Nâng cao năng lực đội ngũ chuyên ngành thú y
Theo Cục Thú y ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tại nước ta đã xảy ra nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm trên diện rộng, gây tổn thất lớn về kinh tế.
Cán bộ thú y tiêm phòng cho đàn vịt tại trang trại của người dân huyện Chương Mỹ (Hà Nội).
áng chú ý, từ đầu năm 2019 đến nay, dịch tả lợn châu Phi làm thiệt hại kinh tế khoảng 28.000 tỷ đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành chăn nuôi. ể đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thì việc nâng cao năng lực đội ngũ thú y cơ sở là rất cấp thiết.
Ngày 19-6-2015, tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIII, Luật Thú y đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016. ây là văn bản quy phạm pháp luật rất quan trọng để ngành thú y có cơ sở tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý chuyên ngành thú y; trong đó, theo quy định tại iều 6 của Luật Thú y, ở Trung ương có Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), ở cấp tỉnh có chi cục quản lý chuyên ngành thú y (gọi tắt là Chi cục Thú y) trực thuộc Sở NN và PTNT, ở cấp huyện có Trạm Thú y trực thuộc Chi cục Thú y đóng trên địa bàn cấp huyện. Từ năm 2018 đến nay, các địa phương đã sắp xếp lại hệ thống thú y các cấp theo hướng giảm đầu mối, giảm số lượng người tham gia thực hiện công tác thú y. Cụ thể, có 7 trong số 63 tỉnh, thành phố sáp nhập Chi cục Thú y cấp tỉnh với các đơn vị khác của ngành nông nghiệp cấp tỉnh; 36 trong số 63 tỉnh, thành phố sáp nhập Trạm Thú y với các đơn vị khác của ngành nông nghiệp cấp huyện và chuyển thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp do UBND cấp huyện quản lý. Hiện có khoảng 6.300 người làm công tác thú y tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã bị cắt giảm, nghỉ việc. Những thay đổi này dẫn đến nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ quản lý chuyên ngành thú y các cấp, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật từ Trung ương đến địa phương. Trao đổi về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Long An inh Thị Phương Khanh cho biết, tại địa phương, việc củng cố hệ thống thú y cấp xã còn bất cập, khi có đến 20% số cán bộ thú y bố trí không đúng năng lực, nhiệm vụ, có nơi công an viên cũng được giao nhiệm vụ kiêm thú y viên.
Video đang HOT
Trong khi 80% số cán bộ thú y mặc dù có trình độ nghiệp vụ nhưng kinh nghiệm giám sát dịch bệnh còn hạn chế. ã có nhiều cán bộ thú y cấp huyện trên địa bàn làm đơn xin nghỉ việc vì quá vất vả khi họ chỉ được hưởng mức lương khoảng hơn ba triệu đồng/tháng, song lại làm công việc của cả lực lượng thú y và khuyến nông. Có thể thấy, việc sáp nhập lực lượng thú y vào trung tâm dịch vụ nông nghiệp khiến hoạt động của lực lượng này chưa đạt hiệu quả như mong muốn, bởi theo chức năng nhiệm vụ, trung tâm dịch vụ nông nghiệp phải triển khai các công việc của lực lượng thú y trước đây nhưng khi giao nhiệm vụ thì họ trả lời, họ làm dịch vụ, có lãi thì làm. ại diện tỉnh Cà Mau cho biết thêm, lực lượng thú y của địa phương thậm chí còn được sáp nhập với cán bộ bảo vệ thực vật. Mặt khác, nhiều tỉnh, thành phố cũng không đủ nguồn nhân lực thực hiện việc kiểm soát giết mổ, hiện nay mới chỉ kiểm soát được 22% trong tổng số 24.655 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; nhiều địa phương không có nhân viên thú y thực hiện kiểm soát giết mổ tại cơ sở giết mổ động vật tập trung.
Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, để khắc phục những hạn chế nêu trên, Bộ NN và PTNT cần thống nhất với Bộ Nội vụ có văn bản hướng dẫn kiện toàn bộ máy thú y cơ sở để các địa phương làm căn cứ, thuận tiện trong việc triển khai Quyết định số 414/Q-TTg ngày 22-3-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030. ồng thời phối hợp Bộ Tài chính có phương án điều chỉnh chế độ cho lực lượng thú y cơ sở. Cùng với đó, rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp bảo đảm phù hợp chủ trương của ảng, quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Theo Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Phùng ức Tiến, dịch bệnh trên động vật không chỉ có nguy cơ gây bệnh đối với con người mà còn đang gây tổn thất rất lớn về kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển ngành chăn nuôi, tác động lớn đến nguồn cung thực phẩm. Dịch bệnh cũng chính là rào cản kỹ thuật rất lớn đối với xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi có nguồn gốc động vật từ Việt Nam sang các nước hiện nay. Vì vậy, các địa phương cần tiếp tục quan tâm công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, nâng cao năng lực quản lý của hệ thống thú y từ Trung ương đến địa phương, nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm động vật sang các nước, góp phần gia tăng giá trị kinh tế cho ngành chăn nuôi.
Sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap hướng đến các thị trường tiềm năng
Hôm nay 12/4, tại Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội thảo nâng cao năng lực tuân thủ các quy định đối với xoài xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam đạt hơn 180 triệu USD. Riêng diện tích trồng xoài vùng ĐBSCL hơn 47.000 ha với sản lượng hơn 567.000 tấn, năng suất trung bình từ 11 đến 13 tấn/ha. Diện tích xoài đạt tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap của ĐBSCL hơn 1.700 ha.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã thông tin tổng quan chuôi gia tri xoai tai khu vưc Đông băng Sông Cưu Long va tiêm năng xuât khâu xoai; kết quả nghiên cứu và khuyến nghị về thị trường xuất khẩu. Cac quy đinh thi trương đôi vơi xoai xuât khâu, kinh nghiệm đôi vơi xoai xuât khâu vao thi trương Hoa Ky và cơ hội xuất khẩu sang thị trường EU, kinh nghiệm xuât khâu xoài vao thi trương Hàn Quốc và Nhật Bản.
Sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap hướng đến các thị trường tiềm năng
Theo ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, xoài là một trong những cây ăn trái chủ lực của khu vực ĐBSCL chiếm khoảng 48% tổng diện tích xoài cả nước. Trong đó, Đồng Tháp hiện có diện tích trồng xoài lớn nhất vùng ĐBSCL với hơn 12.170 ha, sản lượng hàng năm gần 124.000 tấn.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho rằng, hội thảo nhằm đanh gia tình hình thi trương xuât khâu xoai, nhân đinh cac vướng măc, rao cản ky thuât trong xuât khâu tại thi trương quốc tê; phổ biên các yêu câu, quy đinh cua các thi trương nhâp khâu; nâng cao nhân thức cua đia phương, doanh nghiêp, hợp tac xã, cơ sơ chê biên, đóng gói. Từ đó, khuyên nghi cac giải phap, chính sach, kê hoạch hanh động; kết nối giao thương giữa doanh nghiệp với các đơn vị cung cấp xoài.
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại Hội thảo
"Trong thời gian qua, chúng tôi xây dựng được bộ tiêu chí và sự quyết tâm để thực hiện tất cả vùng xoài của Đồng Tháp phải đảm bảo được mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc và đáp ứng được các tiêu chuẩn để đưa vào các thị trường. Song song đó, chúng tôi cũng đang khuyến khích để tất cả không chỉ xuất khẩu tươi, chúng tôi khuyến khích chế biến sản phẩm OCOP, nâng cao giá trị gia tăng để phát triển ngành hàng xoài", ông Phạm Thiện Nghĩa cho biết.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam nhấn mạnh, diện tích xoài cả nước với hơn 87.000 ha, trong đó vùng ĐBSCL chiếm khoảng 48% diện tích xoài cả nước. Năm qua, xuất khẩu xoài giảm do tình hình dịch Covid-19, chỉ đạt hơn 180 triệu USD.
Ông Trần Thanh Nam cho rằng, ngoài việc chú trọng vấn đề xuất khẩu cũng cần chú ý đến chất lượng, các tiêu chuẩn để vào được những hệ thống siêu thị để đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, đây là một xu hướng cần hướng đến trong thời gian tới. Ngoài ra, các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã cần đẩy mạnh sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Cần chú trọng, quan tâm đến chất lượng bảo quản sau thu hoạch, đây là vấn đề cốt lõi để nâng cao giá trị trái xoài.
Tuyên bố chung hợp tác về thực hiện Dự án phát triển chuỗi giá trị trái cây tại ĐBSCL
"Phải có những cơ sở hỗ trợ cơ sở chế biến, bảo quản quy mô vừa và nhỏ được xây dựng nền logistics từ nông thôn ra thành thị. Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề cơ giới hóa trong bảo quản và thu hoạch xoài, giảm được chi phí, thì giá trị của cây xoài mới lên được. Những cái gì chúng ta chú ý xây dựng để xuất khẩu thì nên chú ý thêm tiêu chuẩn, quy trình để vào các siêu thị trong nước", ông Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Các đại biểu dự hội thảo đã chứng kiến tuyên bố chung hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc tại Việt Nam, UBND tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre về thực hiện Dự án phát triển chuỗi giá trị trái cây tại ĐBSCL.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng về công tác dân số và phát triển, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp và cộng tác viên dân số có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm...