Nâng cao vai trò của giáo dục thể chất trong trường phổ thông
Giáo dục thể chất trong trường học là một trong những hoạt động giáo dục rất quan trọng. Việc giáo dục thể chất không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn rèn luyện tính kỷ luật, lối sống lành mạnh, và giúp các em phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, việc giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn bạc và xem xét một cách thấu đáo.
Trường THPT Trương Vĩnh Ký một trong những ngôi trường có đầy đủ cơ sở vật chất cho học sinh trong các tiết thể dục
Điều 2 Nghị định 11/2015/NĐ-CP Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường nêu rõ: “Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.”
Nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh coi trọng phát triển thể chất để phát triển toàn diện cả về đức – trí – thể – mỹ cho học sinh. Những nghị định, nghị quyết của Đảng và Chính phủ khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục thể chất đối với sự hình thành và phát triển thể chất cũng như nhân cách của học sinh.
Vai trò của giáo dục thể chất đối với học sinh
Hoạt động giáo dục thể chất học đường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thế chất và trí tuệ của học sinh phổ thông. Điều đó được thể hiện một cách đầy đủ trên nhiều mặt.
Thứ nhất, giáo dục thể chất góp phần tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực và tầm vóc đúng với lứa tuổi, giới tính và đặc điểm sức khỏe của mỗi học sinh.
Thứ hai, việc giáo dục thể chất tạo cơ sở để phát triển toàn diện cho học sinh về kỹ năng, kỹ xảo. Đây là một trong những hoạt động thiết thực góp phần phát triển kỹ năng sống cho học.
Thứ ba, giáo dục thể chất cũng là hoạt động rèn luyện kỹ năng sống. Ở đó, các em học sinh sẽ được hình thành và phát triển những kỹ năng sống cốt lõi như: năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, ứng xử, khả năng vượt qua khó khăn, phòng chống đuối nước, khả năng thích ứng với môi trường xã hội, năng lực làm việc nhóm…Từ đó xây dựng lối sống lành mạnh, có kỷ luật cho học sinh.
Những khó khăn trong công tác giáo dục thể chất ở trường phổ thông
Mặc dù có vai trò rất lớn trong việc giáo dục toàn diện học sinh nhưng môn giáo dục thể chất trong trường học hiện nay vẫn chưa thực sự được quan tâm. Do vậy, việc dạy và học thể dục nói riêng, các hoạt động giáo dục thể chất nói chung còn nhiều vấn đề bất cập.
Đầu tiên, cơ sở vật chất cho việc giáo dục thể chất trong trường học còn ít về số lượng và thiếu đồng bộ. Sân chơi bãi tập, đặc biệt là các trường ở thành phố còn nhỏ, hẹp gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc dạy và học.
Video đang HOT
Việc xây dựng bể bơi tại các trường học còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước có khoảng 1.600 bể bơi được xây dựng trong trường học. Số lượng này chưa đáp ứng được nhu cầu học bơi của học sinh.
Các tiết học thể dục vẫn còn xen kẽ với các tiết học văn hóa khác gây ảnh hưởng tới việc học của học sinh. Việc bố trí học thể chất trong một buổi riêng còn chưa thực hiện được làm giảm đi không nhỏ hiệu quả của giáo dục thể chất trong nhà trường.
Chất lượng chuyên môn của các cuộc thi thể dục thể thao như Hội khỏe phù đổng, các giải thi đấu cấp quận (huyện), cấp tỉnh còn chưa được tổ chức một cách chuyên nghiệp.
Đa số phụ huynh, giáo viên và học sinh đều coi giáo dục thể chất là “môn phụ” nên chưa thực sự quan tâm đúng mức tới môn học này. Điều này làm giảm hiệu quả cũng như vai trò của giáo dục thể chất trong nhà trường.
