Nâng cao năng lực dạy tiếng Anh của giáo viên với FCE Cambridge
AMA cam kết kết quả đầu ra chứng chỉ FCE quốc tế cấp B1, B2 dành cho giáo viên tiếng Anh theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng lịch học linh động, giáo trình cá nhân hóa và thực tập giảng dạy trong môi trường thực tế.
Hiện nay việc dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông và trung học đã có bước đột phá ở nhiều mặt về đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, giáo trình, kỹ năng… Tuy nhiên, đẩy mạnh hiệu quả dạy và học tiếng Anh vẫn đang là một trong những mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục.
Chính vì thế, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế FCE của đại học Cambridge đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy làm thước đo năng lực tiếng Anh của các giáo viêntiếng Anh các cấp (theo đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, phê duyệt theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/9/2008). Để vượt qua kỳ kiểm tra năng lực FCE (Cambridge English: First hay còn gọi là First Certificate in English), các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở cần đặt 60-79 điểm; giáo viên trung học phổ thông, giáo dục thường uyên, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cần 80-100 điểm.
Sở hữu chứng chỉ FCE quốc tế để nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên tiếng Anh.
Điều này đã khiến không ít giáo viên hoang mang vì chưa được cập nhật đầy đủ thông tin về FCE, cũng như chưa được làm quen với các dạng bài thi của chứng chỉ này. FCE là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế về khả năng sử dụng Anh ngữ nhuần nhuyễn để làm việc hoặc học tập nâng cao trong khung trình độ cao trung cấp của Đại học Cambridge (Vương quốc Anh), nên khi sở hữu chứng chỉ này với điểm số cao như mong đợi, các thầy cô đã có được cơ hội đánh giá lại trình độ, năng lực của bản thân để được bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt.
Trung tâm Anh ngữ AMA sẽ triển khai chương trình đào tạo tiếng Anh chứng chỉ FCE Cambridge theo đề án 2020. Chương trình đã được các giảng viên nước ngoài nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và ban học thuật của trung tâm Anh ngữ AMA nghiên cứu và phát triển theo mô hình Active Learning (mô hình dạy và họctiếng Anh đã được áp dụng thành công tại các trường đại học tại Mỹ dành cho sinh viên quốc tế).
Chương trình FCE được đào tạo theo mô hình Active Learning độc quyền tại AMA.
Lợi ích của chương trình đào tạo FCE theo mô hình Active Learning tại AMA dành cho giáo viên:
- Thời gian đến lớp linh động, tùy thuộc vào thời khóa biểu riêng của giáo viên. Với lịch hnày, các thầy cô sẽ chủ động được thời gian đến lớp cũng như kế hoạch ôn luyện của mình để có kết quả tốt nhất.
- Đảm bảo điểm số đầu ra FCE Cambridge theo chuẩn B1 với giáo viên cấp 1, B2 với giáo viên cấp 2 và C1 với giáo viên cấp 3.
- Phương pháp học một thầy – một trò: Giáo viên sẽ được học tập và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp với 100% giáo viên bản xứ để được luyện và chỉnh sửa phát âm theo chất giọng Anh – Anh hoặc Anh – Mỹ.
- Môi trường áp dụng thực tế: Các giáo viên sẽ được thực hành kỹ năng sử dụng Anh ngữ trong giảng dạy với đồng nghiệp cũng như thực tập các kỹ năng và phương pháp thực tập kỹ năng tại lớp.
- Thực hành nhuần nhuyễn với cấu trúc bài thi thực tế: Các giáo viên sẽ được làm quen với bài thi FCE thực tế cũng như nắm được các bí quyết để đạt được điểm cao như mong đợi sau kỳ thi.
Bên cạnh đó, các giáo viên sẽ được:
Video đang HOT
- Bồi dưỡng kiến thức Anh ngữ chuyên sâu theo tiêu chuẩn Cambridge FCE.
- Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các giáo viên bản ngữ cũng như giáo viên các cấp trong khu vực.
- Nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường.
Thông tin chi tiết về chương trình đào tạo tiếng Anh FCE theo đề án 2020 xin vui lòng liên hệ: Trung tâm Anh ngữ AMA – 186 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, TP.HCM. ĐT: (08) 3930 2681. Website: www.ama.edu.vn
Các chi nhánh AMA trên toàn quốc:
612A 3 Tháng 2, P. 14, Q.10 – TP.HCM. Tel: 84 08 38 687 655.
195 – 197 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận – TP.HCM. Tel: (08) 3995 6666.
165 Nguyễn Văn Cừ, P. 2, Q.5 – TP.HCM. Tel: (08) 3 9246 393.
52-53 Nguyễn Văn Lượng, P. 10, Quận Gò Vấp – TP.HCM. Tel: (08) 6260 3939.
02-04 Đường số 2, Phường An Lạc A, Q. Bình Tân, TP.HCM. Tel: (08) 3751 8585
. AMA Hà Nội – Chi nhánh Cầu Giấy: 92/5 Nguyễn Khánh Toàn, Q. Cầu Giấy. ĐT (04) 626 77 666.
73A Bùi Thị Xuân, P.8, TP Đà Lạt. Tel: (063) 3551552.
12K1 Trung Tâm Thương Mại, P. 7, TP Vũng Tàu. Tel: (064) 357 6110.
53 Nguyễn Việt Hồng, P.An Phú, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: (0710) 373 4848.
96 Lò Đúc, Q. Hai Bà Trưng. Tel: (04) 3972 2122.
. 56 Lê Đình Dương, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng. ĐT (0511)3 821 821
Tư liệu: AMA
Theo Infonet
Giáo viên tương lai vẫn mang nặng tư duy đọc chép
Sinh viên sư phạm dù có nhiều đổi mới nhưng tỉ lệ đọc - chép vẫn chiếm tới 50%. Đa số không tự nghiên cứu thêm và muốn ra trường chỉ dạy học sinh ngoan, nhiều em đạt học sinh giỏi cho... bõ công.
Xin giáo trình về học thuộc cho nhanh
Ngày nay, trước tình trạng xã hội ngày càng hiện đại, tầm nhận thức của các em học sinh ngày càng phát triển thì việc đào tạo ra những giáo viên giỏi trong tương lai thực sự không phải dễ dàng. Bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiều yếu tố như môi trường học, kiến thức, phương pháp, giáo trình, sự chăm chỉ của các bạn .... Nếu các giáo viên tương lai không được đào tạo trong môi trường hiện đại thì sẽ rất khó để các bạn có thể theo kịp sự phát triển của xã hội.
Bạn Nguyễn Hoài Thương - đang là sinh viên năm thứ 2 khoa Công tác xã hội, trường ĐH Sư Phạm Hà Nội cho biết: "Về giáo trình đối với cả trường thì em không nắm rõ, nhưng đối với khoa em thì các môn giáo trình hầu như mới cả. Còn các khoa sư phạm, theo em thì giáo trình lâu nay vẫn thế thôi, bởi kiến thức cũng chỉ có vậy. Các thầy cô giáo trẻ thì hay có những phương pháp mới, còn đối với các thầy cô giáo lâu năm thì luôn đi theo lối mòn. Thực sự, trường em muốn dạy hiện đại cũng khó, vì trường không có máy chiếu lắp sẵn, ví dụ muốn trình chiếu power point thì lại phải đi mượn máy, nói chung là bị động".
Bạn Nguyễn Hà Thu - sinh viên năm 2 khoa Giáo dục Công dân trường ĐHSP HN thì lại cho rằng: "Trường em là trường có lịch sử lâu năm, nhiều truyền thống nên cũng chưa được hiện đại như một số trường khác. Giáo trình của bọn em thì chủ yếu là do các thầy cô trong khoa, trường tự viết. Các thầy cô giáo trẻ thì có dùng phương pháp giảng dạy mới, còn các thầy cô giáo già thì ít hơn. Có lẽ do các thầy cô dạy lâu năm nên đã quen với phương pháp giảng dạy như vậy".
Môi trường học đã hiện đại hơn rất nhiều nhưng phương pháp giảng dạy của các trường sư phạm vẫn còn theo tư duy cũ.
Khác với Hà Thu và Hoài Thương, bạn Nguyễn Khánh Ly - sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh (ĐH Sư Phạm Hà Nội) chia sẻ: "Về những môn chung thì bọn em hầu như toàn xin cái đề cương cuối kỳ về học thuộc cho nhanh. Các thầy cô dạy khó hiểu hoặc có thể do bọn em không chú ý. Em thích học với các thầy cô có nhiều kinh nghiệm vì hay được nghe các thầy kể chuyện".
