Nàng dâu năm đầu ăn Tết ở Đức: “Đây là lần đầu tiên mẹ chồng mình gói bánh chưng sau 30 năm”
“Thành phố mình ở cũng rất đông người Việt và có cả chợ Đồng Xuân, mua bán món ăn hay đồ trang trí cũng rất dễ dàng”, Trang chia sẻ.
Mối nhân duyên đúng dịp Tết Nguyên đán
Thùy Trang (28 tuổi, Ninh Bình) từng giành danh hiệu Hoa khôi Hoa Lư 2019 và lọt vào Bán kết Hoa hậu Việt Nam 2020. Cô gặp Phạm Khôi (30 tuổi, sinh sống và làm việc tại Đức) đúng vào thời gian anh chàng từ Đức về Việt Nam ăn Tết. Cô kể lại ấn tượng lần đầu gặp Khôi: “Trước khi bay về Đức 3 ngày thì anh ấy có lên Hà Nội chơi và gặp mình. Lúc đầu mình tưởng anh ấy không biết nói tiếng Việt vì đi chơi cùng mọi người chẳng thấy anh ấy nói gì. Mà đúng là anh ấy nói tiếng Việt rất buồn cười, nó không được sõi lắm. Anh giới thiệu 27 tuổi mà mình không tin vì nhìn bề ngoài khá trẻ. Mình còn đoán có khi anh chàng này cố tình nói dối để tán tỉnh mình cho dễ chứ mặt mũi thế kia khéo kém tuổi mình. Đến lúc anh ấy cho xem chứng minh mình mới tin”.
Đây là năm đầu tiên Trang ăn Tết xa nhà
Trang và Khôi phải yêu xa tận 9 tháng nhưng đang trong quá trình tìm hiểu anh CEO này đã cực kỳ lãng mạn và ngọt ngào.
“Anh ấy mua đàn rồi học đàn (từ một người chưa biết gì) ngày nào cũng đánh cho mình nghe. Mà thời điểm ấy mình còn chưa nhận lời yêu. Đêm nào anh ấy cũng nói chuyện, cứ đi làm về là gọi điện cho mình đến 2, 3 tiếng. Mà khung giờ 2 nước chênh nhau tới 6 tiếng. Gần như không thiếu một ngày nào là anh ấy không quan tâm mình nên mọi khoảng cách cũng trở nên ngắn lại”, Trang chia sẻ.
Do ảnh hưởng dịch bệnh nên Khôi tìm đủ mọi cách cũng không thể về Việt Nam thăm Trang được. Những sự mong mỏi, nhớ nhung đành phải gác lại cho đến khi bố mẹ chồng “ra tay” Khôi mới được về trong chuyến bay chỉ vẻn vẹn 30 người sau đó phải cách ly 2 tuần.
Video đang HOT
Mẹ chồng luôn động viên vợ chồng Trang đi du lịch cho khuây khỏa
Mọi người đều nghĩ Khôi qua thăm người yêu và ở lại khoảng 1 tháng là về bên Đức. Nhưng không ngờ anh chàng này đã có màn “xoay chuyển” đỉnh cao: Quyết ở lại luôn bên người yêu hơn 1 năm trời cho đến ngày cưới. May mắn là Khôi làm trong công ty gia đình, mọi thứ điều khiển từ xa nên cũng dễ dàng hơn. Nhưng không thể phủ nhận, anh chàng này rất bản lĩnh trong việc “cân” cả tình yêu và sự nghiệp.
Khôi tâm sự: “Lúc đầu mình định ở lại nhiều lắm là mấy tháng thôi nhưng không xa Trang được nên ở lại Việt Nam hơn 1 năm nay rồi. Và từ lúc yêu nhau đến bây giờ cũng chưa bao giờ cãi nhau gì cả, nói với bố mẹ ai cũng cười không tin bảo: Sao mà 2 đứa này hợp nhau thế’”.
