Nàng dâu nên thương hay vui khi ‘giặc bên Ngô’ bị trả về nơi sản xuất?
Mối quan hệ giữa chị chồng – em dâu làm chị khốn khổ cả chục năm chỉ vì luôn bị bắt nạt, bị so bì, tị nạnh đủ điều. Khi ‘giặc bên Ngô’ bị nhà chồng đối xử tệ nàng dâu đã rất hả hê, cho là ‘ gieo nhân xấu, gặp quả xấu’…
Câu chuyện về người mẹ chồng ‘trong mơ’ gây bão MXH: Biết con dâu không có gia đình từ nhỏ, người phụ nữ yêu thương theo cách thức khiến ai nấy bất ngờ! Giỗ bố, các chị chồng giao ‘dâu trưởng lo’, đến lúc về ăn nhìn mâm cỗ tất cả đều ‘đứng hình’, tuyên bố chắc nịch của cô sau đó mới đáng nói Mệt mỏi vì không biết có nên cưới lại chồng cũ, hay tiếp tục làm mẹ đơn thân để tránh ‘vết xe đổ’?
‘Chị chồng mình hôm nay vừa bị nhà chồng trả về nhà bố mẹ đẻ các chị ạ’ – chị Nguyễn Thị An (Bắc Giang) chia sẻ với nhóm bạn bè của mình với vẻ hỉ hả. Nhìn chị chồng khóc sưng cả mắt cũng thấy tội, nhưng những gì ‘giặc bên Ngô’ làm chị điêu đứng hơn chục năm đầy nước mắt lại thấy hả hê.
Hồi chị mới về nhà chồng đã có bầu, lương thấp, gia cảnh nghèo, lại xa… nếu không vì bà nội chồng cao tuổi đang ốm nặng thì chưa chắc đã được cưới. Ngày đầu tiên chị chồng ‘chào em dâu’ bằng cách chen lên cầu thang huých chị An dạt vào tường.
Chị chồng giỏi nữ công gia chánh, ăn nói dịu dàng, khéo léo… nên không chấp nhận việc em dâu nấu ăn kém, không thạo đường kim, mũi chỉ… và lên kế hoạch dạy em dâu ngay. 5 giờ sáng chị chồng vào tận phòng ngủ gọi em dâu dậy đi chợ, dạy chọn đồ ngon, đồ tươi và phải… học thuộc vì hôm sau sẽ ‘kiểm tra’.
Nghĩ chị chồng muốn tốt cho mình nên chị cố gắng học nấu ăn. Ảnh minh họa.
Nghĩ chị chồng muốn tốt cho mình nên chị An gắng học, nhưng nhiều khi nhà có khách chị chồng cứ loa lên: ‘ Sao em mua con cá vảy không bóng chắc, mang không tươi đỏ như chị dạy? Em phải cho muối vào trước thì rau nó mới xanh mướt được chứ; Bỏ ngay cái vung ra không lại vàng hết rau bây giờ…’ – khiến chị An nhiều phen ê ẩm mặt.
Giặt giũ chị An cũng phải học lại từ chuyện quần áo màu phải dùng xà phòng nào, tẩy sáng quần áo như nào, loại vải tơ lụa phải cho riêng túi to, áo lót cho vào túi giặt nhỏ, quần áo lụa bị nhăn thì phải là ra sao… Việc đi đứng, nói cười cũng bị chị chồng chỉnh ghê hơn cả mẹ chồng.
Được ít lâu chị chồng chán, không động vào việc nhà nữa. Bầu bí vượt mặt nhưng chị An phải quen cảnh thức khuya, dậy sớm, chuẩn bị cơm nước cho cả nhà. Khổ là bà chị chồng ngày càng lộ rõ sự tai quái, trí trá làm chị ấm ức, nhiều lần đẩy vợ chồng chị vào cuộc cãi vã.