Phát triển giáo dục thể chất trong nhà trường
Tuyên truyền về vai trò của giáo dục thể chất đến phụ huynh, giáo viên và học sinh. Từ đó thay đổi cách nhìn, tư duy về vị trí của giáo dục thể chất trong trường học. Việc thay đổi nhận thức của phụ huynh, học sinh là yếu tố quan trọng góp phần phát triển giáo dục thể chất trong nhà trường. Cần đặt môn giáo dục thể chất trong nhà trường về đúng vị trí của nó, là một trong bốn yếu tố “Đức – Trí – Thể – Mỹ” để phát triển toàn diện học sinh.
Để phát triển giáo dục trước hết cần hoàn thiện hệ thống sân chơi, bãi tập, bể bơi, các dụng cụ phục vụ cho hoạt động dạy và học thể dục, thể thao. Đây là yếu tố đầu tiên mang tính quyết định để tạo nên bước đột phá trong việc giáo dục thể chất trong trường học. Bởi thầy giỏi, học trò tích cực nhưng nếu bãi tập, dụng cụ học tập thiếu thì hiệu quả cũng không thể đạt được như mong muốn.
Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục thể chất trong nhà trường. Tổ chức tập huấn hàng năm cho đội ngũ giáo viên dạy giáo dục thể chất để đảm bảo cập nhật nhanh nhất những thay đổi về nội dung, phương pháp giảng dạy, giáo dục thể chất trong nhà trường.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cuộc thi, các hoạt động thể chất trong nhà trường. Hệ thống các giải thưởng trong cuộc thi thể thao dành cho học sinh sẽ là động lực để thúc đẩy giáo dục thể chất phát triển nhanh chóng.
Nâng cao vai trò, vị trí của môn giáo dục thể chất trong nhà trường là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần phát triển toàn diện học sinh theo tinh thần của việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Đây là tiền đề để có được các thế hệ trẻ khỏe mạnh, năng động, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Ngành Lưu trữ học: Hiểu thấu đáo về ngành học và vận dụng thành thạo trong thực tiễn
Ngành Lưu trữ học đã được đào tạo từ những năm 90 của thế kỷ XX ở Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV), ĐHQG-HCM và khẳng định được vai trò và vị trí của ngành Lưu trữ học trong việc cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, làm việc trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tiến sĩ Đỗ Văn Học - Trưởng khoa, Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
Ngành Lưu trữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM và khẳng định được vai trò và vị trí của ngành Lưu trữ học trong việc cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, làm việc trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Để tìm hiểu rõ hơn về ngành Lưu trữ học, Giáo dục & Thời đại đã có một buổi trò chuyện cùng với Tiến sĩ Đỗ Văn Học - Trưởng khoa, Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
Chương trình đào tạo cập nhật, đổi mới, phù hợp với thực tiễn làm việc
PV: Xin thầy cho biết về lịch sử hình thành của ngành Lưu trữ học tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
TS Đỗ Văn Học: Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM đào tạo ngành Lưu trữ học, trình độ đại học từ năm 1995, đào tạo ngành Lưu trữ học trình độ cao học từ năm 2014.
Sau gần 30 năm, Trường đã và đang đào tạo gần 5000 người học bậc đại học ở cả hệ chính quy và vừa làm vừa học; quy mô đào tạo được tổ chức trong một phạm vi rộng lớn ở TP. Hồ Chí Minh và tại các địa phương khu vực phía Nam từ Quảng Trị đến Cà Mau; đã và đang đào tạo 08 khóa cao học ngành Lưu trữ học với hơn 60 học viên cao học.
Trong kế hoạch chiến lược phát triển, Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng là một trung tâm nghiên cứu và đào tạo về Lưu trữ học, Quản trị văn phòng có chất lượng cao của các tỉnh phía Nam và ở Việt Nam, có trình độ ngang tầm với các nước Đông Nam Á, đáp ứng nhu cầu của TP. Hồ Chí Minh, khu vực phía Nam và Việt Nam. Khoa xây dựng môi trường học tập thân thiện, năng động, sáng tạo, có chất lượng giáo dục cao để mỗi người học đều có cơ hội học tập, nghiên cứu, phát triển tối đa năng lực, phẩm chất, kiến thức, kỹ năng và tiềm năng theo triết lý giáo dục Toàn diện - Khai phóng - Đa văn hóa của Trường và Khoa đã xác định.
Niềm vui của sinh viên Lưu trữ học dự Lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân
PV: Thưa thầy, sinh viên sẽ học những khối lượng kiến thức nào khi theo học ngành Lưu trữ học?
TS Đỗ Văn Học: Về cấu trúc của chương trình đào tạo ngành Lưu trữ học, có số lượng tổng cộng 120 tín chỉ, tổ chức giảng dạy trong 7 học kỳ (tương đương 3,5 năm), bao gồm các khối lượng kiến thức: Khối kiến thức giáo dục đại cương: giáo dục chính trị, kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức khoa học tự nhiên; và kiến thức tự tích lũy là ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng; và Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, gồm kiến thức là cơ sở ngành; kiến thức chuyên ngành và kiến thức tự chọn.
Về chuyên môn, ngành Lưu trữ học có mục tiêu về kiến thức và kỹ năng. Sinh viên có kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn một cách cơ bản; kiến thức chuyên môn và kiến thức bổ trợ, liên thông, liên ngành về lĩnh vực văn thư, lưu trữ nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn của ngành học; tham mưu và giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác văn thư, công tác lưu trữ; nghiên cứu và giảng dạy tại các trường có đào tạo về lĩnh vực văn thư, lưu trữ.
Thêm vào đó, ngành còn đào tạo kỹ năng hành chính, tin học, ngoại ngữ thực hiện các công việc văn phòng, văn thư và lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Điểm nhấn về chuyên môn trong đào tạo ngành Lưu trữ học của Khoa hiện nay là thực hiện việc chuyển đổi số theo nhu cầu của xã hội trên cơ sở những kết quả nghiên cứu khoa học và sự phát triển của thực tế đất nước.
PV: Đào tạo gắn với thực hành sẽ được thực hiện như thế nào, thưa thầy?
TS Đỗ Văn Học: Tại Trường ĐH KHXH&NV, sinh viên ngành Lưu trữ học sẽ được thực hành trong hai nhóm môn học như:
Nhóm thứ nhất, số môn học kết hợp lý thuyết và thực hành. Theo chương trình đào tạo, những môn học kết hợp lý thuyết với thực hành, ngoài tín chỉ lý thuyết phải có tối thiểu 1 tín chỉ thực hành, bằng 30 tiết. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy một số môn học, giảng viên sẽ tổ chức cho sinh viên đi tham quan thực tế chuyên môn của môn học tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Nhóm thứ hai, thực hành toàn diện về chuyên môn ngành học thông qua thực tập thực tế. Trong chương trình đào tạo ngành Lưu trữ học có 2 học phần thực tập, với tổng số 8 tín chỉ và được tổ chức đi thực tập thành 2 đợt, mỗi đợt khoảng từ 6 đến 8 tuần tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp ở Trung ương và các địa phương.
Ngoài ra, đối với mỗi khóa học, Khoa sẽ tổ chức một chuyến đi tham quan, khảo sát chung về công tác văn phòng, văn thư, lưu trữ tại một số cơ quan ở Trung ương và địa phương từ 5 đến 10 ngày, có sự tham gia, đồng hành trực tiếp của các giảng viên trong Khoa.
Cơ hội làm việc đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, hội tụ đủ các yếu tố về tố chất, kiến thức, kỹ năng
Lễ chào đón Tân sinh viên khóa 2020 - 2024 khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng
PV: Được biết, ngành Lưu trữ học đang được ứng dụng tốt trong các lĩnh vực nghề nghiệp. Vậy, cử nhân ngành có thể làm tốt những công việc như thế nào?
