Nâng cao chất lượng xét công nhận đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư

Theo dõi VGT trên

Giáo sư, phó giáo sư là chức danh cao quý của những người giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Vì vậy, việc xét đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư cần chú trọng chuyên môn, học thuật, liêm chính và uy tín khoa học.

Nâng cao chất lượng xét công nhận đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư - Hình 1

Ứng viên giáo sư năm 2022 trình bày báo cáo tại Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường đại học Giao thông vận tải. (Ảnh XUÂN KỲ)

69,3% số ứng viên đạt tiêu chuẩn

Theo Hội đồng Giáo sư Nhà nước, chuẩn bị cho công tác xét công nhận đạt chuẩn giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2022, Hội đồng đã triển khai rà soát, chỉnh sửa các biểu mẫu; lựa chọn, giới thiệu thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2022; rà soát, bổ sung danh mục tạp chí tính điểm; tập huấn cho ứng viên và thành viên hội đồng giáo sư các cấp. Cả nước có 102 Hội đồng Giáo sư cơ sở có ứng viên đăng ký gồm 82 ứng viên GS, 541 ứng viên PGS. Tuy nhiên, sau đợt tập huấn, một số ứng viên nhận thấy chưa đáp ứng tiêu chuẩn nên không nộp hồ sơ. Kết quả có 553 ứng viên nộp hồ sơ tại 98 Hội đồng Giáo sư cơ sở (60 ứng viên GS, 493 ứng viên PGS).

Quá trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn được phần lớn Hội đồng Giáo sư cơ sở triển khai kỹ lưỡng. Điển hình tại Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 có hai ứng viên PGS. Theo GS, TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, để bảo đảm tính khách quan, minh bạch, trong quá trình xét, trường đã mời GS, TS Nguyễn Trọng Hoài (Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) sang làm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư cơ sở của trường.

Quá trình tổ chức xét, các ứng viên phải trình bày báo cáo tổng quan và các hướng nghiên cứu bằng tiếng Anh, bảo đảm quy trình chặt chẽ. Trong khi đó, tại Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường đại học Giao thông vận tải, ứng viên GS duy nhất là Phó Hiệu trưởng Trường đại học Hòa Bình khi trình bày báo cáo tổng quan đã được thành viên hội đồng đặc biệt chú trọng đến các công bố quốc tế, các đề tài, công trình khoa học có phù hợp với hướng nghiên cứu, giảng dạy của ứng viên hay không nhằm bảo đảm tính khách quan, minh bạch trong giảng dạy, nghiên cứu và công bố quốc tế…

Với các bước triển khai chặt chẽ của từng cấp hội đồng, nhiều ứng viên đã bị loại. Kết quả, 98 Hội đồng Giáo sư cơ sở đã đề nghị lên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho 490 ứng viên (53 ứng viên GS, 437 ứng viên PGS), đạt tỷ lệ 88,6% so với số hồ sơ xét. Trong quá trình rà soát hồ sơ tiếp theo, có 11 ứng viên xin rút, còn 479 ứng viên tham gia xét.

Kết quả, tại 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành có 394 ứng viên được thông qua (36 ứng viên GS và 358 ứng viên PGS); 85 ứng viên không đạt tiêu chuẩn (15 ứng viên GS, 70 ứng viên PGS). Trước phiên họp của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, tiếp tục có ba ứng viên PGS có đơn xin rút hồ sơ, còn 391 ứng viên được đưa ra xét tại Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

Tại phiên họp của Hội đồng Giáo sư Nhà nước tiếp tục xem xét đối với từng ứng viên và kết quả thẩm định, đánh giá về các trường hợp cần lưu ý và các trường hợp có đơn thư tố cáo, phản ánh của xã hội liên quan đến nội dung chuyên môn, học thuật, tính liêm chính và uy tín khoa học. Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã biểu quyết thông qua các ứng viên được đưa vào danh sách lấy phiếu tín nhiệm và tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm.

Kết quả, số ứng viên đạt đủ phiếu tín nhiệm theo quy định là 383 ứng viên (34 ứng viên GS, 349 ứng viên PGS), tám ứng viên bị loại. Như vậy, so với số ứng viên đăng ký qua quá trình xét có hàng trăm ứng viên bị loại. Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn so với tổng số ứng viên nộp hồ sơ ban đầu tại các Hội đồng Giáo sư cơ sở là 69,3% (GS là 56,7%, PGS là 70,8%).

Quan tâm chuyên môn và liêm chính khoa học

PGS, TS Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết, năm 2022 là năm thứ tư thực hiện Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg và là năm thứ ba thực hiện Quyết định số 25/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xét chức danh GS, PGS. Để thực hiện nghiêm các quy định, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã quán triệt hội đồng các cấp thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, bảo đảm mục tiêu nâng cao chất lượng, tăng cường tính khách quan, công khai, minh bạch, đánh giá đúng chất lượng hồ sơ ứng viên.

Trong đó, hội đồng giáo sư các cấp quan tâm vấn đề chuyên môn, học thuật, liêm chính khoa học trong các công trình; xem xét giải quyết theo đúng quy định các ý kiến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hồ sơ ứng viên. Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cũng cử cán bộ tham dự giám sát và hướng dẫn công tác xét tại khoảng 70% các Hội đồng Giáo sư cơ sở, 100% Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành. Quá trình xét Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã dành phần lớn thời gian thảo luận, trao đổi kỹ về thành tích đào tạo, nghiên cứu khoa học và uy tín chuyên môn của các ứng viên, đặc biệt dành nhiều thời gian thảo luận trao đổi kỹ về các ứng viên có đơn thư tố cáo, phản ánh của xã hội sau khi đã xét ở các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.

Điểm đáng chú ý của công tác xét chức danh năm nay là việc đưa thông tin ứng viên đạt tiêu chuẩn trên trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học và trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã phản ánh tính công khai, minh bạch. Những thông tin phản biện từ xã hội, cộng đồng các nhà khoa học đều được hội đồng giáo sư các cấp xem xét cẩn trọng và là nguồn thông tin hữu ích trong lựa chọn những ứng viên đủ điều kiện và xứng đáng đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2022.

Video đang HOT

Cũng theo PGS, TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, chủ động của các cơ sở giáo dục đại học và hội đồng giáo sư các cấp. Tuy nhiên, ở một số hội đồng vẫn còn tình trạng xem xét, thẩm định hồ sơ không kỹ, đẩy trách nhiệm quyết định lên hội đồng giáo sư cấp trên, thực hiện quy trình báo cáo tổng quan còn hình thức, chậm báo cáo kết quả xét làm ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Vì vậy, trong những năm tới, Hội đồng Giáo sư Nhà nước tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, bảo đảm nâng cao chất lượng đội ngũ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Năm 2022, trong số 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành có 27 hội đồng có ứng viên được đề nghị và một hội đồng không có ứng viên được đề nghị xét tại Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

- Trong số 27 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành có ứng viên được đề nghị xét, có 20 ngành, liên ngành có tỷ lệ 100% số ứng viên đạt đủ tín nhiệm theo quy định; bảy ngành, liên ngành có tỷ lệ ứng viên bị loại từ 4% đến 50% sau vòng xét của Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

- Ngành, liên ngành Văn hóa, Nghệ thuật, Thể dục thể thao có tỷ lệ ứng viên bị loại nhiều nhất 50% (bốn trong số tám ứng viên) sau vòng xét của Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

- Trong số 34 ứng viên đạt đủ phiếu tín nhiệm chức danh GS, ngành Y học có số ứng viên đạt nhiều nhất gồm bảy người.

- Trong 349 ứng viên đạt đủ phiếu tín nhiệm chức danh PGS, ngành Kinh tế có số ứng viên đạt nhiều nhất gồm 48 người.

Giảm số lượng ứng viên giáo sư, phó giáo sư và vấn đề "liêm chính học thuật"

Việc công khai danh sách và lý lịch khoa học của ứng viên xét giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) có tác dụng minh bạch thông tin, giúp việc xét và công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS,PGS của Hội đồng Giáo sư các cấp được khách quan, công bằng và liêm chính hơn.

"Báo động" số lượng ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngày càng giảm
Những con số ấn tượng trong xét ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2022
394 ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2022
Ngành Tâm lý "trắng" ứng viên xét giáo sư, phó giáo sư năm 2022
Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận 383 ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2022

Sau khi Hội đồng Giáo sư nhà nước tổ chức việc xét, công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS,PGS) theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ, số lượng ứng viên và số ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS,PGS có xu hướng giảm.

Thống kê số lượng đạt tiêu chuẩn GS,PGS từ năm 2015 - 2022 theo bảng số liệu sau:

Giảm số lượng ứng viên giáo sư, phó giáo sư và vấn đề liêm chính học thuật - Hình 1

Phân tích về số liệu giảm ứng viên giáo sư, phó giáo sư theo thống kê trên, GS.TS Trần Đức Viên, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Nông - Lâm nghiệp cho biết, số ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017 tăng tới gần 60% so với năm 2016, chủ yếu do tâm lý "ngại" Hội đồng Giáo sư Nhà nước (GSNN) áp dụng Quyết định 37, ứng viên phải có công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI hoặc Scopus hoặc các công trình khoa học khác có uy tín tương đương...

Trong sự sụt giảm số lượng chung này, các ngành khoa học cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có xu hướng giảm "sâu" hơn. Đó là thực trạng đáng lo ngại.

Vì, nước nào có nghiên cứu khoa học cơ bản mạnh thì nước đó có nền giáo dục đại học mạnh, có sức cạnh tranh về kinh tế mạnh, có nhiều bản quyền công nghệ, có nhiều đổi mới sáng tạo, có khởi nghiệp thiết thực, vì họ sở hữu nhiều công nghệ lõi, họ xử lý được nhiều bài toán nguồn...

Có thể nói khoa học cơ bản (và cùng với khoa học cơ bản là khoa học ứng dụng) đã góp phần quan trong vào việc tạo lập nên thế đứng, tầm vóc và sự hùng mạnh của một quốc gia.

Giảm số lượng ứng viên giáo sư, phó giáo sư và vấn đề liêm chính học thuật - Hình 2

GS.TS Trần Đức Viên

Tính "khai sáng" của Quyết định 37

- Vậy nguyên nhân do đâu có sự sụt giảm số lượng ứng viên GS, PGS hiện nay thưa ông?

Hiện nay chưa có một nghiên cứu bài bản và tổng thể nào để xác định đúng và trúng về nguyên nhân khiến số lượng GS, PGS của các ngành khoa học cơ bản giảm, đa số chỉ là phỏng đoán dựa trên các trải nghiệm cá nhân.

Có người cho rằng nguyên nhân trực tiếp là do các sinh viên tốt nghiệp từ các ngành khoa học cơ bản khó tìm được việc làm; có được việc làm rồi thì thu nhập lại không cao, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cũng như thăng tiến trong xã hội thấp, nên các học sinh phổ thông ưu tú nhất, giỏi giang nhất, thi vào các lĩnh vực này không nhiều, họ tìm đến với các lĩnh vực khác, trong đó có những lĩnh vực "gần" hơn với khoa học cơ bản, nhưng lại có thu nhập cao, dễ kiếm việc, dễ thăng tiến, để "đầu quân".

Thêm nữa, đầu tư của nhà nước cho nghiên cứu cơ bản chưa đủ lớn, chưa đủ mạnh, chưa đúng trọng tâm trọng điểm và đôi khi là chưa đúng "địa chỉ", tản mạn và rời rạc; lại thêm chính sách giao tự chủ, cắt/giảm kinh phí chi thường xuyên làm cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học này đã khó càng thêm khó.

Nguyên nhân sự sụt giảm số lượng GS, PGS của một số ngành bên khoa học xã hội thì lại có những nét khác với các ngành khoa học cơ bản, trong khi các ngành khoa học cơ bản có công bố quốc tế tốt thì các nhà khoa học thuộc các ngành khoa học xã hội lại có công bố quốc tế ít hơn nhiều so với các ngành/lĩnh vực nghiên cứu khác, nếu có thì chất lượng "cũng chưa đến mức tự hào".

Người ta cho rằng, nguyên nhân một phần là do các công bố khoa học của các ngành khoa học xã hội, ở một mức độ nào đó, chỉ ở mức tầm tầm, tròn trịa, rất thiếu các công trình mang hơi thở thời đại. Vậy nên, dường như khoa học xã hội chưa thực hiện đúng và tốt sứ mạng của nó.

Có thể nói nguyên nhân vừa sâu xa vừa trực tiếp của việc sụt giảm số lượng GS, PGS của một số ngành/lĩnh vực thuộc khoa học xã hội là do chúng ta hội nhập vừa "nông" vừa "chậm" vào mạng lưới nghiên cứu, vào " không khí" và môi trường nghiên cứu, vào " luật tục" nghiên cứu về khoa học xã hội của cộng đồng các nhà khoa học xã hội trên thế giới.

Người ta cho rằng, nếu như giáo dục phổ thông là nhằm cung cấp cho xã hội các công dân tốt cho tương lai, có đủ phẩm chất, năng lực và bản lĩnh, có kiến thức phổ thông vững vàng, đủ sức "trả lời" các câu hỏi của cuộc sống khi các em bước vào đời, bình đẳng và tự tin với các bạn cùng trang lứa ở trong và ngoài nước thì giáo dục đại học phải quốc tế hóa càng sâu càng rộng càng sớm càng tốt để chúng ta có thế sớm "sánh vai với các cường quốc 5 châu" về giáo dục đại học.

Nói đến giáo dục đại học là phải nói đến nghiên cứu khoa học (NCKH) và phát triển công nghệ. Cạnh tranh quốc tế chủ yếu và trước hết là cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực và KH&CN. Trong thế giới hội nhập này cần phải giải quyết được các nút thắt này.

Vậy nên, Quyết định 37 là một quyết định đúng, là một bước tiến quan trọng để giáo dục đại học Việt Nam dần thích ứng với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, để có thể hội nhập ngày một sâu rộng và toàn diện hơn với giáo dục đại học thế giới.

Người ta nhận thấy là, số lượng GS, PGS tuy có giảm, nhưng "quý hồ tinh bất quí hồ đa", chất lượng NCKH và giáo dục đại học của Việt Nam trong những năm qua đã được cải thiện khá rõ, thể hiện qua thứ hạng của các trường đại học Việt Nam trên các bảng xếp hạng đại học quốc tế hàng năm, số các nhà khoa học có ảnh hưởng quốc tế, số công bố quốc tế, số bản quyền công nghệ được công nhận, và các thước đo chất lượng khác, đã tăng lên đáng kể. Đó là dấu hiệu đáng mừng, trong đó có vai trò mang tính "khai sáng" của Quyết định 37.

Nhân đây xin được nói thêm, nếu như không có các điều chỉnh kịp thời và sát thực tế của Nghị định 50/2022/NĐ-CP ngày 02/8/2022 của Chính phủ về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp, thì số lượng GS, PGS của tất cả các ngành sẽ bị hụt hẫng mạnh, trong đó các ngành như ngôn ngữ, lịch sử, tâm lý, xã hội học... còn bị hụt hẫng nữa.

Trong sạch đội ngũ những người làm khoa học

- Theo ông, việc công khai danh sách và lý lịch khoa học của ứng viên và ý kiến phản biện của cộng đồng các nhà khoa học có phải cũng là nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm số lượng hồ sơ ứng viên GS, PGS?

Việc công khai danh sách và lý lịch khoa học của ứng viên có tác dụng minh bạch thông tin, giúp việc xét và công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của Hội đồng Giáo sư (HDGS) các cấp được khách quan, công bằng và liêm chính hơn trong việc xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, không ngừng nâng cao "liêm chính học thuật".

Đồng thời, hạn chế gian lận, góp phần làm trong sạch đội ngũ những người làm khoa học, nâng cao thêm niềm tin xã hội vào các chức danh khoa học, chức danh giảng dạy, ai đó muốn chạy cũng rất khó, vì các thông tin có liên quan đều được "phơi" ra giữa thanh thiên bạch nhật.

Bên cạnh đó, ý kiến phản biện của cộng đồng các nhà khoa học có tác dụng "điều chỉnh hành vi" của cả ứng viên và hội đồng, minh bạch hóa các thông tin liên quan, nâng cao liêm chính học thuật.

Ngoài ra, trong phát triển KH&CN và giữ gìn sự trong sáng, lành mạnh và tử tế của môi trường học thuật thì việc tranh biện công khai của chúng ta mới chỉ bắt đầu, văn hóa tranh biện còn nhiều vấn đề phải bàn để dần có văn hóa tranh biện lành mạnh; nên việc công khai này góp phần hình thành văn hóa tranh biện trong cộng đồng các nhà khoa học, trong xã hội.

- Theo ông giải pháp nào để thay đổi tình trạng này?

Có nhiều giải pháp, nhưng không nên dùng giải pháp hạ thấp tiêu chuẩn chất lượng GS, PGS cũng như chất lượng tiến sĩ; làm như thế là chúng ta tự tách mình ra khỏi dòng chảy của thời đại, ra khỏi "cuộc chơi" của một thế giới hội nhập.

Tăng đầu tư cho NCKH và giáo dục đại học theo kết quả đầu ra (KPIs) là một giải pháp, giao tự chủ thật sự cho các viện/trường là một giải pháp (độc lập và tự chủ về mô hình và phương thức hoạt đông, độc lập và tự chủ về tổ chức và nhân sự, tự chủ về tài chính và đầu tư...);

Đẩy mạnh thị trường KHCN là một giải pháp; tự do học thuật, phi hành chính hóa, quản lý tài chính hiệu quả và minh bạch, quốc tế hóa cao độ các tổ chức nghiên cứu và đào tạo là một giải pháp;

Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và minh bạch giữa các cơ sở giáo dục đại học bằng KPIs là một giải pháp; đảm bảo chất lượng "thầy" là một giải pháp (ví dụ, phải có công bố quốc tế ở một mức độ và trình độ nào đó mới được hướng dẫn NCS, mới được ngồi hội đồng, mới được làm phản biện;

Hội đồng Giáo sư cũng vậy, "thầy" phải hơn "trò", các tiêu chuẩn của "thầy" phải hơn trò về công bố khoa học, về giảng dạy đại học; ít ra là bằng, thì "trò" mới có thể kính trọng, ngưỡng mộ và tin tưởng được "thầy".

Các giải pháp phải đồng bộ, tạo thành một chỉnh thể, hỗ trợ và nâng tầm lẫn nhau, tạo ra tính "trồi" cho cả hệ thống giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học.

- Trân trọng cám ơn ông!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ngọc Trinh nói gì về thái độ của đồng nghiệp khi thấy mình?Ngọc Trinh nói gì về thái độ của đồng nghiệp khi thấy mình?
23:26:39 18/12/2024
NÓNG: Nghi vấn Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn?NÓNG: Nghi vấn Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn?
22:52:43 18/12/2024
"Vũ trụ mỹ nhân" hot tối nay: Thùy Tiên lạ lẫm chưa từng thấy, Thanh Thủy - Ý Nhi đọ visual căng nhưng spotlight thuộc về Midu!"Vũ trụ mỹ nhân" hot tối nay: Thùy Tiên lạ lẫm chưa từng thấy, Thanh Thủy - Ý Nhi đọ visual căng nhưng spotlight thuộc về Midu!
23:30:31 18/12/2024
Cặp sao Việt lệch 10 tuổi vẫn đẹp đôi xuất sắc, nhà gái khoe mặt mộc xinh hút hồn khiến netizen nô nức "xin vía"Cặp sao Việt lệch 10 tuổi vẫn đẹp đôi xuất sắc, nhà gái khoe mặt mộc xinh hút hồn khiến netizen nô nức "xin vía"
23:04:51 18/12/2024
Việt Hương gây sốc khi hỏi: 'Mọi người thấy ảnh thờ của tôi đẹp không?'Việt Hương gây sốc khi hỏi: 'Mọi người thấy ảnh thờ của tôi đẹp không?'
22:39:03 18/12/2024
Diễn viên Hoàng Yến tiết lộ chồng thứ 5, là sinh viên theo đuổi từ 20 năm trướcDiễn viên Hoàng Yến tiết lộ chồng thứ 5, là sinh viên theo đuổi từ 20 năm trước
22:42:50 18/12/2024
Nicole Kidman lại cư xử thô lỗ trên thảm đỏNicole Kidman lại cư xử thô lỗ trên thảm đỏ
22:06:44 18/12/2024
BTV Thụy Vân ngày càng xinh, Thiều Bảo Trâm sexy táo bạoBTV Thụy Vân ngày càng xinh, Thiều Bảo Trâm sexy táo bạo
22:49:06 18/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà Nội

Lý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà Nội

Pháp luật

07:27:43 19/12/2024
Tại cơ quan Công an, đối tượng châm lửa đốt quán Hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, bản thân có mâu thuẫn với nhân viên quán.
Hội An xếp thứ 4 trong top 22 điểm du lịch tốt nhất châu Á

Hội An xếp thứ 4 trong top 22 điểm du lịch tốt nhất châu Á

Du lịch

07:26:32 19/12/2024
Hội An (Quảng Nam) đứng thứ 4 trong top 22 điểm du lịch tốt nhất châu Á do chuyên trang Lonely Planet bình chọn. Hội An (Quảng Nam) đứng thứ 4 trong danh sách.
Sao Việt 19/12: Phan Hiển nịnh bà xã Khánh Thi, Gil Lê ôm hôn 'tình tin đồn'

Sao Việt 19/12: Phan Hiển nịnh bà xã Khánh Thi, Gil Lê ôm hôn 'tình tin đồn'

Sao việt

07:24:43 19/12/2024
Vợ chồng Khánh Thi - Phan Hiển tình bể bình với loạt ảnh mới, Xoài Non và Gil Lê thoải mái trao nhau cử chỉ tình tứ trong chuyến du lịch.
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Thế giới

07:19:53 19/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm nay đã không trình diện trước cơ quan điều tra để cung cấp lời khai liên quan vụ ban bố thiết quân luật.
Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Phim việt

07:13:25 19/12/2024
Về đơn vị mới, mặc dù cố gắng tiếp cận công việc nhanh nhất, nhưng với tính chất công việc thay đổi khiến Đại gặp rắc rối.
Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Lạ vui

06:52:00 19/12/2024
Quả trứng hình cầu siêu hiếm tỷ quả có một được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng)
Phim Hàn kịch tính tột độ được khán giả Việt khen nức nở: Dàn cast đỉnh cao, xem mà tim đập thình thịch "7749" hướng

Phim Hàn kịch tính tột độ được khán giả Việt khen nức nở: Dàn cast đỉnh cao, xem mà tim đập thình thịch "7749" hướng

Phim châu á

06:08:06 19/12/2024
Gia Đình Hoàn Hảo sở hữu một kịch bản hay xuất sắc và cực kỳ nặng đô cùng dàn cast đỉnh cao, được giới chuyên môn chấm điểm tuyệt đối.
Điện ảnh Việt năm 2024: Phim kinh dị lên ngôi

Điện ảnh Việt năm 2024: Phim kinh dị lên ngôi

Hậu trường phim

06:07:32 19/12/2024
Trong số 5 bộ phim có doanh thu cao nhất phòng vé Việt năm 2024 có tới 3 tác phẩm thuộc thể loại kinh dị là Ma Da , Quỷ cẩu và Làm giàu với ma .
Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng

Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng

Tin nổi bật

06:05:34 19/12/2024
Theo nhân chứng, có đối tượng tiếp cận hiện trường để phóng hỏa dẫn đến vụ cháy kinh hoàng khiến 11 người chết ở đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội.
Cách làm món bò hầm trứng cút lạ miệng, hấp dẫn

Cách làm món bò hầm trứng cút lạ miệng, hấp dẫn

Ẩm thực

06:00:54 19/12/2024
Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng, hãy thử ngay công thức bò hầm trứng cút với nấm hương.
Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe

Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe

Sức khỏe

05:53:41 19/12/2024
Dùng gừng để ngâm chân có thể cải thiện khí huyết một cách hiệu quả, duy trì tuần hoàn và chức năng thận. Nó cũng có thể trì hoãn sự lão hóa và kéo dài tuổi thọ.