Không phụ sự chân thành của Khôi, Trang quyết tâm học tiếng Đức để sau này về nhà chồng. Cô cho biết “May có chồng bên cạnh nên mình thi 1 lần là đỗ luôn”.
Trang chuẩn bị mâm cúng Tết đầy đủ không khác gì Việt Nam
Dù trong mắt người ngoài, họ là cặp đôi vàng, trai tài gái sắc, sinh ra ở vạch đích nhưng Trang lại quan niệm: “Mọi người đều cho rằng hôn nhân hào môn thì sướng nhưng mình nghĩ với một người con gái không gì bằng lấy được người chồng hiểu biết, biết yêu thương vợ con, biết quan tâm gia đình và bố mẹ hai bên đều yêu thương con cái. Nếu gia đình có điều kiện kinh tế thì cũng là điều tốt để mai kia con cái đỡ vất vả trong cuộc sống, nhưng muốn hạnh phúc lâu bền vẫn là tự chủ, độc lập, nhất là khi chúng ta đã làm chủ một gia đình nhỏ”.
Cái Tết xa nhà đầu tiên của nàng dâu đảm
Trang theo chồng sang Đức được 9 tháng. Cô cho biết lúc đầu cũng hơi lo lắng khi về làm dâu vì lần đầu đi xa như vậy và cũng chưa hiểu nhiều về văn hóa môi trường mới, cũng như chưa thành thạo tiếng Đức. Song rất may gia đình bố mẹ chồng đều là người Việt Nam và rất yêu thương con cái nên Trang đỡ áp lực phần nào.
“Mình và cả gia đình chồng làm cùng công ty, ăn uống cũng tại công ty và có người nấu ăn dọn dẹp, chỉ cuối tuần cả nhà nghỉ ngơi thì mới nấu ăn ở nhà. Công việc chủ yếu của mình là làm hóa đơn giấy tờ công ty nên cũng không quá bận rộn và có thể tự sắp xếp được thời gian. Bố mẹ chồng mình rất tâm lý khi thi thoảng lại bảo hai vợ chồng đi du lịch để bố mẹ làm hộ việc cho. Mình thấy về làm dâu cũng không khác gì ở nhà bố mẹ đẻ”, Trang chia sẻ.
Nàng dâu đảm tự tay gói bánh chưng
Đây là lần đầu tiên Thùy trang đón Tết xa gia đình nên cũng có chút nhớ nhà. Dù ở bên Đức không đón Tết Nguyên đán như Việt Nam nhưng vợ chồng Trang chuẩn bị mọi thứ đầy đủ hương vị quê hương.
Trang kể: “Vợ chồng mình ở riêng từ khi cưới nhưng nhà ngay gần bố mẹ đẻ nên mình cũng chuẩn bị Tết cùng ông bà luôn. Thành phố mình ở cũng rất đông người Việt và có cả chợ Đồng Xuân, mua bán món ăn hay đồ trang trí cũng rất dễ dàng. Tuy vậy gia đình mình vẫn muốn giữ văn hóa Việt Nam ngày Tết nên năm nay mình tự gói bánh chưng, bố thì bó giò, mẹ nấu thịt đông cũng háo hức lắm”.
Trang cho biết, chợ bên này đồ gì cũng có nhưng không tươi sống, hầu như là đồ đóng đá như lá dong và lá nếp và những thứ dễ kiếm ở Việt Nam thì bên này lại hiếm và rất quý như rau thơm, ngô, khoai…
Trang cảm thấy đón Tết xa nhà cũng là một trải nghiệm thú vị: “Đây là lần đầu mẹ chồng mình gói bánh chưng sau 30 năm sang nước ngoài, vì nhà mình cũng ít người. Chồng mình là con một mà cũng không ai biết gói cả. Mẹ chồng mình mọi năm dịp Tết vẫn mua bánh chưng để tặng khách hàng nhưng năm nay có dâu mới nên hai mẹ con cùng làm để tặng mọi người. Mình và mẹ cũng sang bên Tiệp để sắm Tết tiện đi chơi luôn vì bên Tiệp có chợ SaPa của người Việt rất sầm uất”.