Có hôm Chủ nhật chồng đưa mẹ đi đến nhà bà con ăn giỗ nên chị An tranh thủ dọn dẹp nhà cửa. Chị chồng bảo ra ngoài một lát rồi về giúp, nhưng tới chiều muộn mới về. Khi mẹ chồng về khen nhà cửa sạch sẽ, chị chồng nói luôn: ‘Con phải làm cả ngày đó, mệt đứt hơi đây này’. Mẹ chồng suýt xoa thương con gái, chồng thì mắng chị ‘làm dâu mà lười’, trong khi còn chị An còn đang mắt chữ O, mồm chữ A vì chị chồng trí trá đến vậy.
Video đang HOT
Chị chồng tinh quái soi em dâu đủ điều. Ảnh minh họa.
Hồi mới về làm dâu chị chồng hay rủ đi mua sắm, đi ăn còn tranh trả tiền cho em dâu, hoặc gửi lại số tiền phải trả cho món đồ đã mua. Dần dà đồ chị An phải trả hết vì chị chồng quên ví, hoặc bảo em dâu thanh toán rồi về chia sau… nhưng chẳng bao giờ trả. Khi chị An nhận ra mình bị biến thành ‘máy rút tiền’ thì đã mất một khoản kha khá.
Không moi được tiền của em dâu, chị chồng lại tự ý ra vào phòng ngủ để lấy váy áo, mỹ phẩm, giày dép… của em dâu dùng như đồ của mình. Có món lấy đi không trở lại, có món trở về thì vứt vào giường, không giặt giũ gì cả. Chị than với chồng, rồi bố mẹ chồng, nhưng ai cũng bênh và bảo: ‘Chị em đừng suy nghĩ, lọt sàng xuống nia’. Thế là chị An phải nhịn ‘giặc bên Ngô’ như nhịn cơm sống.
Khi chị An bầu lớn hơn, bị dọa sẩy thì chị chồng về lại dè bỉu là ‘làm dâu chỉ biết ăn mà không biết đẻ’, rồi bị trả về nơi sản xuất sớm… Suốt 2 tuần nằm viện dưỡng thai, chị chồng và cả bố mẹ chồng chả vào thăm hay gọi điện hỏi han gì, mặc hai vợ chồng chăm nhau (mẹ đẻ chị cách xa hơn trăm cây số, bố chị cũng đang ốm nặng nên không đến chăm con gái được). May mắn là chị vẫn giữ được thai và sinh được cô con gái khỏe mạnh trong sự dè bỉu ‘không sinh nổi con trai’, và chịu sự săm soi đủ điều từ chị chồng.
Nhịn chị chồng như nhịn cơm sống. Ảnh minh họa.
Rồi chị chồng lấy được một anh chàng giàu có ở phố thị. Bố mẹ chồng thích lắm, hay đem chị ra so sánh kiểu ‘thiên nga với vịt’, sau này nhờ con gái chứ chả thèm nhờ con dâu quê mùa. Mỗi khi chị chồng giàu có về nhà là tỏ rõ uy quyền, can thiệp vào cuộc sống riêng của vợ chồng chị, kể từ bữa sáng, gì, uống gì. Hoặc chị chồng thích ăn gì lại gọi điện gợi ý để bố mẹ chồng sai con dâu làm rồi chị chồng chảnh chọe về ăn, vừa ăn vừa chê bai, châm chích chị An ‘ăn nhờ ở đậu’…
Rất nhiều chuyện bực mình, mâu thuẫn sau khi xảy ra mới biết bắt nguồn từ ‘giặc bên Ngô’ âm thầm đặt điều, giật dây để bố mẹ chồng ác cảm với con dâu. May là chồng chị An có hiểu biết nên an ủi vợ, khuyên vợ ‘yêu chồng, yêu cả nhà chồng’ mà gắn kết chị em, gia đình rồi gom góp dần dần để ra ở riêng.
Chị chồng sinh được mụn con, hết cữ đem lên gửi mẹ chồng chị An. Bố mẹ chồng quý cháu ngoại lắm, hứa hẹn cho cháu bú, cháu ăn, uống đúng giờ… nhưng thực tế đùn cả cho con dâu. Một tay chị An phải chăm sóc 3 đứa trẻ, ấm ức nói thẳng với nhà chồng ‘con ai nấy chăm’, và bị nhà chồng mắng cho, bảo chị quê mùa, nghèo, thiếu giáo dục, không biết nghĩ… Ấm ức tích tụ ngày càng lớn, như quả bom hẹn giờ có thể nổ tung và phá nát mọi thứ, bởi mọi cố gắng của nàng dâu không được nhà chồng ghi nhận.
