“Nâng cấp bằng” từ cuộc đua liên thông
Mục đích của liên thông là nâng cao trình độ người học nhưng trên thực tế thì hoàn toàn trái ngược. Hàng loạt trường mở các lớp liên thông ngoài cơ sở với mục tiêu tăng số lượng mà bỏ quên đi chất lượng. Sinh viên theo học chỉ nhằm tới đích “nâng cấp bằng”.
Học giả, bằng thật
Ghé thăm bất kì lớp liên thông nào được đào tạo ở ngoài cơ sở trường đều có chung một đặc điểm đó là “lộn nhộn”. Số sinh viên (SV) theo học vì mục tiêu nâng cao kiến thức chỉ là thiểu số còn phần lớn mang tính chất ứng phó nhằm học xong thì được cấp bằng.
Chất lượng đào tạo cũng như cấp bằng liên thông đang là dấu chấm hỏi lớn của ngành giáo dục (Ảnh minh họa)
Trong vai một người đi học hộ, chúng tôi tiếp cận một lớp liên thông của trường ĐH Đ.L được đặt ở trong khu trung tâm Mỹ Đình. Mặc dù đã vào học được hơn 1 tiếng đồng hồ nhưng vẫn còn nhiều SV đứng ở ngoài chờ lúc giáo viên điểm danh thì vào cho có mặt.
Mặc dù trường Đ.L chưa được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo liên thông từ hệ nghề lên ĐH nhưng lớp học này bao gồm cả người tốt nghiệp hệ CĐ nghề lẫn chính quy nhằm mục đích “lách” khi cơ quan chức năng kiểm tra. Theo lời SV N. thì lớp học này bắt đầu hoạt động từ tháng 9, số lượng sinh viên mỗi lớp lên đến gần 100 người. Không chỉ ở đây mà trường Đ.L còn mở lớp đào tạo ở một số địa điểm khác. Người học có thể lựa chọn hình thức học liên tục buổi tối hoặc thứ 7 và chủ nhật (cả ngày).
“Thú thật bọn em đi làm giờ đi học thì làm sao mà vào được. Thấy SV như vậy nên thầy cô cũng chẳng thiết tha giảng bài mà chỉ yêu cầu mua tài liệu về tự đọc” – N. thành thật cho biết. Minh chứng cho điều mình vừa nói, N. chỉ tay ra phía SV đang lục đục ra nói: “Điểm danh xong là chuồn thôi anh ạ”.
Để tìm hiểu thêm, chúng tôi gặp Đ – tốt nghiệp CĐ nghề ở Nam Định hiện đang học liên thông ngành Kế toán của trường Đ.L ở khu Chùa Hà. Đ cho hay: “Em có thích đi học đâu bố mẹ bắt nên đành phải chấp nhận. Em cũng chẳng cần quan tâm khi tốt nghiệp thì được cấp bằng chính quy hay vừa học vừa làm miễn là bằng ĐH thôi”.
Còn K. quê ở Nghệ An thì hồn nhiên tâm sự: “Chẳng học gì mà em cũng trúng tuyển. Còn việc học chỉ là ứng phó chứ em đi làm cả ngày còn sức đâu mà tối đi học. Theo lời của nhà trường thì học xong được cấp bằng chính quy nên em phải cố thôi”.
Không chỉ trường Đ.L mà rất nhiều lớp liên thông của các đơn vị đào tạo khác như T.M, C.N… cũng ở tình trạng tương tự.
Quá trình tìm hiểu, chúng tôi còn phát hiện ra một điều là các trường CĐ nghề đều “mai mối” cho SV tốt nghiệp trường mình đến học liên thông của trường nào đó đã thỏa thuận từ trước. Tin tưởng thầy cô đã từng dạy mình nên những SV khi nộp hồ sơ dự thi cũng chẳng tìm hiểu thông tin một cách thấu đáo.
Cấp bằng: Lỗ hổng lớn?
Video đang HOT
Trong khi đó, quy chế về đào tạo liên thông của Bộ GD-ĐT nêu rõ: Chỉ có những SV học liên tục như chính khóa và tại cơ sở của trường mới được cấp bằng chính quy. Tuy nhiên phía sau đó thì không phải hoàn toàn như vậy.