TS Đỗ Văn Học: Cử nhân ngành Lưu trữ học có thể làm việc ở các vị trí như:
Lưu trữ viên trong các Lưu trữ lịch sử (Trung tâm lưu trữ quốc gia, Trung tâm lưu trữ lịch sử ở các tỉnh), các Lưu trữ chuyên ngành (quân đội, công an, điện lực, tài nguyên - môi trường... từ cấp huyện trở lên) và Lưu trữ cơ quan của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
Chuyên viên văn thư, chuyên viên văn phòng trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác;
Có khả năng nghiên cứu, học tập, phát triển thành giảng viên tại các cơ sở đào tạo về văn thư, lưu trữ tại các trường đại học; nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu về công tác văn thư và công tác lưu trữ.
Điểm đặc biệt là tính mềm dẻo của chương trình đào tạo giúp sinh viên khi đi làm ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác nhau, sau khi bổ túc thêm chuyên môn mới sẽ có thể làm việc chuyên môn thuộc chứcc năng, hoạt động của cơ quan tuyển dụng như: tòa án, viện kiểm sát, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất,...
PV: Để theo học ngành Lưu trữ học, các bạn trẻ cần có những tố chất nào, thưa thầy?
TS Đỗ Văn Học: Nhìn chung, tố chất cần có đối với người học ngành Lưu trữ học là phải luôn luôn có niềm đam mê, ý chí học hỏi, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng để liên tục cải tiến, làm việc tốt hơn. Đồng thời, người học cũng cần phải có tố chất tự chủ, chịu trách nhiệm với công việc được phân công; có khả năng truyền đạt, làm việc nhóm; có khả năng vận dụng, đổi mới, sáng tạo kiến thức, kỹ năng được học vào thực tế làm việc tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
PV: Để thành công trong công việc, chuyên môn là một phần quan trọng nhưng cũng sẽ cần những kỹ năng khác để có thể phát huy tốt chuyên môn. Theo thầy, sinh viên cần phải trau dồi những kiến thức và kỹ năng nào nữa khi học ngành này?
TS Đỗ Văn Học: Sinh viên mới ra Trường, trước hết phải coi trọng kiến thức và kỹ năng chuyên môn của ngành học. Nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với ứng viên tuyển dụng trước hết cũng chính là kỹ năng chuyên môn.
Tuy nhiên, để có thể phát huy tốt kiến thức và kỹ năng chuyên môn và ngày càng trưởng thành trong sự nghiệp, sinh viên cần trau dồi kiến thức và kỹ năng nhân sự như kỹ năng giao tiếp trong hoạt động quản lý, văn hóa công sở, tâm lý học quản lý,....; và kỹ năng tư duy như: tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, tư duy quản lý... khi theo học ngành Lưu trữ học.
PV: Lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ đã tìm hiểu và yêu thích ngành Lưu trữ học để thực hiện đam mê và thành công?
TS Đỗ Văn Học: Các bạn trẻ đã theo học ngành Lưu trữ học phải hiểu thấu đáo về ngành học (kiến thức) và vận dụng thành thạo (kỹ năng) vào thực tế làm việc tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Từ đó, có cơ sở để củng cố và gia tăng niềm đam mê, ý chí học hỏi, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và tính trách nhiệm đối với công việc được giao. Có như vậy, các bạn học ngành Lưu trữ học sẽ chắc chắn có được những kỹ năng để dành được các mục tiêu trong nghề nghiệp như mong đợi.
Trân trọng cảm ơn ông!
Thừa cục bộ giáo viên dạy chương trình lớp 10 mới Sau khi học sinh chọn xong tổ hợp môn lớp 10, xuất hiện tình trạng thừa giáo viên tại một số bộ môn. Hiện các trường đang tìm cách bố trí, sắp xếp đội ngũ này sao cho phù hợp. Năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông 2018 lần đầu tiên được triển khai tại bậc THPT với lớp 10. Theo...