Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ: Đích đến của giáo dục mầm non
Năm học 2019 – 2020, giáo dục mầm non (GDMN) đã ghi nhận nỗ lực lớn trong việc đổi mới hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trẻ luôn giữ vai trò trung tâm trong các hoạt động học – chơi. Ảnh: TG
Cùng với chỉ đạo từ Bộ GD&ĐT, nhiều địa phương có động thái quyết liệt, thể hiện sự quyết tâm vào cuộc đầy trách nhiệm.
Chỉ đạo quyết liệt PGS.TS Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT) cho biết: Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ là đích đến của các cơ sở GDMN. Thực tế cho thấy, các địa phương đều tích cực triển khai chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở GDMN phát triển Chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phương, nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ trên cơ sở tiếp cận tài liệu của Bộ GD&ĐT. Qua đó, chuyên đề “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, “chơi mà học, học bằng chơi” được cơ sở GDMN đẩy mạnh.
Ông Vũ Đức Thọ – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định cho biết: Trong năm học vừa qua, chúng tôi chú trọng vào việc dạy học đáp ứng yêu cầu Chương trình GD phổ thông mới. Trong đó chú trọng vào việc xây dựng tài liệu hướng dẫn, triển khai tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và GV cốt cán nhằm nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động GD phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Các nhà trường đã tiếp cận và làm quen với việc hướng dẫn cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và GD cho trẻ mầm non.
Video đang HOT
Trẻ mầm non huyện Trấn Yên (Yên Bái) học tô chữ. Ảnh: TG
Yên Bái, tỉnh miền núi phía Bắc có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng GD mầm non được địa phương đặc biệt quan tâm. Theo bà Tô Thị Ánh – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT: Chúng tôi tích cực thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020.
Thực tế cho thấy, các cơ sở GDMN đã thay đổi rõ rệt về chất lượng thực hiện Chương trình GDMN. Có thể ghi nhận được điều này ở sự tích cực từ việc tạo dựng môi trường GD, tạo điều kiện cho tất cả trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.
Giáo viên được nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục, đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động GD, gắn kết với việc đánh giá sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong chăm sóc, GD trẻ được quan tâm, đa dạng hình thức và hiệu quả hơn.
Đa dạng biện pháp
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, toàn quốc hiện có 908.301 trẻ dân tộc thiểu số đến trường (tỷ lệ 17,9% trẻ em đến trường), 439.994 trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) là nữ. Việc nâng cao chất lượng nuôi dạy, đặc biệt là để trẻ mầm non 5 tuổi làm quen với tiếng Việt để các em thuận lợi khi tiếp cận với Chương trình GD phổ thông mới được đặt ra với yêu cầu cao về chất lượng. Ở những vùng có đông người DTTS sinh sống, việc triển khai thực hiện tăng cường tiếng Việt được đẩy mạnh.
Theo thống kê của Vụ GDMN, 99,6% trẻ em người DTTS đến trường được tăng cường tiếng Việt. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em người DTTS được rèn kỹ năng nghe nói, giao tiếp trong môi trường tiếng Việt. Trẻ em DTTS đã mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động giáo dục và hoạt động khác trong cuộc sống.
Cũng như vậy, công tác GD hòa nhập trẻ khuyết tật được chú trọng. Một số tỉnh có đề án, chương trình hỗ trợ sàng lọc, tầm soát trẻ khuyết tật. Các cơ sở GDMN làm tốt công tác điều tra số trẻ khuyết tật ngay đầu năm học và huy động trẻ đến lớp.
Điển hình như Yên Bái đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện tốt chính sách với trẻ em và GV theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP. Đặc biệt tăng cường xã hội hóa, huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội để hỗ trợ thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS; duy trì và phát huy hiệu quả nhiều hình thức đa dạng: Mô hình “bà mẹ trợ giảng”, “câu lạc bộ đọc sách tại thôn bản”, – bà Tô Thị Ánh – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Yên Bái, chia sẻ.
Còn ở thành phố, khu vực kinh tế – xã hội phát triển, mối quan tâm là làm sao cho trẻ được tiếp cận với tiếng Anh. Thực hiện điều này, năm học 2019 – 2020, cả nước có 2.898 trường (chiếm tỷ lệ 20,7% tổng số trường mầm non), với 405.436 trẻ (tỷ lệ 32,2% tổng số trẻ) thực hiện thí điểm cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh.
Ông Vũ Thế Hưng, Trưởng phòng GD&ĐT Hải Hậu (Nam Định) thông tin: Từ thực tế địa phương, chúng tôi khuyến khích việc tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh ở những nơi có nhu cầu và đáp ứng được các điều kiện. Các nhà trường trên địa bàn huyện đang chờ việc biên soạn và thẩm định Chương trình cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh của Bộ để họ có thể tổ chức, bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của gia đình trẻ.
Việc quan tâm đến trẻ em khuyết tật trong độ tuổi mầm non, tạo điều kiện để các em có cơ hội đến trường, được hòa nhập trong môi trường GD chất lượng là một thực tế ghi nhận được ở các địa phương. Nhiều nơi, các trường đã tích cực tuyên truyền, phổ biến, thực hiện chính sách ưu tiên trong GD đối với trẻ khuyết tật như ưu tiên tuyển sinh, miễn giảm học phí, hỗ trợ kinh phí mua tài liệu, đồ dùng học tập; hỗ trợ trả thêm giờ cho GV dạy hòa nhập trẻ khuyết tật.
Giáo dục sáng tạo giúp trẻ luôn suy nghĩ, phân tích
Giáo dục sáng tạo sẽ giúp cho trẻ lúc nào cũng phải luôn suy nghĩ, phân tích và hoài nghi về những điều mình được học để tìm ra câu trả lời.
Ông Ted Farraday, Phó Chủ tịch Embassy Education trình bày tại hội thảo - Ảnh: NL
Ngày 6/11, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng lãnh sự quán Ý tại TPHCM, Tổ chức Reggio Children (Ý) phối hợp cùng Global Embassy tổ chức hội thảo "Hướng tiếp cận Reggio Emilia trong giáo dục mầm non".
Tại hội thảo, ông Ted Farraday, Phó Chủ tịch Embassy Education cho rằng, cách học hiệu quả nhất là cho trẻ giảng giải những điều mình học được cho bạn bè, những người xung quanh. Giáo dục sáng tạo sẽ giúp cho trẻ lúc nào cũng phải luôn suy nghĩ, phân tích và hoài nghi về những điều mình học để tìm ra câu trả lời. Từ đó, giúp cho trẻ có được tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề, tinh thần hợp tác, sự sáng tạo, trách nhiệm xã hội và nhận thức toàn cầu.
Hội thảo cũng đã giới thiệu lịch sử, những giá trị cốt lõi của hướng tiếp cận Reggio Emilia Approach trong giáo dục mầm non. Đây là hướng tiếp cận đề cao tiềm năng và sự sáng tạo của trẻ.
Vốn được áp dụng tại các trường công lập tại Ý, Reggio Emilia Approach là một triết lý giáo dục dựa trên hình ảnh của đứa trẻ với những tiềm năng vô tận, với hàng trăm loại ngôn ngữ của riêng mình, với cơ hội phát triển và trưởng thành cùng những mối quan hệ với cộng đồng xung quanh.
Điều nổi bật của hướng tiếp cận này là tính chất linh hoạt khi áp dụng vào các chương trình mầm non của các nước, lồng ghép những nội dung mang giá trị truyền thống, văn hóa của từng quốc gia đồng thời vẫn được cập nhật các yếu tố hội nhập, toàn cầu hóa.
PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Reggio Emilia là hướng tiếp cận giáo dục mầm non được giới chuyên gia trên thế giới đánh giá cao, được triển khai thực hiện ở 140 quốc gia.
Theo ông Minh, trong thời gian gần đây, Việt Nam rất quan tâm đến việc hỗ trợ cơ sở mầm non có thể tiếp cận với các hướng tiếp cận, mô hình giáo dục mầm non tiên tiến trên thế giới, phù hợp với điều kiện nhà trường; cũng như khả năng, nhu cầu của trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tạo hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện hợp tác quốc tế.
"Hướng tiếp cận Reggio Emilia là một hướng tiếp cận rất tiến bộ , phù hợp với điều kiện của Việt Nam; đặc biệt phù hợp với quan điểm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm mà chúng ta đang triển khai thực hiện", Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non nhấn mạnh.
Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm: Trẻ mạnh dạn, tự tin khám phá Sáng nay 26/6 tại Trường mầm non Thái Tân, huyện Nam Sách, Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm". Thử làm "nghệ nhân" gốm sứ Chu Đậu Tham gia hội nghị có PGS.TS Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm...