Nâng chất đội ngũ cán bộ quản lý: “Chìa khóa” đổi mới giáo dục
Quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông… đặt ra những yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD).
Điều đó đòi hỏi mỗi CBQL phải có đủ năng lực, phẩm chất và sự thay đổi phù hợp để hoàn thành trọng trách của mình trong guồng quay đổi mới.
Đổi mới giáo dục đòi hỏi CBQLGD bổ sung kiến thức, kĩ năng quản lý. Ảnh: TG
Nhận diện những hạn chế
Đội ngũ CBQLGD chiếm khoảng 10% trong tổng số cán bộ, viên chức giáo dục. Trong đó 18,85% ở giáo dục mầm non; 55% ở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; 15,3% ở giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và đại học; 10,75% ở cơ quan quản lý giáo dục các cấp.
GS.TSKH Nguyễn Mạnh Hùng – Học viện QLGD nhìn nhận: Trình độ học vấn của đội ngũ CBQLGD đã được cải thiện đáng kể, tuy rằng có sự khác nhau về trình độ học vấn giữa các nhóm đối tượng. Phần lớn CBQLGD cấp sở, phòng, các trường ĐH, CĐ và THCN đều có trình độ ĐH, ở bậc mầm non chủ yếu là trình độ trung cấp, cao đẳng… Nhưng đội ngũ CBQLGD hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định. Xét ở góc độ trình độ quản lý và tính chuyên nghiệp, đội ngũ CBQLGD đặc biệt ở cấp cơ sở, đang bộc lộ những hạn chế trên nhiều phương diện.
GS.TSKH Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng, năng lực chỉ đạo hoạt động giáo dục còn thiếu tính hệ thống, đôi khi ra rời thực tế, nặng về lý luận chung chung, mang tính đối phó, kém hiệu quả. Chế độ báo cáo còn thiếu thường xuyên và thống nhất; số liệu thiếu độ tin cậy, còn chạy theo thành tích mà không nhận thức đầy đủ tác hại sâu xa. Còn hạn chế trong việc thu thập và xử lý thông tin trong và ngoài nước về giáo dục và những yếu tố tác động khác.
Tính chuyên nghiệp chưa cao thể hiện trong việc thực thi công vụ, khả năng tham mưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt trong việc ứng dụng triển khai các phương pháp quản lý giáo dục trong xu thế phát triển của thời đại. CBQLGD ở các địa phương thiếu chủ động, khó khăn trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra từ cơ sở do kiến thức và kĩ năng quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế.
Trình độ và năng lực điều hành trong quản lý còn bất cập, làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân, ít vận dụng khoa học QLGD như: Công tác dự báo, xây dựng chiến lược, kế hoạch và quy trình hoạt động vào thực tiễn quản lý quản lý nhà trường, quản lý cơ sở giáo dục. Kiến thức về pháp luật, về tổ chức bộ máy, về quản lý nhân sự và tài chính còn hạn chế, lúng túng trong thực thi trách nhiệm và thẩm quyền.
Đổi mới để đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Video đang HOT
GV và CBQLGD cần đổi mới để theo sát nhiệm vụ thực tế. – Ảnh: TG
Để thực hiện đổi mới giáo dục, bên cạnh yêu cầu đổi mới nâng chất đội ngũ GV thì CBQL trường học cũng được đặt ra. Đội ngũ này cần được đào tạo, bồi dưỡng để thích ứng với công việc lãnh đạo quản lý nhà trường với nhiều thay đổi khi thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và CTGDPT mới.
Theo TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh – Học viện Quản lý giáo dục, hiệu trưởng và các CBQL trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới căn bản giáo dục cần có những năng lực cơ bản như: Năng lực phân tích tổng hợp và dự báo; Năng lực sáng tạo và chia sẻ tầm nhìn; Năng lực hoạch định chiến lược; Năng lực thu hút và tập hợp lực lượng…
Với mỗi năng lực này cần dựa trên những kiến thức nhất định và phải được phát triển thông qua chính môi trường làm việc. Do đó đào tạo bồi dưỡng trước bổ nhiệm là một phần, trong quá trình công tác, các CBQL phải được tiếp tục bồi dưỡng, cập nhật bổ sung những kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng và các phẩm chất cần thiết theo yêu cầu đặt ra từ thực tiễn giáo dục. Các chương trình bồi dưỡng phải chú ý thiết kế bám sát mục tiêu đầu ra cần có ở các cán bộ quản lý sau các khóa bồi dưỡng để thiết kế nội dung, thời lượng và lựa chọn phương pháp bồi dưỡng phù hợp.
