Nâng cao chất lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và lớp mầm non độc lập
Ngày 21.9 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã tổ chức Hội thảo ‘Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập’.
Báo cáo của Vụ Giáo dục mầm non cho biết, những năm qua, quy mô, mạng lưới trường lớp cấp học mầm non đã không ngừng phát triển, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Trong đó, nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập và lớp mầm non độc lập đóng vai trò không nhỏ trong việc huy động trẻ ra lớp. Đặc biệt, nhóm trẻ với quy mô tối đa 7 trẻ hoạt động theo nhu cầu đặc biệt của cha mẹ trẻ đã tháo gỡ khó khăn cho mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non không đáp ứng được nhu cầu đưa trẻ đến trường, hỗ trợ rất lớn cho lực lượng lao động cống hiến cho xã hội, gánh vác trách nhiệm cùng xã hội trong việc bảo đảm quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của trẻ em.
Tuy nhiên, hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non độc lập còn nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc. Đa số nhóm trẻ có quy mô nhỏ dưới 7 trẻ vẫn tổ chức và hoạt động tự phát, nằm rải rác trong các khu dân cư, rất khó quản lý và chưa được quan tâm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Ở một số địa phương, cơ sở giáo dục mầm non độc lập hoạt động không ổn định, thường xuyên có sự thay đổi về địa điểm, cơ sở vật chất và đội ngũ nên ảnh hưởng đến công tác quản lý và chất lượng hoạt động.
Cùng với đó, nhân lực quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn cho nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập tư thục chưa bảo đảm, dẫn đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động chưa hiệu quả. Các Phòng GD-ĐT chưa cụ thể việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện chuyên môn đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập cũng như việc chỉ đạo trường mầm non công lập hỗ trợ chuyên môn, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non độc lập trên địa bàn. Đặc biệt, do dịch bệnh Covid-19 thời gian qua, gây thiệt hại, khó khăn đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập, hoạt động không ổn định.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Nguyễn Bá Minh chia sẻ tại hội thảo
Video đang HOT
Hội thảo đã tập trung vào năm nhóm nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, gồm: Việc thực hiện và ban hành văn bản, chính sách liên quan đến quản lý, tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục mầm non độc lập; Công tác phối hợp giữa ban ngành, UBND cấp xã và phòng GD-ĐT trong việc thực hiện các thủ tục, quy trình thành lập, cấp phép hoạt động; Các chính sách địa phương nhằm đảm bảo các điều kiện tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục mầm non độc lập; Công tác hướng dẫn chuyên môn, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm non bảo đảm chất lượng; Quản lý, tổ chức hoạt động đối với các cơ sở giáo dục mầm non độc lập tại các địa bàn có khu công nghiệp.
Theo đại diện Hiệp hội Giáo dục mầm non ngoài công lập Việt Nam, các địa phương cần tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục mầm non độc lập, nhất là những cơ sở có quy mô nhỏ hoạt động tốt nhất. Trong đó, phải có các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và quản lý của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh đề nghị các ban, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ để nâng cao chất lượng của nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập. Ủy ban Nhân dân phường, xã nơi có cơ sở giáo dục mầm non độc lập cần nêu cao vai trò trách nhiệm, quan tâm bồi dưỡng năng lực cho cán bộ được phân công theo dõi, quản lý cơ sở giáo dục mầm non độc lập trên địa bàn.
Các trường mầm non công lập cũng cần phát huy vai trò đỡ đầu, hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở mầm non độc lập. Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục bám sát các chính sách hiện hành của Chính phủ, tham mưu UBND tỉnh, thành phố ban hành các chính sách địa phương để hỗ trợ các điều kiện bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục mầm non độc lập, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của hệ thống cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
Cùng với đó, các địa phương, cơ sở giáo dục mầm non cần kịp thời triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, ngay khi có văn bản hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng đặc biệt lưu ý các cơ sở giáo dục mầm non, an toàn và sự phát triển toàn diện cho trẻ phải đặt lên hàng đầu. Muốn như vậy, phải nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của cha mẹ trẻ khi gửi trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non độc lập để trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo Chương trình Giáo dục mầm non, bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ.
Đà Nẵng: Đến 2025, 70% chuẩn đầu ra chương trình đào tạo được tích hợp năng lực số
Mục tiêu của Đà Nẵng là đến 2030, 100% nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số.
Học sinh ở Đà Nẵng tham dự lễ khai giảng
UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn từ nay đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp nhằm triển khai các hoạt động trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Phấn đấu đến năm 2025, Đà Nẵng sẽ có 50% nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số; 70% chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, nội dung của chương trình phù hợp với phương thức và quá trình thực hiện chuyển đổi số;
Xây dựng nền tảng số giáo dục nghề nghiệp và kho học liệu, tài nguyên số dùng chung giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phục vụ cho hoạt động dạy và học; 100% các trường cao đẳng, trường trung cấp thực hiện số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường số.
Để thực hiện mục tiêu, trong giai đoạn từ 2022-2030, Đà Nẵng sẽ xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; phát triển chương trình, nội dung đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế; phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số; phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và đổi mới phương thức dạy và học; chuyển đổi số hoạt động quản lý nhà nước và quản trị nhà trường...
Tiến tới đến năm 2030, 100% nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số; 100% các trường đạt tiêu chuẩn trường chất lượng cao là trường học số...
187 thí sinh thi xét tuyển viên chức giáo dục Sáng 20/9, UBND TP. Vũng Tàu đã khai mạc xét tuyển viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo thuộc UBND TP.Vũng Tàu năm học 2022 - 2023. Thí sinh tham gia lễ khai mạc xét tuyển viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo thuộc UBND TP.Vũng Tàu năm học 2022 - 2023. Theo đó, 187...