M. quê Nghệ An học lớp liên thông của trường Đ.L được đặt ở trung tâm giáo dục thường xuyên địa phương nhưng kết quả trường này xác nhận SV này tốt nghiệp liên thông chính quy và đang trong thời gian chờ nhận bằng gốc. Chính vì những kẽ hở này mà phần lớn các SV đang học liên thông ở ngoài cơ sở các trường đều có niềm tin rằng tốt nghiệp sẽ được cấp bằng chính quy.
Theo tìm hiểu từ phía các trường ĐH, CĐ thì phôi bằng vẫn do Bộ GD-ĐT trực tiếp quản lý (trừ một số đơn vị được giao quyền in phôi bằng – PV). Tuy nhiên trên phôi bằng này không phân biệt đâu là phôi dành cho SV tốt nghiệp hệ chính quy hay hệ vừa học vừa làm. Nói cách khác là hoàn toàn giống nhau. Bộ GD-ĐT dựa trên báo cáo của trường về số lượng SV tốt nghiệp hàng năm ở các hệ đào tạo (chính quy, vừa học vừa làm, liên thông, từ xa) để cấp phôi.
Trong khi đó hiệu trưởng các trường sẽ là người trực tiếp xác nhận SV tốt nghiệp hình thức đào tạo nào trên phôi bằng được Bộ GD-ĐT cấp. Với việc thiếu sự giám sát chặt chẽ trong khâu quản lý nên nhiều trường sẵn sàng biến bằng của SV học theo hình thức vừa học vừa làm thành tốt nghiệp hệ chính quy.
Theo thầy L.V – lãnh đạo phòng đào tạo của trường ĐH N. thì nói về mặt logic thì đây là kẽ hở. Đối với những trường không coi trọng chất lượng thì có thể sẵn sàng “làm liều”.
“Tuy nhiên mặt trái của nó là liên quan đến pháp luật do đó tôi nghĩ chẳng có trường nào dại dột làm điều đó. Họ có thể coi nhẹ kì thi đầu vào cũng như đào tạo liên thông nhưng khâu cấp bằng chắc hẳn phải tuân thủ theo quy định” – thầy L.V nói.
Còn ông Bùi Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH thì lại cho rằng, việc giao chỉ tiêu cho các trường chỉ gói chung là đào tạo liên thông, chứ không rành rọt phân chia bao nhiêu chỉ tiêu từ CĐ chính quy, bao nhiêu từ CĐ nghề lên ĐH. Xu hướng là các trường phải tự chịu trách nhiệm về sản phẩm giáo dục của mình, người đứng đầu nhà trường phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra sai sót. Bộ là cơ quan quản lý nhà nước, có trách nhiệm giám sát việc thực hiện của các trường.
Sự bất cập trong khâu trong cấp phép đến bàn giao phôi bằng đang là lỗ hổng khiến cho mục đích của việc học liên thông bị “bóp méo”. Trong khí đó Luật Giáo dục ĐH đã chính thức đề cập đến hình thức đào tạo này do đó không thể xóa bỏ. Tuy nhiên việc tiếp tục để cho tồn tại không đồng nghĩa là coi thường chất lượng. Để làm việc này, Bộ GD-ĐT đang dự thảo quy định liên thông mới nhưng liệu có “khắc phục” được những hiện trạng này hay không? Câu trả lời sẽ được chúng tôi phân tích trong bài kế tiếp.
S.H
Theo dân trí
Thả nổi đào tạo liên thông: Bộ GD-ĐT đang đứng ở đâu?
Đào tạo liên thông được mở ra nhằm tạo điều kiện cho người học được chuyển tiếp lên bậc học cao hơn. Tuy nhiên, việc Bộ GD-ĐT "nới tay" cho phép các trường đào tạo theo hình thức này đã làm phát sinh ra những cuộc "nâng cấp bằng" với quy mô lớn.
Những bất cập về đào tạo liên thông đã được phản ánh nhiều năm nay nhưng chẳng hiểu vì lí do gì, Bộ GD-ĐT vẫn cho phép các trường thực hiện rầm rộ, thậm chí là ngay cả các trường mới được thành lập cũng được tham gia. Năm 2008, sự "thả nổi" này tiếp tục được Bộ GD-ĐT "nới tay" khi ban hành quy chế đào tạo Liên thông với việc giao tự chủ cho hiệu trưởng các trường có thẩm quyền đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ và từ CĐ lên ĐH, tất nhiên kèm theo điều kiện: báo cáo về Bộ trước khi triển khai.
