 9.536, Tiểu học 8.393, THCS 6.394 và THPT 2.370 cán bộ, GV. Trong năm học vừa qua, ngành giáo dục tỉnh đã tuyển dụng 1.092 viên chức GV các cấp học qua thi tuyển và tuyển dụng được 7 GV qua thực hiện chính sách thu hút tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc. Tuy nhiên, tình trạng thừa - thiếu GV cục bộ ở một số bộ môn, một số đơn vị vẫn còn xảy ra.
"Dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng Quảng Nam đã cố gắng chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để phụ huynh, học sinh và GV an tâm bước vào năm học mới. Đến thời điểm này, điều kiện vật chất, trường lớp tại Quảng Nam cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy - học. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thừa - thiếu GV cục bộ ở một số bộ môn, đơn vị vẫn còn diễn ra. Để giải bài toán này, trước mắt Quảng Nam tiến hành điều động, luân chuyển GV từng khu vực để đáp ứng cơ bản việc dạy và học, không để thiếu đến mức không có GV giảng dạy. Sở cũng sẽ tiếp tục cho các trường sử dụng GV hợp đồng để lấp vào chỗ trống. Giải pháp lâu dài là phải tuyển dụng và hiện Sở đang trình UBND tỉnh kế hoạch tuyển dụng gần 1.700 chỉ tiêu đang còn thiếu" - ông Thái Viết Tường thông tin.
Ngành giáo dục ở miền núi Quảng Nam đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục trường lớp để chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Tuy nhiên, ông Thái Viết Tường cho rằng, tình trạng thiếu giáo viên trên địa bàn tỉnh sẽ còn tiếp diễn 5-6 năm nữa, vì thực tế nguồn tuyển dụng không đủ. Đơn cử như trong năm vừa qua, Quảng Nam có hơn 2.000 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển dụng được hơn 1.000 giáo viên.
Trong số các địa phương của Quảng Nam, huyện vùng cao Nam Trà My được xem là địa phương hiện thiếu nhiều GV nhất. Bởi nơi đây địa hình đồi núi cao, phức tạp, cách xa trung tâm, có những điểm trường phải đi bộ nửa ngày mới đến. Hiện địa phương này đang thiếu 293 GV so với biên chế giao và đã xin UBND tỉnh Quảng Nam cho tổ chức thi tuyển 262 chỉ tiêu tuyển dụng. Được sự đồng ý của tỉnh, ngày 21-8 vừa qua, Phòng GD-ĐT H. Nam Trà My ban hành Thông báo số 85 về tuyển dụng viên chức ngành GD-ĐT huyện năm 2022 theo hình thức xét tuyển 2 vòng. Tuy nhiên, lãnh đạo ngành giáo dục của địa phương này vẫn lo lắng. "Số thí sinh đăng ký dự tuyển liệu có đủ chỉ tiêu tuyển dụng hay không? Để giải quyết vướng mắc này, trước mắt huyện có giải pháp giao các trường tìm kiếm GV hợp đồng, song thực tế không có nguồn GV, nên phải thực hiện dạy trái môn, người có trình độ Trung cấp Mầm non có thể dạy Tiểu học" - ông Võ Đăng Thuận - Trưởng phòng GD-ĐT Nam Trà My đề xuất...
Giáo viên mầm non một điểm trường ở huyện Nam Trà My đưa học sinh đến lớp trong ngày khai giảng.
Mới đây, tại buổi làm việc với ngành giáo dục để chuẩn bị cho năm học 2022-2023, ông Trần Văn Tân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo việc thực hiện thi tuyển giáo viên phải được triển khai theo nguyên tắc "thiếu là tổ chức thi" như nhiều năm qua địa phương đã thực hiện. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu các địa phương cần rà soát lại thực tế đội ngũ để có con số chỉ tiêu tuyển dụng chính thức báo cáo UBND tỉnh. Tỉnh thống nhất chủ trương địa phương nào đủ điều kiện có văn bản đề nghị được tổ chức thi riêng, còn lựa chọn công việc ở đâu là quyền của người trúng tuyển.
Ngoài ra, ông Tân cũng đề nghị Sở Nội vụ và các địa phương kiểm tra, siết chặt việc thuyên chuyển giáo viên, tránh tình trạng nơi thừa vẫn nhận về, nơi thiếu vẫn cho đi. "Cần phải chấp nhận việc thừa - thiếu GV cục bộ, bởi không thể điều động một GV từ Tam Kỳ vượt 180 cây số lên Tây Giang dạy học"- ông Trần Văn Tân nói và đề nghị Sở GD-ĐT phải có kế hoạch, lộ trình với tinh thần công khai, minh bạch, dân chủ trong việc luân chuyển, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.
Đâu là 'vé thông hành' đến với hạnh phúc của trẻ? Kỳ 4: Chấn chỉnh để đi đúng mục tiêu BẤT CẬP TRONG TUYỂN SINH LỚP 6 NGUỒN - Kỳ 3: Nhiều ý kiến trái chiều BẤT CẬP TRONG TUYỂN SINH LỚP 6 NGUỒN KỲ 2: Chấn chỉnh ngay các sai phạm Kỳ 1: 'Đốt tiền' vào lò luyện thi LTS: Từ loạt phóng sự "Bất cập trong tuyển sinh lớp 6 nguồn", TS....