Nâng cao năng lực dự báo thiên tai
Năm 2020 được đánh giá là một năm thiên tai bất thường, cực đoan nhất trong lịch sử ở cả ba miền đất nước.
Mặc dù công tác dự báo, cảnh báo thiên tai thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, góp phần giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai sẽ ngày càng cực đoan, khó lường.
Trong phòng, chống thiên tai, công tác dự báo có vai trò hết sức quan trọng. Để có những bản tin dự báo chính xác hơn nữa, cần tăng cường áp dụng khoa học – công nghệ trong công tác dự báo.
Cán bộ Tổng cục Khí tượng – Thủy văn đo lưu lượng nước trong đợt lũ ở miền trung.
Trong năm 2020, người dân cả nước đã chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường. Ngay giờ đầu, ngày đầu của Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 mưa đá, dông lốc đã trút xuống dữ dội ở nhiều tỉnh thành của miền bắc. Mùa khô, thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn xảy ra sớm, lấn sâu và kéo dài nhiều ngày vượt năm hạn mặn khốc liệt kỷ lục năm 2016. Tiếp đến mùa mưa, miền trung phải hứng chịu chuỗi thiên tai liên tiếp và dồn dập. Trong vòng 41 ngày, nơi đây đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của sáu cơn bão và một áp thấp nhiệt đới. Trong đó, bão số 9 là một trong hai cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài, với tổng lượng mưa phổ biến cao hơn gấp 3 đến 5,5 lần so trung bình nhiều năm (TBNN), với nhiều điểm vượt giá trị lịch sử. Lũ lớn cũng xảy ra trên hầu khắp các sông trên toàn quốc, đỉnh lũ phổ biến vượt mức báo động 3 từ 0,5 đến 2 m, nhiều sông vượt mức lũ lịch sử, ngập lụt sâu diện rộng, kéo dài nhiều ngày. Sạt lở đất diễn ra nghiêm trọng gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sản xuất của hàng triệu người dân ở khu vực này.
Video đang HOT
Mặc dù năm 2020 công tác dự báo đạt hiệu quả tốt, được xã hội ghi nhận. Tuy nhiên, Tổng cục Khí tượng – Thủy văn vẫn luôn yêu cầu các đơn vị trực thuộc, những người làm công tác dự báo tuyệt đối không chủ quan, luôn có ý thức nâng cao năng lực, không ngừng đổi mới, thường xuyên theo dõi, giám sát và cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường của thời tiết. Các đơn vị dự báo từ trung ương đến địa phương luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm cao nhất để bảo đảm chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai. Trước mắt, Tổng cục Khí tượng – Thủy văn chỉ đạo tất cả các đơn vị trong hệ thống đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác dự báo phòng, chống thiên tai năm 2020, rà soát hệ thống mạng lưới các trạm quan trắc khí tượng – thủy văn, các quy định, quy trình kỹ thuật dự báo,… trên cơ sở đó cập nhật, bổ sung phương án tác nghiệp trong năm 2021 sát với tình hình thực tế, có tính đến những yếu tố bất thường của thiên tai do biến đổi khí hậu.
Áp dụng khoa học – công nghệ – hướng đi tất yếu
Những bản tin dự báo khí tượng – thủy văn đã ngày một chính xác hơn, góp phần không nhỏ vào việc hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Làm được điều đó là do ngành đã chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác dự báo. Có thể khẳng định, các công nghệ hiện đại ngày nay có thể giúp phát hiện và dự báo trước được thời tiết trong thời hạn khoảng 10 ngày, cảnh báo thiên tai khoảng 3 đến 5 ngày. Đôi khi, có thể cảnh báo được các hiện tượng cực đoan tới thời hạn một tháng, giúp phục vụ kế hoạch sản xuất, xây dựng kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên không phải bất cứ lúc nào, hiện tượng nào cũng có thể cảnh báo được, đặc biệt là các hiện tượng quy mô không gian nhỏ, thời gian ngắn như mưa lớn, sạt lở đất và lũ quét.