Năm 2010, một lần nữa Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động - Thương binh xã hội mở rộng thêm cơ hội cho đối tượng dạy nghề khi ban hành thông tư liên tịch Hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, CĐ nghề lên trình độ CĐ và ĐH.
Ngay sau khi thông tư này được ban hành thì một cuộc "nâng cấp bằng" quy mô lớn đã được hình thành bất chấp những quy định. Không ít trường chưa được cấp phép vẫn ngang nhiên thông báo tuyển sinh hệ đào tạo liên thông từ CĐ nghề lên ĐH. Thậm chí có những đơn vị đã tổ chức đào tạo "chui" đến 7 khóa, lúc đó Bộ GD-ĐT mới phát hiện và yêu cầu chấm dứt.
Kỳ 1 : "Quên" đánh giá cho phép tràn lan
Thí điểm "biến" thành đại trà
Đào tạo liên thông được Bộ GD-ĐT lần đầu tiên triển khai thí điểm vào năm 2002, lúc này số trường được tham gia chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tưởng rằng sau một thời gian thí điểm, Bộ GD-ĐT sẽ rút kinh nghiệm đánh giá một cách cẩn thận trước khi mở rộng. Tuy nhiên, cách làm lại hoàn toàn trái ngược lại, sau 10 năm kể từ ngày thí điểm chưa một lần tổ chức một cuộc hội thảo nào về chủ đề liên thông nhưng đến nay với các quy định ban hành thì trường nào cũng được phép, trừ một số trường hợp liên thông từ TCCN lên ĐH hoặc từ hệ đào tạo nghề lên CĐ, ĐH phải do Bộ GD-ĐT trực tiếp cho phép.
Tưởng rằng với việc triển khai đại trà thì chí ít Bộ GD-ĐT cũng có những văn bản chặt chẽ để kiểm soát đầu vào cũng như khâu đào tạo cho đến đầu ra. Nhưng trên thực tế thì toàn quyền lại do hiệu trưởng các trường phụ trách. Không có một quy chế về tổ chức thi liên thông mà chỉ là những hướng dẫn "sơ sài" nên các trường mặc sức thông báo tuyển sinh, tổ chức thi, chấm thi... và gọi thí sinh trúng tuyển một cách vô tội vạ.
Với quy trình các trường được tổ chức "khép kín" toàn phần nên cũng từ đây xuất hiện biết bao cuộc "mua bán" bằng cấp cũng như đầy dẫy những tiêu cực trong kì thi liên thông.
N.T.S tốt nghiệp hệ TCCN trường ĐH T. sau dự thi liên thông lên CĐ tiết lộ: "Nói là thi cho nó to tát chứ trên thực tế là thỏa thuận. Về lý thuyết thì các câu hỏi trong đề được "khoanh vùng" ở mức hẹp nhất chỉ cần về nghiên cứu học qua là làm được bài. Còn về chuyên môn thì gắn liền với thực tế đã làm nên đa phần chẳng mấy ai gặp khó khăn".
N.T.S cũng tiết lộ, thông thường trước khi tổ chức kì thi liên thông, các trường đều tổ chức ôn tập. Chỉ vài lấn đến gặp thầy hướng dẫn ôn tập là có thể có trong tay đề cương "rút gọn" cuối cùng.
Bộ GD-ĐT tiếp tay cho "thả nổi"
Đỉnh điểm của sự thả nổi về liên thông đó chính là sự kiện Trường ĐH Công nghiệp TPHCM đào tạo "chui" từ hệ CĐ nghề lên ĐH. Số lượng sinh viên "sập bẫy" lên đến con số hàng chục nghìn người. Ngay sau khi phát hiện sai phạm, Bộ GD-ĐT lập tức yêu cầu trường dừng tuyển sinh đối với thí sinh tốt nghiệp hệ CĐ nghề nhưng về hướng xử lý cụ thể thì cho đến nay Bộ vẫn chưa công bố.
Cuối tháng 8/2012, Bộ GD-ĐT yêu cầu Trường ĐH Công nghiệp TPHCM chấm dứt tuyển sinh liên thông CĐ nghề lên ĐH. (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ)
Sau vụ việc này lại tiếp tục xuất hiện thêm nhiều trường có hình thức vi phạm tương tự và Bộ GD-ĐT đành phải công bố danh sách các trường đã được giao nhiệm vụ đào tạo liên thông từ hệ nghề lên ĐH, CĐ. Từ con số 11 ban đầu và sau nhiều lần rà soát con số được ấn định 16. Qua đây mới thấy Bộ chỉ giao nhưng dường như lại "buông" lỏng quản lý.