Có 3 nhóm nội dung cần bồi dưỡng cho CBQL giáo dục các trường phổ thông hiện nay là: Bồi dưỡng những kiến thức, kĩ năng nền tảng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp và chuẩn CBQL; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, nghiệp vụ; Bồi dưỡng theo những nhiệm vụ và yêu cầu mới của giáo dục phổ thông và của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và đổi mới chương trình SGK.
TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh nhấn mạnh, trong bồi dưỡng hiệu trưởng ngày nay cần trang bị tri thức và kĩ năng “quản lý sự thay đổi” để họ có thể thích ứng với sự thay đổi đang diễn ra bên trong và bên ngoài nhà trường… Qua bồi dưỡng phải giúp các hiệu trưởng đổi mới và sáng tạo trong cách nghĩ và cách làm. Biết cách tìm hiểu chương trình giáo dục cấp học để hiểu rõ mục tiêu, nội dung và yêu cầu thực hiện chương trình để có thể hướng dẫn cho GV thực hiện.
Rèn luyện cho hiệu trưởng các kĩ năng làm việc với GV trong công việc, tổ chức thực hiện các hoạt động. Hiệu trưởng cần đôn đốc thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả công việc với HS trong xác định động cơ học tập, định hướng nghề nghiệp, phương pháp học tập… Trong quá trình QLGD, hiệu trưởng cần tạo ra môi trường đồng thuận với cha mẹ HS và cộng đồng trong việc xây dựng các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học giáo dục của nhà trường để thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Các hiệu trưởng cũng phải có năng lực tự học, chủ động tìm kiếm cách làm thích hợp để lãnh đạo quản lý nhà trường sáng tạo và hiệu quả. Muốn thực hiện tốt mục tiêu và nội dung đổi mới giáo dục phổ thông thì đội ngũ CBQL trường học cũng cần được đổi mới để tạo dựng môi trường trường học thân thiện, tích cực, có tính đột phá trong quá trình thực hiện sự thay đổi.
Mỗi CBQL trường học cần chủ động tự học, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm hay để đưa các nhà trường phát triển – thực hiện tốt vai trò của giáo dục trong sự phát triển nguồn lực con người, phát triển đất nước.
Đức Trí
Theo GDTĐ
Chuẩn hiệu trưởng - giỏi chuyên môn hay quản lý? - Phải tiên phong làm mới mình
Đổi mới GD là xu thế tất yếu, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý và GV phải làm mới mình để đáp ứng yêu cầu. Thành công sẽ đến với ai biết biến khó khăn, thách thức thành động lực trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc...
Nữ sinh Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: T.G
Áp lực gia tăng
Năm 2012, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Bộ GD&ĐT) công bố kết quả công trình nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp Nhà nước: "Nghiên cứu các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng GV phổ thông".
Kết quả khảo sát cho thấy: Đa số GV chưa nắm vững tính chỉnh thể của chương trình môn học; hiểu biết về ứng dụng của tri thức môn học còn hạn chế. Phần lớn GV chưa chuyển biến thực sự về phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập, sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học; sức ỳ còn lớn, thói quen dạy học cũ kiểu "đọc - chép" vẫn còn ngự trị.
Chương trình ETEP (thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cũng tiến hành khảo sát thực trạng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV phổ thông. 6.000 GV, trên 1.000 cán bộ quản lý trường học ở nhiều địa phương tham gia khảo sát cho thấy: Về tổng thể năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV phổ thông hiện vẫn còn hạn chế so với các yêu cầu của Chương trình GDPT, SGK mới.
Các hạn chế chủ yếu là: Năng lực ngoại ngữ; NCKH; khả năng dạy học tích hợp và phân hóa; sử dụng công nghệ thông tin (CNTT); các phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; giải pháp giúp HS vận dụng kiến thức; cách GD HS cá biệt; GD giới tính như thế nào để đạt hiệu quả cao... Tất cả rào cản nêu trên nếu không khắc phục khi triển khai thực hiện Chương trình GDPT, SGK mới sẽ tạo áp lực không nhỏ lên đội ngũ GV và cả hiệu trưởng.