Các bạn cũng chia sẻ rằng hiện nay vẫn còn tình trạng giảng viên đọc - chép, có bạn thì cho rằng tỉ lệ đó chiếm 50%, tức là cứ 5 tiết thì sẽ có khoảng ít nhất 2 tiết là đọc - chép. Nhưng cũng có bạn thì cho rằng hiện tại chỉ có 1 số thầy cô vẫn áp dụng phương pháp đó, còn đâu hầu hết các thầy cô ở trên cứ giảng, sinh viên nghe được, ghi được gì thì ghi. Đó là chưa kể mỗi thầy cô một cách dạy, có người dạy chán, có người dạy hay, cuốn hút được sinh viên.
Đã thỏa mãn với kiến thức từ thầy cô giáo
Khi được hỏi về môn học ưa thích, hầu hết các bạn đều tỏ ra thích thú với môn Thực hành phương pháp giảng dạy. Môn này chia ra làm 2 phần. Đó là phần lý luận học về lý thuyết, còn thực hành thì sinh viên sẽ lên thực hành ngay tại lớp. Sinh viên năm 2 thì sẽ học học phần lý luận, chiếm 2 tín chỉ. Sang năm thứ 3 thì học học phần thực hành, chiếm 4 tín chỉ, số lượng tiết học tăng gấp đôi. Đặc biệt là ngành nào cũng có môn đó.
Bạn Dương Thu Trang (ĐHSP HN) cho biết: "Các môn chuyên ngành cứ học dần dần rồi sẽ thích, nhất là sau khi đi thực tập về. Bọn em cũng được thực hành thường xuyên, hầu như năm thứ 2 trở đi là bọn em thuyết trình suốt, gần như một môn thuyết trình 2 lần/tuần. Nhiều môn thì thêm vào nhưng bọn em không thích lắm. Ví dụ như môn xã hội học, theo cảm nhận riêng em thì nó hơi xa vời".
Ngoài các buổi thực hành, thực tế ít bạn tự nghiên cứu.
Bạn Trần Linh San (khoa Giáo dục Công dân - ĐHSP HN) chia sẻ: "Việc các môn học có tính thực hành hay không lại phụ thuộc vào mỗi khoa. Ví dụ như khoa Địa thì họ đi thực hành liên tục, khoa Sử thì đi kiến tập đến nhiều di tích, khoa Hóa thì rất nhiều. Nhưng có những khoa thì không thực hành gì, ví dụ như khoa Triết học. Đối với khoa em thì sinh viên năm 2 được đi kiến tập sư phạm, lên năm 3 thì đi thực tập 1 tháng, còn năm thứ 4 thì đi thực tập 1 tháng rưỡi. Nói chung nhà trường cũng tạo điều kiện hết sức để sinh viên đi thực hành. Không những vậy, hàng năm vào dịp có giai đoạn phải thi nghiệp vụ với tất cả sinh viên từ năm nhất đến năm thứ 4. Các bạn được đi học nghiệp vụ và đi thi như: Thi viết bảng, thi làm đồ dùng dạy học, thi tài năng sư phạm, thi hùng biện .... "
Về các môn chuyên ngành, Linh San còn tiết lộ: "Em rất thích những môn như tôn giáo học, pháp luật, nhân học, dân tộc học, chính trị học nữa. Đó là các môn chuyên ngành của bọn em năm thứ 2. Còn rất nhiều môn học khác nữa nhưng chỉ chán cách dạy của các thầy cô. Ví dụ như môn tôn giáo học, môn em này rất thích nhưng thầy dạy chưa hay".
Ngoài ra, do học theo kiểu tín chỉ mới nên lượng thời gian các bạn sinh viên học ở nhà được nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiều bạn thừa nhận rằng do hơi lười nên thời gian tự học ở nhà cũng không nhiều. Vào những ngày cuối tuần rảnh rỗi, các bạn thường về quê, đi chơi với bạn bè hoặc chỉ lên thư viện để đọc sách khi gần thi học kỳ. Còn có bạn thì cho rằng ứng dụng các phương pháp cô dạy trên lớp đã không hết rồi nên không bao giờ nghiên cứu các phương pháp giảng dạy mới.