Tuy nhiên, vấn đề lại đáng nói hơn cả đó là việc cấp phép cho 16 trường này quá dễ dàng, không tuân thủ các điều kiện ràng buộc trong thông tư liên tịch giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chẳng hạn như, theo thông tư liên tịch thì các trường CĐ nghề, trung cấp nghề có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cho các trường ĐH, CĐ về: mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của nghề đào tạo, chương trình đào tạo, các điều kiện bảo đảm chất lượng của trường, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được cơ quan quản lý có thẩm quyền xác nhận, để làm cơ sở cho việc công nhận giá trị kết quả học tập, miễn trừ các học phần đã học cho người học, tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo liên thông và tổ chức đào tạo theo yêu cầu bảo đảm chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên, trên thực tế các điều kiện này của các trường CĐ nghề, trung cấp nghề đến nay vẫn còn bỏ ngỏ thậm chí có thể nói là chưa có cơ sở để đánh giá.
Trong khi đó, tại điều 4 về điều kiện đào tạo liên thông nêu rõ: "Đã xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo liên thông từ trình đô trung câp nghê, cao đẳng nghê lên trình độ cao đẳng, đại học theo quy định hiện hành vê đào tạo liên thông của Bô GD-ĐT".
Điều 6 về hồ sơ mở ngành có yêu cầu bảng đối chiếu chương trình đào tạo của các nghề ở trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề với chương trình đào tạo của các ngành tương ứng ở trình độ cao đẳng, đại học để làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo liên thông.
Và tại điều 12 về điều khoản thi hành nhấn mạnh: "Các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề có trách nhiệm phối hợp với các trường CĐ và trường ĐH xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ trình đô trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình đô cao đẳng, đại học"
So sánh hai điểm này có thể thấy theo đúng thông tư liên tịch thì để được đào tạo liên thông từ hệ nghề lên ĐH, CĐ thì không phải một sớm một chiều mà ít nhất cần vài năm để thực hiện.
Nhìn vào danh sách các quyết định dành cho 16 trường đã được Bộ GD-ĐT cho phép có thể thấy sự "dễ dãi" trong khâu coi thường chất lượng. Thông tư liên tịch có hiệu lực vào ngày 12/12/2010 thì chưa đầy 6 tháng sau, Bộ GD-ĐT đã giao nhiệm vụ cho hàng loạt trường thực hiện. Trong số này lại còn xuất hiện những trường ĐH mới được thành lập. Ngay cả hệ đào tạo chính quy còn chưa hoàn thành tốt thậm chí là từng bị dừng tuyển sinh cách đó chưa lâu, ấy vậy mà Bộ GD-ĐT lại tin tưởng cho phép.
Trong quá trình đi thực hiện loạt bài viết này, chúng tôi có làm việc với một số trường chưa được cấp phép nhưng vẫn tổ chức tuyển sinh đào tạo. Khi được hỏi thì các trường đều có chung tâm sự: "Theo thông tư liên tịch thì trước sau khi cũng được Bộ GD-ĐT cho phép. Hiện đã trình hồ sơ chỉ cần chờ đồng ý nữa là xong". Qua đây cho thấy vì sự "dễ dãi" của Bộ GD-ĐT mà các trường chẳng ngần ngại "làm liều"!
Chưa làm việc với các trường CĐ nghề, Trung cấp nghề trong cả nước nhưng các đơn vị được cấp phép cũng như chưa phép thông báo tuyển sinh rầm rộ, không giới hạn đối tượng... Cánh cửa mở rộng nên hàng loạt thí sinh học hệ nghề đỗ xô đến đăng ký tham gia. Cuộc chạy đua "nâng cấp bằng" bắt đầu...
(còn tiếp)
S.H
Theo dân trí
Các trường đào tạo tại chức lên tiếng Từ góc độ là những nơi cung cấp cho xã hội những "sản phẩm" tại chức, đại diện một số trường đại học đã lên tiếng. Từng nhận được thông báo của SV về chuyện Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc từ chối tuyển dụng SV tốt nghiệp trường mình, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia...