Nâng cao trách nhiệm của địa phương trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020
Chính quyền, ngành GD – ĐT các địa phương cần nâng cao trách nhiệm trong mỗi khâu của quá trình tổ chức kỳ thi để đảm bảo kỳ thi diễn ra công bằng.
Theo dự thảo Quy chế Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đăng tải để nhận ý kiến góp ý của xã hội thì kỳ thi này được giao cho các địa phương tổ chức trong tất cả các khâu. Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm nhiệm khâu ra đề thi và duy trì các giải pháp giám sát chất lượng của kỳ thi này.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các giải pháp kỹ thuật cũng chỉ hạn chế phần nào sai phạm, mà điều quan trọng vẫn là yếu tố con người. Vì vậy, chính quyền, ngành Giáo dục – Đào tạo các địa phương cần nâng cao trách nhiệm trong mỗi khâu của quá trình tổ chức kỳ thi để đảm bảo kỳ thi diễn ra công bằng, khách quan, kết quả thi đánh giá đúng năng lực học sinh.
Chính quyền, ngành GD – ĐT các địa phương cần nâng cao trách nhiệm trong mỗi khâu của quá trình tổ chức kỳ thi để đảm bảo kỳ thi diễn ra công bằng.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020. Với các địa phương, dù đã thấm nhuần tinh thần đó nhưng để tổ chức một kỳ thi công bằng, nghiêm túc, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh cũng không phải là đơn giản.
Theo Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, các địa phương cần nhiều yếu tố để có thể tổ chức được một kỳ thi nghiêm túc, gồm cả đường hướng chỉ đạo của ngành chức năng và quyết tâm của cả hệ thống ở địa phương trong tất cả các khâu tổ chức thi:
(ND: Lãnh đạo Bộ Giáo dục -Đào tạo phải có hướng dẫn rất chi tiết để cho địa phương không làm sai những quy định. Thứ hai là tôi cho rằng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, cũng như các đồng chí lãnh đạo chỉ đạo giáo dục làm thật tốt, đừng để sai sót. Tại vì nhân dân ta là bao giờ họ cũng mong chờ sự công bằng trong thi cử, Nhà nước ta thì cũng đòi hỏi sự chính xác trong thi cử. Bởi vì nếu như thi cử mà không làm được điều này thì một là thiệt thòi cho dân, hai là thiệt thòi Nhà nước là mình đã không đánh giá được đúng tài năng để sử dụng.)
Những sai phạm trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 ở 3 địa phương Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình và hiện được ngành chức năng đưa ra xét xử một cách nghiêm túc cũng là bài học đắt giá cho các địa phương trong tổ chức thi. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay sẽ được chính quyền địa phương, người đứng đầu địa phương quán triệt quyết liệt.
Dù địa phương tổ chức thi nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đảm nhiệm khâu ra đề thi, giám sát việc tổ chức kỳ thi nên cũng phần nào tạo được niềm tin đối với xã hội về tính khách quan, công bằng của kỳ thi. Bên cạnh đó, một điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay là các tỉnh sẽ phải công khai phổ điểm thi, báo cáo toàn bộ điểm học bạ của các thí sinh qua hệ thống điện tử để Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy đó là căn cứ đối sánh với kết quả thi.
Video đang HOT
Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam khẳng định, đây được cho là căn cứ quan trọng và có giá trị thực tế để phát hiện ra những điểm bất thường.
“Việc công bố công khai phổ điểm trong học bạ cũng như phổ điểm thi cử thì sẽ có sự đối chiếu với nhau. Nếu như phổ điểm học bạ so với phổ điểm thi cử chênh lệch nhau quá thì chúng ta giám sát đã trở lại chắc chắn sẽ phát hiện ra những người làm sai lầm. Ai mà đã chuẩn bị có các ý tưởng có sự sai lầm nào, theo tôi phải ngừng ngay tức khắc từ bây giờ và không để sự sai sót trong kỳ thi xảy ra”, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho hay.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 với mục tiêu để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Nếu quá trình đánh giá này thực hiện không chính xác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các học sinh, bởi năm nay rất nhiều trường đại học vẫn sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp này để xét tuyển sinh. Điểm thi cao nhưng nếu các em không có năng lực thực sự thì cũng không thể theo học ở bậc đại học.
Tiến sỹ Trương Tiến Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội nêu quan điểm: “Tâm lý của các thầy cô dù ở bậc học nào, có một tâm lý chung cũng giống như cha mẹ, đều muốn con mình, trò mình tốt và giỏi. Nhưng không vì thế mà hạ thấp chỉ tiêu đánh giá xuống làm mất đi vị thế của người thầy. Người thầy phải bao dung và người thầy phải độ lượng để công nhận sự phấn đấu và động viên sự phấn đấu vươn lên đó. Tôi hi vọng kỳ thi năm nay cũng tổ chức an toàn. Bởi vì những gì mà người ta còn nể nang, người ta còn lợi dụng thì đã có tấm gương. Sự tin tưởng của bậc giáo dục đại học như chúng tôi thì sẽ khẳng định niềm tin của nhân dân đối với giáo dục”.
Từ thực tế tổ chức việc học và thi những năm gần đây có thể thấy ngoài các giải pháp kỹ thuật để giám sát kỳ thi, thì giải pháp bền vững là phải tạo ra động cơ học tập trong người học và sự tôn trọng tất cả nghề nghiệp hiện có trong xã hội. Chỉ khi nào người lớn không đánh giá tương lai của học sinh bằng điểm số của một kỳ thi, nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá dựa trên bằng cấp thì cuộc chạy đua tìm cơ hội gian dối trong học tập, thi cử mới có khả năng chấm dứt./.
Học sinh phải đứng nắng vì đi sớm: Nên bỏ sao đỏ?
GS Dong cho rằng, đội sao đỏ chỉ nên có từ cấp THPT trở lên nhưng lại có ý kiến cho rằng, không nên bỏ đội sao đỏ từ cấp tiểu học.
Vụ cô giáo phạt học sinh đứng nắng vì đi học sớm vẫn đang khiến dư luận xôn xao về những mâu thuẫn trong lời của phụ huynh và kết luận của UBND TP Hải Phòng về vụ việc và cả chuyện đội sao đỏ của Trường Tiểu học Quang Trung (quân Ngô Quyên).
Nói về việc này, ngày 24/5, trao đổi với báo Đất Việt, GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng:
"Trước hết phải nói đến việc học sinh đi học sớm hay muộn. Nếu các em đi sớm thì lẽ ra phải khen, còn đến muộn phải phê bình chứ phê bình các em vì đi học sớm là không được. Còn đối với đội sao đỏ, tôi nghĩ đội này hầu hết có ở các trường.
Hồi tôi còn là sinh viên cũng có đội sao đỏ giúp nhà trường trong việc nhắc nhở các bạn trong việc giữ gìn trật tự. Về bản chất, đội sao đỏ là tốt, không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, đối với đội sao đỏ bé quá thì tôi nghĩ không nên duy trì đội này bởi các em còn ngây thơ, nhất là các em học sinh bậc tiểu học về nhận thức chưa được đầy đủ như các lớp lớn.
Mỗi khi xử lý các tình huống đều không được nhanh nhạy và linh hoạt. Hơn nữa, ở lứa tuổi này các em vẫn hay có những mâu thuẫn nhỏ nhặt, chỉ cần không chơi với nhóm kia là có thể có những lời nói, hành động chưa được đẹp cho lắm đối với bạn.
Bên cạnh đó, các em chưa thể giúp giáo viên giải quyết trực tiếp các tình huống được".
Hình ảnh cháu bé đứng ngoài cổng trường được đăng cùng phản ảnh của phụ huynh trên một diễn đàn
Theo GS.TSKH Phạm Tất Dong, đội sao đỏ chỉ nên có từ cấp THPT trở lên vì ở lứa tuổi này các em có hiểu biết đầy đủ và lẽ phải các em nắm được hơn học sinh bậc tiểu học.
Trong khi đó, trái ngược với ý kiến trên, cùng ngày, Tiến sĩ tâm lý học Nguyễn Kim Quý, giảng viên Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội I cho rằng, không nên bỏ đội sao đỏ vì đội này giúp cho giáo viên rất nhiều việc, thậm chí giúp cho chính các em học sinh năng động và trưởng thành hơn từ công việc mình đang làm.
"Từ xưa đến nay, đội sao đỏ vẫn luôn được duy trì. Khi học sinh được tham gia đội sao đỏ này các em sẽ trưởng thành hơn và hoàn thành rất tốt công việc được giao.
Còn về phía các em học sinh chịu sự giám sát của đội sao đỏ thì cũng cần được giáo viên nói trước về việc phối hợp với đội sao đỏ để học tập và giữ gìn trật tự, kỷ cương trong lớp.
Tuy nhiên, lỗi ở đây cần nhắc đến đó là của nhà trường. Nhà trường phải dạy cho các em trong đội sao đỏ có kỹ năng, xử lý các tình huống, nếu không dạy thì các em làm sao biết được, các em chỉ xử lý tình huống dập khuôn, nhất nhất theo lời giáo viên chứ không linh hoạt.
Để đội sao đỏ là để các em tự giúp đỡ nhau thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Trẻ em giờ thông minh lắm, không ngây ngô như bố mẹ nghĩ đâu nên tôi nghĩ không nên bỏ đội sao đỏ", Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý nói.
Trong khi trước đó, theo kết luận của UBND TP Hải Phòng, về việc cháu M.T.T.T., học sinh lớp 1A1 đứng ở ngoài cổng trường vào thời điểm 13h15 phút ngày 20/5, không phải do yêu cầu của nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.
Sau khi được phụ huynh đưa vào trong trường, cháu bé đã được đội sao đỏ hướng dẫn vào lớp nhưng học sinh này đã đi ra ngoài cổng trường đứng.
Được biết, đội sao đỏ theo dõi của Trường Tiểu học Quang Trung gồm có 5 em là học sinh lớp 5. Nhóm học sinh này cho biết trưa hôm đó, em T.T. được mẹ chở vào cổng trường. Thấy em đứng ở sân, nhóm đã yêu cầu "Em đi vào lớp, không ngồi ở đây". Nhưng vì chưa đến giờ vào lớp nên học sinh này lại đi ra ngoài cổng trường đứng cho đến khi mẹ quay lại.
Trong khi đó, bà Mai Thị M, mẹ cháu T.T. cho biết, những gì bà đăng là sự thật. Bà không nói sai cho cô giáo nhưng bà nhận sai vì đã không phản ánh lên Ban giám hiệu nhà trường mà đăng lên Facebook, gây ảnh hưởng đến uy tín của tập thể.
Theo phụ huynh này, cháu T.T không ăn bán trú, buổi trưa về nhà và đến học ca chiều vào 13h30. Để kịp giờ làm việc buổi chiều, phụ huynh đã cho con đến sớm 15 phút.
Sợ con bị phê bình, bà M dặn con ngồi ở gốc cây trong trường chờ đúng giờ mới lên lớp. Nhưng sau khi đi một lát, quay lại vẫn thấy con đứng ở cổng trường.
Con cho biết đội sao đỏ không cho vào trong sân trường vì chưa tới giờ học.
Bà M viết: "Ngày 20/5, tôi có chở con đến trường học vào đến sân trường. Cháu nói, mẹ ơi không được đứng đây đâu. Con có nói mẹ cho con ra ngoài đứng chờ nên tôi cho cháu ra cổng trường đứng chờ để chờ giờ vào lớp. Tôi vẫn hay có thói quen chụp ảnh cháu mỗi khi đi học.
Khi cháu đứng vào đó đợi, trong lòng tôi bức xúc và thấy ngày nào con cũng đứng đây để chờ giờ vào lớp sẽ không ổn nên tôi đã cho cháu về nhờ người để chở cháu đi đúng quy định của nhà trường.
Còn về phía nhà trường không hề biết sự việc này và cô giáo chủ nhiệm không đuổi con ra cổng như những lời mọi người đã bình luận. Cô chỉ nghiêm cấm không được vào lớp trước 1 giờ 30 mà thôi...".
Bà M cũng "cúi xin cộng đồng mạng đừng chia sẻ việc này và xin chấm dứt ở đây để mẹ con cháu bình yên sống qua ngày".
Để kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 thành công Để kỳ thi đi đến thành công, chúng ta phải đảm bảo kỳ thi ấy được tiến hành trung thực, khách quan, khoa học với kết quả phản ánh đúng năng lực và trình độ nhận thức của học sinh; tránh xa mọi sự can thiệp bất chính của 'bệnh thành tích'. Thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 ở...