Nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhà giáo: Đã đến lúc “nhìn thẳng” và “làm thật”

Theo dõi VGT trên

Trong quá trình dạy học, yếu tố người dạyngười học có mối quan hệ mật thiết. Thầy giỏi mấy nhưng trò cố tình không học cũng không thể có thành công chung. Nếu thầy kém nhưng trò chủ động, tích cực, vẫn có thể có thành công nhất định ở trò.

Nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhà giáo: Đã đến lúc nhìn thẳng và làm thật - Hình 1

Nhưng ngược lại, trò có kém nhưng gặp thầy giỏi trò vẫn có thể thành công nhất định. Trong mối quan hệ này ông thầy vẫn là yếu tố quyết định. Đó là chia sẻ của TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý học Hà Nội.

Hạn chế cơ bản của đội ngũ hiện nay

TS Nguyễn Tùng Lâm cho biết, chưa có điều tra khoa học nào về tiêu chuẩn phát triển nghề nghiệp cho toàn thể đội ngũ nhà giáo ở tất cả các ngành học, cấp học. Tuy vậy, bằng thực tế quản lý của các trường học phổ thông TS Nguyễn Tùng Lâm phân loại đội ngũ nhà giáo đang giảng dạy ở các trường phổ thông thành 4 loại:

Loại 1: Những nhà giáo giỏi chuyên môn có năng lực sư phạm luôn chủ động sáng tạo, say mê yêu nghề, trong điều kiện nào họ đều là người đi đầu kiên trì đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy luôn lôi cuốn khích lệ học sinh. Họ luôn là những nhà giáo mẫu mực, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”.

Loại 2: Những nhà giáo có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm nhưng không nhiệt tình, không tự giác, không say mê với nghề như loại 1. Họ có thể làm tốt tùy hoàn cảnh không thường xuyên.

Loại 3: Năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm còn có nhiều hạn chế nhưng về mặt ý thức họ là người nghiêm túc cố gắng làm hết sức mình nhưng kết quả giảng dạy, giáo dục đều không đạt đến điều mong muốn, không thể đáp ứng nổi yêu cầu “đổi mới toàn diện, triệt để giáo dục” hiện nay.

Nếu loại 1 và 2 chỉ chiếm số ít trong các nhà trường, loại 3 là loại chiếm số đông ở các nhà trường.

Loại 4: Là loại nhà giáo có hạn chế cả về năng lực lẫn phẩm chất hoặc có năng lực nhưng phẩm chất kém. Tham gia tạo ra những tiêu cực cho ngành nhiều hơn là đóng góp tích cực. Loại nhà giáo này tuy không nhiều trong mỗi nhà trường nhưng phải sớm được thanh lọc khỏi các nhà trường.

Nên 4 loại nhà giáo trong các nhà trường hiện nay, để thấy ngành GD-ĐT phải sớm có cơ chế chính sách khích lệ, quản lý thế nào để loại 2 nhanh chóng thành loại 1 và phải tổ chức đào tạo lại, trang bị lại kiến thức, phương pháp cho số đông nhà giáo ở loại 3. Chúng ta mới có thể thực hiện yêu cầu “đổi mới toàn diện, triệt để” mới tạo chất lượng bền vững cho giáo dục Việt Nam.

Video đang HOT

Từ thực tế đó, có 3 hạn chế cơ bản. Thứ nhất: Số đông nhà giáo chưa thể hiện được đặc trưng nghề nghiệp của mình; Thứ hai: Số đông nhà giáo mắc bệnh nghề nghiệp: Chạy theo lý thuyết kinh điển, bám vào tri thức có sẵn trong sách giáo khoa không gắn với thực tiễn đời sống; Thứ ba: Số đông giáo viên chưa thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.

Bồi dưỡng tay nghề phải gắn với thực tiễn

Cách bồi dưỡng đến đâu cấp chứng chỉ đến đó sẽ dần dần tuyển chọn được đội ngũ nhà giáo có chất lượng, có nghiệp vụ, có tay nghề và làm việc chuyên nghiệp hơn. GV nào nhiều lần không lấy nổi chứng chỉ phải chuyển ngành”.

– TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ

Từ những nhận định đ.ánh giá giáo viên hiện nay, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, thứ nhất, phải coi công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhà giáo là nhiệm vụ cấp bách. Phải tạo ra những thế hệ nhà giáo có tay nghề làm việc hết sức chuyên nghiệp, đủ năng lực đáp ứng đổi mới giáo dục. Bồi dưỡng tay nghề phải gắn với thực tiễn họ đang giảng dạy và phải tuyển chọn người từ chính những người có tay nghề giỏi.

Quan niệm bồi dưỡng giáo viên phải khác với bồi dưỡng nâng cao nhận thức. Tức là sau khi được bồi dưỡng nâng cao nhận thức và được thực hành tay nghề, sau đó GV phải tự nâng cao tay nghề bằng việc tự trải nghiệm một số thời gian nhất định trên lớp, khi nào GV đủ tự tin, tự khẳng định mới mời người đến kiểm tra, đ.ánh giá, cấp chứng chỉ GV đạt “trình độ thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy”.

Quan điểm xây dựng một đội ngũ nhà giáo cốt cán cho công việc nâng cao tay nghề cho GV của Sở GD&ĐT đang thử nghiệm là một quan niệm hết sức hiện đại và thực tế.

Thứ hai, xây dựng trung tâm bồi dưỡng nghiệp,vụ, tay nghề GV ở các tỉnh, thành, huyện. Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ, tay nghề GV ở các tỉnh thành làm nhiệm vụ tuyển chọn, bồi dưỡng GV giỏi nòng cốt và tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV cho các ngành học: Ngành mầm non, tiểu học, THCS, THPT và GDTX.

Hơn nữa, cơ chế cũng cần thay đổi, giáo viên giỏi phải dạy trực tiếp 50% thời gian ở cơ sở, 50% thời gian cho việc đào tạo bồi dưỡng tay nghề giáo viên của ngành. Theo đó, phải được phụ cấp giáo viên cốt cán, kinh phí đi học nâng cao trình độ, dự hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong ngoài nước, ưu đãi khen thưởng những giáo viên làm tốt công tác bồi dưỡng.

Hiện nay, còn một vấn đề bất cập trong đội ngũ nhà giáo là chúng ta chưa đ.ánh giá đúng vai trò của GV chủ nhiệm nên việc đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ chưa thỏa đáng khiến họ tập trung vào công tác giáo dục chưa cao. Đây cũng là vấn đề cấp bách cần đổi mới với giáo dục phổ thông. Cái quan trọng là làm thế nào để các trường học được trả lương cho thầy giáo theo hiệu quả lao động thực tế.

Mỗi cơ sở đào tạo cần làm rõ yêu cầu đối với từng giáo viên, rồi cử họ đi bồi dưỡng. Có thể GV sau 5 năm phải đào tạo 6 tháng, đảm bảo là chỉ sau 3 năm là có đội ngũ GV giỏi. Nếu trả lương thỏa đáng và được đào tạo lại, GV lại biết yêu cầu của ngành thì họ sẽ thực hiện theo. Còn ai không phấn đấu được, ai không phù hơp với nghề thì GV phải tự điều chỉnh. Sử dụng, đãi ngộ và thải loại phải đi với nhau.

Tuy nhiên, việc xây dựng quy trình, tiêu chuẩn đ.ánh giá như thế nào cho thỏa đáng, đúng năng lực thực tế của mỗi người cũng là một bài toán khó, cần có lực lượng nghiên cứu, khảo nghiệm. Chỉ có làm đồng bộ, làm triệt để những giải pháp trên, trên tinh thần tự chủ của mỗi nhà trường và tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi nhà giáo.

Lê Đăng (ghi)

Theo giaoducthoidai.vn

Giáo viên ‘bày binh bố trận’ kéo điểm học trò

Mỗi học sinh có một khả năng tiếp nhận khác nhau nhưng điểm thi đua của giáo viên lại "chìm nổi" theo điểm số của học trò. Điều này dẫn đến không ít chiêu đối phó của giáo viên để "vớt" cả thầy lẫn trò.