Điều này vô cùng bất lợi cho các bạn sinh viên. Bởi nếu không thường xuyên nghiên cứu các phương pháp giảng dạy mới thì khó mà có thể dạy tốt được. Vì hầu như thế hệ các em học sinh bây giờ rất giỏi, năng động, nếu các thầy cô giáo tương lai trở nên thụ động, kém cỏi, không hiện đại, không nhiều đam mê với nghề thì khác gì muôn đời vẫn lên lớp đọc cho học sinh chép.
Quan điểm về người giáo viên vẫn mang nặng bệnh thành tích
Trách nhiệm của một giáo viên trong thời buổi hiện nay luôn là vấn đề được nhiều sinh viên sư phạm quan tâm.
Bạn Nguyễn Thùy Linh (ĐHSP HN) cho biết: "Theo em, tất nhiên giáo viên cần có trách nhiệm với nghề, nhất là đối với giáo viên ngày nay thì càng cần có trách nhiệm hơn vì em thấy học sinh ngày nay ít tính tự giác như trước.
Đương nhiên, khi trở thành giáo viên thì bọn em vẫn về dạy học giống như truyền thống. Sẽ dạy với tất cả khả năng của mình, trừ khi là khả năng có hạn. Và em mơ ước sẽ có nhiều học sinh của em đạt được danh hiệu học sinh giỏi các cấp, bởi như thế thì mới bõ công làm giáo viên. Ngoài ra em cũng mong muốn sẽ được về dạy tại trường có truyền thống hiếu học, môi trường mô phạm và có nhiều điều kiện để phục vụ cho mục đích giảng dạy của mình."
Ở cùng phòng với Linh, bạn Nguyễn Anh Thư (ĐHSP HN) tâm sự: "Em thì mong muốn được giảng dạy ở ngôi trường phù hợp với khả năng của mình, ngoài ra nhận thức của học sinh không quá kém".
Hơn nữa, đa số các bạn sinh viên cho rằng nếu được về dạy tại một môi trường rộng mở, tức là không quá tải bài tập thì các bạn sẽ có rất nhiều cách để khuyến khích học sinh học hỏi.
Bạn Vũ Minh Châu (ĐHSP HN) chia sẻ: "Nếu em được về dạy tại một môi trường rộng mở, không phải làm bài tập nhiều thì em sẽ hướng dẫn các em học sinh kỹ năng sống. Em thích cảnh mà các cô giáo hồi đi kiến tập hay dạy bọn em, đó là luôn ân cần chu đáo, đối xử tốt với các em học sinh và phải dạy hết mình. Em nghĩ lòng nhiệt tình của mình sẽ là món quà khích lệ tốt nhất cho học sinh".
Bạn Lê Thanh Huyền (ĐHSP HN) cho rằng: "Em sẽ tổ chức thật nhiều giờ học ngoài giờ thực hành, để học sinh có thể ứng dụng việc học vào thực tế. Em nghĩ học sinh thích thay đổi môi trường học thường xuyên, không nhất thiết là phải trong lớp học.
Giả sử nếu muốn học sinh miêu tả về 1 địa danh hay cảnh đẹp nào đó thì ta có thể tổ chức cho học sinh đến đó, vừa là thay đổi không gian học tập, vừa là để cho tiết học trở nên thú vị hơn. Nhờ vậy, kiến thức sẽ được các em khắc sâu và ghi nhớ hơn.
Còn việc làm thế nào để có thể phát huy tính tự chủ, sự sáng tạo của học sinh thì em nghĩ vấn đề này không đơn giản chút nào, điều này phần nhiều phải phụ thuộc vào khả năng của mỗi người giáo viên. Nếu là em, em sẽ thường xuyên tổ chức các cuộc tranh luận về vấn đề nào đó hoặc theo chủ đề. Em sẽ tổ chức hàng tuần để học sinh có thể tự thể hiện ý kiến, để các em tự bộc bạch cảm xúc của mình".
TÙNG TRẦN
Theo Infonet
Tạo độc quyền cho Cambridge? Đề án dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh tại TPHCM đang trong giai đoạn thí điểm. Chưa bàn đến hiệu quả của đề án nhưng qua một hội thảo của Sở GD-ĐT TP mới đây, điều khiến dư luận quan tâm là đã có sự ưu ái trên mức bình thường cho chương trình (CT) tiếng Anh Cambridge. Trong...