Nâng cao nhận thức cho bệnh nhân đái tháo đường
Bệnh viện 199 ( Bộ Công an) tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ cho người bệnh đái tháo đường với chủ đề “Cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả”.
Đái tháo đường đã trở thành một đại dịch trên toàn cầu. Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2021 toàn thế giới có 537 triệu người (trong độ tuổi 20-79) mắc bệnh đái tháo đường, dự kiến sẽ ở mức 643 triệu người vào năm 2030 và 784 triệu người vào năm 2045.
Tại Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng một cách nhanh chóng trong tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc, số bệnh nhân tăng gấp đôi trong vòng 10 năm. Năm 2017, số bệnh nhân đái tháo đường là 3.54 triệu người (khoảng 5.5% dân số), số bệnh nhân tiền đái tháo đường (có rối loạn dung nạp glucose) là 4.79 triệu người (khoảng 7.4% dân số), nghĩa là cứ 7.5 người sẽ có 1 người mắc bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường. Dự đoán đến năm 2045, con số này sẽ tăng lên chiếm 7.7% tổng dân số. Đặc biệt, bệnh ngày càng trẻ hóa với nhiều ca mắc đã được ghi nhận ở trẻ nhỏ 9-13 tuổi, thanh niên 20 – 30 tuổi.
Bệnh viện 199 phổ biến kiến thức bệnh đái tháo đường cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết còn hạn chế, người bệnh mắc đái tháo đường ở Việt Nam thường được phát hiện ở giai đoạn muộn và thường đến bệnh viện với những biến chứng nặng nề, kéo thành gánh nặng kinh tế gây ra do bệnh đái tháo đường cũng rất lớn. Có điều, bệnh đái tháo đường type 2 có thể dự phòng và ngăn chặn được.
Video đang HOT
Buổi sinh hoạt diễn ra sôi nổi và bổ ích với sự có mặt của hơn 150 bệnh nhân đái tháo đường trên địa bàn tham gia. Tại đây, các bệnh nhân được các y bác sĩ chuyên ngành của Bệnh viện 199 được đo tim mạch và kiểm tra các chỉ số cần thiết phổ biến các kiến thức liên quan đến tầm soát bệnh lý đái tháo đường và tầm quan trọng của việc theo dõi đường huyết; cập nhật những điểm mới về dinh dưỡng trong quản lý và điều trị đái tháo đường năm 2023.
Phát biểu tại buổi sinh hoạt, BS.CKII Trương Xuân Hùng – Phó Giám đốc Bệnh viện 199 đánh giá cao hoạt động của Khoa Nội tiết đái tháo đường. Thông qua những đợt sinh hoạt này, đó là môi trường để cung cấp thông tin bổ ích cho người bệnh và thân nhân người bệnh, giúp người bệnh hiểu sâu hơn về đái tháo đường. Đồng thời giúp bệnh nhân nói riêng và cộng đồng nói chung chủ động hơn trong việc phòng chống bệnh hiệu quả, an toàn, hạn chế những biến chứng xảy ra.
Do đó, thông qua những đợt sinh hoạt của Câu lạc bộ tại Bệnh viện 199, bệnh nhân đái tháo đường mới được phát hiện sau buổi sàng lọc sẽ được đưa vào chương trình quản lý và theo dõi bệnh nhân đái tháo đường của bệnh viện. Chương trình sinh hoạt cũng giúp nâng cao nhận thức cho bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện 199 và gia đình trong phòng ngừa, quản lý, điều trị tốt nhằm hạn chế các biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu những gánh nặng cho gia đình, xã hội do bệnh lý này gây ra.
Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, hơn 55% bệnh nhân đã biến chứng
Đái tháo đường là bệnh mạn tính không lây nhiễm phổ biến hiện nay, gây các biến chứng nguy hiểm và chi phí điều trị rất cao.
Tuy nhiên, những biến chứng và thiệt hại kinh tế này có thể ngăn ngừa được nếu bệnh được phát hiện sớm và kiểm soát tốt.