Giờ thì chị đã hạnh phúc, chị chồng thì bị nhà chồng trả về… Ảnh minh họa.
2 năm trước bố mẹ đẻ chị An bán đất, hỗ trợ hai vợ chồng mua ngôi nhà ở riêng. Bố mẹ chồng cũng cho vay 100 triệu đồng, và một cuộc cãi nhau ỏm tỏi giữa hai chị em chồng chỉ vì chị ấy bắt em trai ‘mua chung cư’, và mua nhà là quan trọng nhất cuộc đời nên phải để chị ấy quyết hộ. Lúc này chị An không thể nhịn được nữa, nói thẳng: ‘Đây là cuộc sống riêng, nhà riêng của vợ chồng em, chúng em mua ở đâu là quyền của chúng em’. Thế là chị chồng lồng lộn lên chửi mắng chị An cãi láo.
Ở riêng được hơn 2 năm thì nghe tin chị chồng hao tán tài sản nhà chồng vào bất động sản vì thua lỗ, còn vay nợ mấy tỉ… để bao trai trẻ. Bố mẹ chồng bên ấy họp lại và tuyên bố ‘trả về nơi sản xuất’, còn bị tước luôn quyền nuôi con. Từ khi chị chồng bị trả về, chị An thấy cũng tội nghiệp, biết chị chồng ‘gieo nhân nào gặp quả nấy’, nhưng ‘quả báo’ đến nhanh quá, và những gì chê bai, rỉa róc chị An trước kia giờ vận cả vào chị chồng. May mắn chị An đã có nhà riêng, không bây giờ lại khổ vì giặc bên Ngô cho ‘ăn hành’.
Trường hợp này chị An không nên thể hiện sự hả hê hay trả thù người chị chồng. Bởi chị đã may mắn là có người chồng hiểu và yêu thương vợ, có nhà riêng, gia đình êm ấm.
Cả câu chuyện cho thấy đó là một người chị chồng kỹ tính, nhưng biết lo trước mọi việc (như dạy em dâu nữ công gia chánh chẳng hạn). Việc mua nhà cũng thể hiện tình yêu thương, lo toan cho vợ chồng em trai. Nhưng sự quan tâm yêu thương của chị chồng không đúng cách, chứ không phải chị ấy làm điều ác, hay xử tệ với em dâu.
Bây giờ cuộc hôn nhân của chị ấy tan vỡ, công việc, sự nghiệp thất bại đã rất đau buồn, khổ sở… và chỉ có nhà bố mẹ đẻ để nương tựa. Người chị chồng đã có bài học lớn rồi.
Lúc này chị An hãy cởi mở yêu thương, động viên thật lòng thì quan hệ chị chồng – em dâu sẽ có những tiến triển tốt hơn, khoảng cách giữa hai người gần lại, qua đó khoảng cách với những người trong gia đình chồng sẽ rút ngắn hơn nữa. Bầu không khí thuận hòa, yêu thương trong gia đình sẽ giúp cả đại gia đình vui vẻ, hạnh phúc.
Một lần ra thăm, nhìn chỗ ở của các con mà tôi giật mình, càng choáng váng hơn khi nghe những lời con dâu kể lại
Con dâu không muốn mẹ chồng ra thăm các cháu, khiến tôi càng muốn ra để rồi choáng váng về nơi con cháu sống.
Ngày ở quê nhà con trai tôi luôn dẫn đầu lớp và dễ dàng thi vào được một trường đại học lớn. Ra trường thì được nhiều công ty mời chào và hiện con tôi đã có vợ và công việc ổn định.
Con trai là niềm tự hào của cả gia đình tôi, vì vậy mỗi lần ai đến chơi, tôi cũng hãnh diện kể với mọi người về những thành tích của con đã đạt được thời đi học và đi làm.