Giáo viên &'bày binh bố trận' kéo điểm học trò - Hình 1

Giáo viên có rất nhiều cách để "nâng" điểm cho học trò (Ảnh mang tính minh họa)

Một giáo viên tiểu học ở TPHCM tiết lộ, có hàng loạt cách để giáo viên "kéo" điểm cho học sinh. Phổ biến nhất gần như nơi nào cũng có là lúc coi thi, giáo viên làm lơ đi. Học sinh ngồi cạnh nhau, không chia phòng, mỗi học sinh rất đông nên các em rất dễ để nhìn bài nhau. Chưa kể, khi xếp vị trí học sinh, nhiều giáo viên đã khéo léo xếp em giỏi với một em học lực yếu cạnh nhau, có thể cô đã "gửi gắm" em giỏi hỗ trợ làm "đôi bạn cùng tiến".

Ở bậc tiểu học, quy định mỗi khối sẽ nộp ba đề cho Ban giám hiệu. Giáo viên dồn sức ôn tập cho học sinh theo "cụm" đề là học sinh có thể làm bài dễ dàng. Ngoài ra, điểm đọc của học sinh được giáo viên tự hiểu ngầm là 5 điểm dù học sinh đọc được được hay không, không cần biết.

Giáo viên này còn cho hay, trong khi dư luận thấy sốc khi học sinh lớp 4, lớp 5 không biết đọc, ai cũng xem đó là chuyện thật như đùa thì với giáo viên là chuyện... ai ai cũng biết. Đó là hậu quả của bệnh thành tích, tất cả mọi thứ đ.ánh giá bằng thi đua không thực chất.

Giáo viên đối phó để không bị trừ điểm thi đua, nên hiện tượng học thuộc lòng, bài mẫu ai cũng biết là phản giáo dục nhưng vẫn được áp dụng triệt để. Chí ít dễ dàng giúp học sinh vượt được "cửa ải" điểm số, giáo viên không bị trừ thi đua.

Vào các dịp thi cuối kỳ, có thể thấy học trò ôn luyện bằng cách đọc thuộc như con vẹt, hay chép thuộc những bài văn mẫu, câu trả lời mẫu vẫn còn là tình trạng phổ biến. Thầy cô ôn tập cho học sinh nhưng chỉ cần thuộc để làm bài kiểm tra, không cần hiểu.

Để học sinh đạt điểm cao, nhiều giáo viên lại gây áp lực với các em và gia đình, bắt ép các em phải học, ra đề cương ôn thi khủng khiếp. Lâu nay, ai cũng biết ngành giáo dục quy định không giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học nhưng đó chỉ là... lý thuyết, nhất là vào mùa thi, các em vẫn phải làm bài, làm đề cương, chép học thuộc văn mẫu.

Tại TPHCM, vào các dịp thi học kỳ, lãnh đạo Sở GD-ĐT đều chỉ đạo các trường tiểu học cần tổ chức nghiêm túc, chu đáo, công bằng và khách quan. Tuyệt đối giáo viên không được nhắc bài, giải bài trong khi coi và tùy tiện nâng điểm, hạ điểm khi chấm bài làm của học sinh.

Trường học cũng phải có kế hoạch ôn tập cho học sinh và có kế hoạch riêng phụ đạo học sinh yếu kém. Tuyệt đối không chạy theo thành tích để đối phó, gây áp lực tạo không khí căng thẳng, nặng nề cho giáo viên, học sinh và gia đình các em.

Thi gian dối, dạy lấy điểm

Không chỉ là gian dối trong thi cử để "kéo" điểm học trò mà áp lực điểm số của học sinh đến thi đua của giáo viên còn tác động ngược đến phương pháp giảng dạy. Dù ngành hô hào đổi mới theo hướng dạy học phát triển năng lực, phẩm chất người học thì đích đến của cả thầy lẫn trò vẫn là điểm số. Việc dạy học thực chất bị xem nhẹ dẫn đến rất nhiều nghịch lý.