Ảnh minh họa/ Internet
Tự làm mới mình
Gần chục năm trước, thầy Lê Quốc Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Vũng Tàu dù tất bật với công tác quản lý nhưng chủ động học và có tấm bằng kỹ sư CNTT. Có năng lực tin học cần thiết, thầy Hùng (sau này thầy về làm Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu) có nhiều công sức biến hai ngôi trường này, trở thành lá cờ đầu - đi trước đón đầu xu thế "trường học điện tử", theo kịp đòi hỏi ngày càng cao của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Tương tự, thầy Đậu Thành Vinh, Hiệu trưởng Trường THPT Dầu Giây (Đồng Nai) cũng dốc hết nỗ lực bảo vệ học vị TS Ngôn ngữ. Nhiều người cho rằng, đứng đầu trường phổ thông đâu cần làm tới TS cho tốn kém vất vả... Thầy cười và tự nhủ: Toàn ngành GD đang đổi mới, một số GV bằng cấp chuyên môn còn cao hơn cả hiệu trưởng. Mình mà "giậm chân tại chỗ", chỉ đạo GV dưới quyền khó lắm...
Nói về công việc của mình, thầy Hoàng Sơn Hải - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (TPHCM) trăn trở: "Áp lực đối với hiệu trưởng rất căng thẳng. Nào là hội họp, báo cáo, kế hoạch kiểm tra, thao giảng, dự giờ... Nhiều văn bản mới, yêu cầu phải cập nhật, nắm vững nếu không dễ thực hiện sai. Rồi hàng năm báo cáo, họp xét đánh giá - xếp loại thi đua cuối năm, xét danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp, xét sáng kiến kinh nghiệm; đánh giá GV cuối năm, hao tổn không ít sức khỏe và trí tuệ...
Do vậy, có 4 yêu cầu chủ yếu đối với hiệu trưởng thời "Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT" hiện nay đó là: Phải có tâm sáng, đạo đức, phẩm chất tốt, hết lòng vì công việc, lắng nghe ý kiến tập thể, gần gũi để nắm tâm tư nguyện vọng của GV, nhân viên mà cả HS và cha mẹ HS.
Thường xuyên cập nhật nắm vững các văn bản chỉ đạo của cấp trên để thực hiện đúng, đặc biệt chú ý công tác nhân sự và tài chính. Có năng lực lãnh đạo giỏi; biết sắp xếp đúng người đúng việc. Ngoài ra, thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, đòi hỏi hiệu trưởng phải thông thạo về ngoại ngữ và vi tính, từ đó mới xây dựng thành công mô hình "trường học kết nối"...".
Thầy Nguyễn Thành Sơn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Phú (TX Thuận An, Bình Dương) nhấn mạnh thêm: Hiệu trưởng phải luôn luôn gương mẫu, trong sạch, có đủ dũng khí bảo vệ cái đúng - kiên quyết đấu tranh với cái sai, trung thực, công bằng với chính bản thân và cả tập thể nhà trường.
Người đứng đầu trường học phải chú ý công khai, minh bạch nhất là quản lý tài chính, nói được - làm được; nói ít - làm nhiều. Hiệu trưởng giỏi phải biết phân công công việc cho cấp phó và cộng sự phù hợp năng lực của họ, nhưng phải thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra xử lý kịp thời mọi trường hợp vi phạm, xử lý đảm bảo thấu lý, đạt tình.
Hiệu trưởng trong thời kỳ mới có năng lực cần thiết như: Quản trị trường học (xây dựng chính sách để triển khai và thực hiện các mục tiêu phát triển nhà trường) - tập trung đi sâu vào năng lực quản trị con người. Kèm theo là năng lực tổng hợp - phân tích và xử lý thông tin; năng lực hợp tác; ứng dụng CNTT trong quản trị trường học...
Đinh Lê Yên
Theo GDTĐ
Những vấn đề cốt yếu trước yêu cầu đổi mới giáo dục heo GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý GD được thể hiện qua thành quả thực thi các vai trò, bổn phận và kỹ năng quản lý. Người quản lý phải học cách "tựa vào" những "trợ thủ" chuyên môn của...