Một ngày, có người hàng xóm hỏi là con giàu thế sao vẫn để bố mẹ sống trong căn nhà cũ kĩ? Chúng tôi nghĩ cũng thấy phải, vậy là chồng tôi gọi điện cho con trai nói là muốn xây lại nhà, cần một tỷ đồng nhưng không có tiền.
Khoảng một tháng sau, con trai đưa về một khoản tiền 500 triệu đồng, nói là cứ xây nhà đi, hết bao nhiêu làm xong sẽ đưa tiền về trả tiếp. Có tiền rồi vợ chồng tôi đập nhà cũ đi và nhanh chóng xây dựng. Ngày mừng nhà mới, con trai tôi đã giữ đúng lời hứa, mang tiền về trả nợ khoản xây nhà còn thiếu.
Sau khi mừng nhà mới, vợ chồng con trai không về chơi nên tôi rất nhớ hai đứa cháu, muốn ra chơi nhưng lần nào con dâu cũng nói là để khi nào rảnh rỗi sẽ đưa các cháu về chứ bà không phải ra cho vất vả. Đợi mãi chẳng thấy các cháu về, thế là tôi khăn gói ra thành phố thăm con cháu.
Nghe con dâu nói tôi giận tím mặt lại bảo sao không nói cho bố mẹ biết hoàn cảnh thật sự. (Ảnh minh họa)
Tìm đến địa chỉ của con trai là một dãy những phòng trọ, tôi đang ngơ ngác không biết ở đâu nữa thì con dâu đi làm về, vừa thấy tôi, con bối rối nhưng vẫn rất mừng rỡ dắt tôi vào nhà.
Thấy căn phòng chật hẹp chỉ đủ vừa kê một cái giường, tôi hỏi căn nhà to đẹp đâu mà lại ở nơi tồi tàn thế này? Con dâu ngớ người ra một lát rồi nói: "Ngày đó vì muốn bố mẹ vui nên vợ chồng con đã đưa mọi người đến nhà bạn thân ở nhờ. Mỗi lần về quê chồng con luôn khoe mức lương cao nhà rộng để cho bố mẹ hạnh phúc vì sự thành đạt của anh ấy, chứ thực ra lương của cả hai có 30 triệu đồng thôi".
Tôi giật mình hỏi số tiền 1 tỷ đồng lấy đâu ra thì con dâu buồn rầu kể là vì muốn báo hiếu bố mẹ nên con trai đã lấy toàn bộ tiền tiết kiệm và đi vay thêm từ bạn bè. Tôi giận tím mặt, bảo sao không nói cho bố mẹ biết hoàn cảnh thật sự, con dâu thút thít kể rằng chồng rất gia trưởng, vợ khuyên bảo không nghe nên mặc kệ.
Nhìn cảnh con cháu phải sống khổ sở trong căn phòng chật hẹp, còn vợ chồng tôi có hai người mà trong căn nhà 2 tầng rộng rãi mà thấy có lỗi vô cùng. Chỉ vì tính thích sĩ diện của chúng tôi mà các con phải chịu khổ.
Có mỗi miếng đất thì tôi đã xây nhà hết rồi, bây giờ tôi muốn giúp con trai bớt khổ mà không biết phải làm sao nữa, mọi người cho tôi lời khuyên với?
(phuonghue....@gmail.com)
"Nội chiến" mẹ chồng - nàng dâu: Chọn làm "giai ngoan của mẹ" cho vợ ấm ức hay "đội vợ lên đầu" làm mẹ khóc thầm, là do đàn ông cả Những anh chồng đội vợ lên đầu chẳng phải là không có. Những mama boy mẹ nói gì cũng là chân lý cũng chẳng hiếm. Thế nên "nội chiến" giữa mẹ chồng - nàng dâu nổ ra, chẳng phải chỉ tại hai người đàn bà. Đa phần những nàng dâu bị phàn nàn vẫn là người hiếu thuận với mẹ đẻ, tốt tính,...