Mới đây, Bộ Y tế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường (14/11) và Ngày toàn dân mua và sử dụng muối I-ốt (2/11). Thông tin cho biết, bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần đặc biệt quan tâm.
Theo Hiệp hội phòng chống đái tháo đường thế giới, năm 2021 trên toàn cầu, cứ 10 người trưởng thành thì có hơn một người mắc bệnh đái tháo đường. Các quốc gia có trên 20% dân số trưởng thành mắc bệnh bệnh này cũng ngày càng nhiều hơn. Số liệu thống kê từ năm 2000 tới nay cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người từ 20-79 tuổi tới nay đã tăng hơn gấp ba lần và trong vòng 15 năm qua, chi phí về y tế cho bệnh đái tháo đường đã tăng lên gấp ba lần.
Hiện có khoảng 537 triệu người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường, tương ứng 10,5% dân số. Trong đó có hơn 6,7 triệu người tử vong do các nguyên nhân liên quan đến bệnh ĐTĐ. Điều đáng nói là có tới 240 triệu người mắc bệnh ĐTĐ không được chẩn đoán trên thế giới, nghĩa là khoảng gần một nửa người mắc ĐTĐ mà không mình mắc bệnh.
Tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường cũng đang gia tăng nhanh. Bệnh không chỉ xuất hiện ở khu vực đô thị mà còn xuất hiện ở hầu khắp các khu vực từ miền núi, trung du đến đồng bằng... Trong số người trưởng thành tuổi từ 30-69, tỉ lệ mắc ĐTĐ là 2,7% vào năm 2002, nhưng đến năm 2020, tỉ lệ này đã tăng lên là 7,3%. Trong đó tỉ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán là 62,6%.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại mít tinh kỷ niệm Ngày đái tháo đường thế giới.
Phát biểu tại Lễ mít tinh, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.
Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã nỗ lực triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 - 2015 do chính phủ phê duyệt, chương trình hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết Trung ương 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Chương trình mục tiêu Y tế dân số giai đoạn 2016-2020.
Với sự quyết tâm của cả hệ thống y tế từ Trung ương tới địa phương, và của bệnh viện nội tiết trung ương với vai trò là bệnh viện tuyến cuối điều trị các bệnh Nội tiết - Rối loạn chuyển hóa, chỉ đạo tuyến, công tác phòng, chống bệnh các bệnh không lây nhiễm trong đó có bệnh đái tháo đường, rối loạn các rối loạn do thiếu Iốt đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Ý thức của người dân đã ngày càng được nâng cao trong việc phòng bệnh, xây dựng hành vi sức khỏe lành mạnh, tham gia sàng lọc để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường, điều trị kịp thời tại các cơ sở Y tế; người dân đã được theo dõi, tư vấn để giảm thiểu biến chứng của bệnh, đặc biệt là phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận và các biến chứng nguy hiểm khác.
Chúng ta đã thành công trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Mục tiêu của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 là khống chế tỉ lệ đái tháo đường dưới 10%, chúng ta đã thực hiện được ở mức 7,3%, khống chế tỉ lệ tiền đái tháo đường dưới 20%, chúng ta đã giữ được ở mức 17%. Tuy nhiên trước tình hình các bệnh không lây nhiễm trên thế giới vẫn có xu hương gia tăng, trong đó có bệnh đái tháo đường, các cán bộ y tế và mỗi người dân chúng ta cần đề cao tinh thần phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe hơn nữa để bảo vệ bản thân và gia đình cũng như xã hội trước các nguy cơ bệnh tật, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tư vấn cho người dân trong ngày ngày đái tháo đường thế giới năm 2023 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Bé trai 4 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện bị đái tháo đường Trong 3 tuần, bé trai 4 tuổi ở Hà Nội sụt 3kg, tiểu nhiều ban đêm, trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Đi khám, gia đình rất bất ngờ khi bác sĩ thông báo con bị đái tháo đường. Bệnh nhi tên Đ.M.Q, ở Long Biên (Hà Nội). Trước đó 2 tuần, bé ho, sốt, kèm đờm, khò khè. Hôm 23/10, bé được...