Là một cô gái có tài có sắc nhưng Trang tự nhận cũng khá lo lắng khi đi làm dâu, song đối với cô, sự chân thành sẽ là điều quan trọng nhất trong mọi mối quan hệ.
Lúc phân chia tài sản, em chồng nói một câu mà vợ chồng tôi kinh ngạc
Vợ chồng tôi đưa mắt nhìn nhau, không ngờ em chồng lại thốt ra câu nói đó.
Ảnh minh họa
Bố mẹ chồng sống với vợ chồng tôi. Ông bà hay đau bệnh, có khi mẹ chồng phải nhập viện cả tháng trời, vợ chồng tôi đều thay phiên chăm sóc chu đáo. Còn em chồng đã có gia đình, có con nhỏ nên ít khi về thăm bố mẹ được. Biết bố mẹ bệnh, em ấy chỉ gọi điện về hỏi thăm hoặc gửi tiền, gửi thuốc thang đồ ăn bổ dưỡng về. Nhiều người có ý trách em ấy bất hiếu, tôi đều nói đỡ cho.
Hôm qua, bố mẹ chồng tôi gọi vợ chồng em ấy về để hỏi ý kiến chuyện phân chia tài sản. Ông bà muốn làm rõ ràng tài sản để sau này anh em không phải vướng mắc hay tranh giành nhau, ảnh hưởng đến hòa khí gia đình.
Bố chồng tôi đọc bản phân chia tạm thời. Vợ chồng tôi nhận nhà từ đường và khoảng sân vườn rộng hơn 1.000 mét vuông và 200 triệu tiền mặt. Nghĩa vụ kèm theo là phải chăm sóc bố mẹ chồng, thờ cúng ông bà tổ tiên. Còn em chồng tôi sẽ nhận mảnh đất bên cạnh, rộng 300 mét vuông, không kèm tiền mặt.
Cứ tưởng nghe thế, em chồng sẽ phân bì hoặc trách bố mẹ không công bằng. Ngờ đâu em ấy nói: "Vợ chồng con không nhận đất đai gì đâu. Mảnh đất đó, bố mẹ cứ làm giấy tờ sang tên cho anh chị. Chúng con cũng bàn với nhau rồi, sau này mỗi tháng sẽ gửi cho chị dâu 2 triệu để phụ tiền ăn uống, thuốc thang cho bố mẹ để trọn đạo làm con".
Vợ chồng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Mảnh đất bố mẹ chồng định cho em chồng tôi dù diện tích nhỏ nhưng có tới hai mặt đường, giá bán cũng được tiền tỷ chứ không ít. Vậy mà em ấy lại từ chối, để cho vợ chồng tôi? Đúng là quá bất ngờ.
Sau khi hỏi rõ ràng, bố mẹ chồng quyết định sẽ để lại tất cả tài sản cho vợ chồng tôi. Nhưng tôi không muốn như thế. Dù gì em chồng cũng là con cái trong nhà, nếu tôi nhận hết tài sản thì sẽ mang tiếng với thiên hạ. Chưa kể sau này còn con cái của em chồng, lúc đó lại tị nạnh thì mệt mỏi lắm. Tôi nên làm thế nào bây giờ?
(ngothuy...@gmail.com)
Được tin mẹ chồng ốm tôi vội về thăm, thấy người ngồi trên ghế sofa tôi quay lưng bỏ đi rồi chứng kiến cảnh không ngờ Sau hôn lễ, chúng tôi trở lại thành phố thuê nhà sinh sống. Chồng rất chu đáo và chịu khó làm việc, không chơi bời tụ tập bạn bè. Tôi sinh ra trong gia đình khá giả nên từ khi biết suy nghĩ, tôi chỉ mong lấy được người đàn ông yêu thương mình. Tôi cho rằng, tiền bạc có thể làm ra...