Với công nghệ tiên tiến, những mô hình dự báo số mà nước ta đang vận hành có thể thu thập số liệu trực tiếp và chủ động vận hành mô hình để dự báo hằng ngày, đối với thời tiết nguy hiểm như khi xảy ra mưa lớn, góp phần đưa ra các thông tin dự báo và cảnh báo sớm các loại hình thiên tai. Thực tế chứng minh, độ chính xác của các dự báo bão (vị trí và cường độ bão) của nước ta đã tiệm cận với trình độ dự báo bão của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Từ năm 2018, Trung tâm Dự báo khí tượng – thủy văn quốc gia đã nâng thời hạn dự báo quỹ đạo bão lên năm ngày và áp thấp nhiệt đới lên ba ngày, với độ tin cậy cao, đáp ứng tốt hơn công tác phòng, chống thiên tai. Tuy nhiên, khoa học – công nghệ dự báo khí tượng – thủy văn trên thế giới hiện vẫn còn nhiều hạn chế trong việc đưa ra các dự báo, cảnh báo đủ độ tin cậy đối với các thiên tai quy mô nhỏ, thời gian ngắn, xảy ra nhanh như lũ quét, sạt lở đất hay mưa lớn cục bộ. Trong công tác nghiên cứu khoa học phòng, chống thiên tai, các nghiên cứu phục vụ nâng cao hiểu biết và năng lực dự báo, cảnh báo các thiên tai ở Việt Nam còn hạn chế, các đầu tư chủ yếu tập trung vào nâng cao năng lực ứng phó, thích ứng với thiên tai.
Nhận thức được cần phải ứng dụng và triển khai sâu rộng công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dự báo, cảnh báo thiên tai, trước mắt, Tổng cục Khí tượng – Thủy văn sẽ đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả và hoàn thiện hệ thống thu thập số liệu, hệ thống dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai, nhằm bảo đảm hiệu quả của công tác giám sát, dự báo, cảnh báo, truyền tin và ứng phó thiên tai, khắc phục hậu quả. Khoa học hiện đại, nhất là công nghệ 4.0 sẽ giúp khắc phục những bất cập, hạn chế trong các khâu như: quan trắc, đo đạc, lưu trữ, xử lý số liệu đến xây dựng, hoàn thiện công nghệ dự báo.
Năm 2021 cũng được dự báo là một năm thiên tai có nhiều biến động, cực đoan, không theo quy luật. Chính vì vậy, toàn ngành khí tượng – thủy văn đã sẵn sàng mọi công tác chuẩn bị và triển khai hệ thống dự báo khí tượng – thủy văn thường xuyên, liên tục, qua đó giúp các bộ, ngành, địa phương lấy làm căn cứ chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.
60% trạm quan trắc đo thủ công
Mạng lưới quan trắc thời tiết đến 60% thủ công, phải dựa vào năng lực của quan trắc viên dẫn đến tỷ lệ dự báo chính xác không cao, chậm nhịp.
Tại hội thảo "Công nghệ quan trắc khí tượng thủy văn phục vụ dự báo, cảnh báo thiên tai thời kỳ công nghệ số", do Tổng cục Khí tượng thủy văn tổ chức sáng 2/10 ở Hà Nội, TS Đỗ Huy Dương, Trung tâm Quan trắc khí tượng thủy văn, cho biết mức độ tự động hóa trên toàn mạng lưới quan trắc ở Việt Nam là 40%, chưa đạt mục tiêu của Chính phủ 80%.
Đài khí tượng Tây Bắc chỉ có 4 thiết bị đo gió tự động, đồng bằng Bắc Bộ có 7. Cả hai khu vực chỉ có 9 thiết bị đo nhiệt độ không khí tự động. Trong 9 đài khí tượng thì 7 đài chưa có thiết bị đo thời gian nắng. Đài Nam Bộ là đơn vị duy nhất trên cả nước được trang bị 4 thiết bị đo sóng trong quan trắc hải văn.
Tiến sĩ Đỗ Huy Dương phát biểu tại hội thảo ngày 2/10, tại Hà Nội. Ảnh: Gia Chính
Đài Khí tượng thủy văn Tây Bắc có mức độ tự động hóa chỉ hơn 28%. Khi mưa lũ, đường sá chia cắt, sóng di động mất liên lạc, kết quả quan trắc không thể cập nhật về đài. Việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động ở đây cũng gặp khó, do cần đường điện, đường truyền mạng - những thứ còn thiếu thốn ở miền núi.
TS Dương lấy ví dụ, việc quan trắc nước sông, hồ ở Việt Nam vẫn đang làm theo cách quan trắc viên dùng bốn chai gắn quả nặng lấy nước, rồi chuyển mẫu nước về phòng thí nghiệm để đưa ra kết quả. Còn các nước có máy đo tự động, cho kết quả hiển thị trực tiếp.
So sánh với các nước, ông Dương dẫn chứng Nhật Bản có 1.300 trạm quan trắc thì 1.200 trạm tự động (92%), không có quan trắc viên. Khoảng cách phân bố trung bình của hệ thống trạm trên toàn quốc khoảng 17 km. Các đài Hong Kong, Hàn Quốc đều có tỷ lệ tự động hóa lớn, số liệu được truyền về gần như liên tục nên công tác dự báo, cảnh báo sẽ sát với thực tế hơn.
Theo TS Dương, tỷ lệ trạm quan trắc thủ công lớn dẫn tới phụ thuộc nhiều vào năng lực của quan trắc viên, quá trình gửi mẫu và tính toán có thể phát sinh nhiều nhiều sai sót.
Máy quan trắc thủ công đầu tiên. Ảnh: Gia Chính
Đánh giá về mức độ tự động hóa các trạm quan trắc, GS Trần Thục, Chủ tịch Hội Khí tượng thủy văn Việt Nam, cho rằng so với các nước tiên tiến như Nhật Bản, khối EU, mật độ trạm quan trắc ở Việt Nam chưa đảm bảo, đa phần vẫn thủ công.
"Ở Hà Nội, ta có thể cảnh báo trước 30 phút khi có các cơn mưa giông do có các trạm quan trắc tự động liên tục. Tuy nhiên, nhiều tỉnh thành khác chưa thể cảnh báo như vậy trong khi nhu cầu của người dân là rất lớn", GS Thục nói.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho rằng không có hệ thống quan trắc tự động vẫn đưa ra được dự báo, nhưng tỷ lệ chính xác không cao và thường chậm nhịp hơn khoảng một giờ chứ không thể cập nhật liên tục theo thời gian thực.
Để nâng cao tỷ lệ tự động hóa, theo ông Khiêm, ngoài nguồn vốn từ nhà nước cần huy động các nguồn lực xã hội. Nhiều ngành nghề, tỉnh thành có nhu cầu sử dụng thông tin thời tiết, họ có thể xây dựng các trạm quan trắc của mình. "Cơ quan chuyên môn của nhà nước cần kết nối các hệ thống này để giảm tải áp lực cho ngân sách và nhanh chóng mở rộng mạng lưới quan trắc", ông Khiêm nói.
Theo Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, cả nước có 284 trạm khí tượng bề mặt; 29 trạm khí tượng nông nghiệp; 14 trạm bức xạ; 359 trạm thủy văn; 27 trạm khí tượng hải văn; 180 trạm/điểm đo môi trường.
Mạng lưới trạm khí tượng cao không với 6 trạm thám không vô tuyến; 8 trạm đo gió trên cao bằng máy kinh vĩ quang học; 3 trạm đo tổng lượng ozon - bức xạ cực tím và 10 trạm radar thời tiết; 18 trạm định vị sét; 1 trạm thu nhận vệ tinh Himawari-8; gần 2.000 trạm đo mưa tự động từ nhiều nguồn.
Thiên tai "cuốn" gần 40.000 tỷ đồng Tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai năm 2020 do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 26-12, ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng - thủy văn, đánh giá, 2020 là năm thiên tai cực đoan, dị thường khắp vùng miền cả nước với nhiều kỷ lục về bão lũ. Việt Nam đã hứng chịu...