Giáo viên &'bày binh bố trận' kéo điểm học trò - Hình 2

Việc thi cử, nặng thành tích điểm số áp lực tác động rất nhiều đến chất lượng dạy học

Nhiều giáo viên lười thay đổi phương pháp dạy học, dạy đối phó... nhưng... thành tích cứ cao vời vợi. Ngược lại, những giáo viên đổ nhiều công sức sáng tạo, đổi mới cho dạy học thì khi thi cử, thầy trò có thể bị điểm trừ. Dạy học chạy theo lối để học sinh đạt điểm cao dù họ biết rõ đó không phải cách hay cách tốt cho các em đang là ưu tiên của nhiều giáo viên.

Cô Nguyễn Lê Anh, giáo viên THCS ở Đồng Nai cho biết, muốn chống thành tích trong giáo dục thì trước hết phải thay đổi cách kiểm tra, đ.ánh giá, thi đua cho cả thầy lẫn trò. Việc thi cử phải làm sao phải kiểm tra được khả năng thật sự của học sinh chứ không phải là học thuộc, học nhồi.

Còn với giáo viên, để sáng tạo, để dạy thực chất, họ cần một không gian mở. Còn hiện nay hầu hết ở các trường, từng ly từng tý của giáo viên đều được quy ra điểm thi đua dẫn đến giáo viên làm việc rất ngột ngạt, như bị giám sát. Họ làm việc chỉ tập trung vào kết quả mà không đầu tư trong quá trình dạy học. Mà kết quả đó nhiều khi không phản ánh đúng khả năng của người học, người dạy.

Việc chống thành tích trong giáo dục, cốt lõi chính là dạy thật, học thật và đ.ánh giá thật. Còn với việc "áp" thi đua thành tích như hiện nay, nếu "đối phó" không thành, giáo viên gặp phải lớp nhiều học sinh yếu, họ xem như... số xui.

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nam bị đuổi khỏi showbiz vì cả gan làm điều cấm kỵ, hết thời vẫn sống ung dung với gần 400 tỷ
06:45:15 02/07/2024
Nam NSƯT tiết lộ điều sợ nhất trong đời sống hôn nhân với vợ kém 22 t.uổi, dự định vào viện dưỡng lão
06:15:00 02/07/2024
Sao nữ Vbiz vướng tin chia tay bạn trai Việt kiều sau gần 8 năm yêu
06:41:31 02/07/2024
Chủ tịch và nàng thơ showbiz đã bí mật đăng ký kết hôn?
06:21:57 02/07/2024
5 bộ phim Hàn Quốc càn quét màn ảnh rộng vào tháng 7
05:59:26 02/07/2024
Diện mạo chồng sắp cưới hơn 17 t.uổi của Hoa hậu Khánh Vân
07:56:34 02/07/2024
Lấn át nữ chính, An Nhiên là điểm sáng giúp 'Trạm cứu hộ trái tim' giữ khán giả
05:57:50 02/07/2024
Chó nhà bị trăn khổng lồ tấn công tưởng sẽ c.hết thảm, ai ngờ 'phút 89' làm một việc lật ngược tình thế
06:36:28 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi ngày 2/7/2024 của 12 cung hoàng đạo: Sư Tử chưa có khởi sắc mới

Trắc nghiệm

08:16:44 02/07/2024
Sư Tử hãy tin tưởng vào bản thân và tránh để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng nhiều đến mình. Dù hiện tại chưa có nhiều thay đổi tích cực

Rosé đ.ánh giá MV ROCKSTAR của Lisa

Nhạc quốc tế

08:03:07 02/07/2024
Sau chuyến công tác tại Pháp và chuẩn bị khởi hành về Hàn Quốc,Roséđã có khoảng thời gian ngắn để ký tặng cũng như giao lưu với người hâm mộ.

Diva Hà Trần và Tùng Dương "gương vỡ lại lành"

Nhạc việt

08:03:01 02/07/2024
Mới đây nhất, Diva Hà Trần đã có động thái gây chú ý trên MXH khi trực tiếp đề cập đến nam ca sĩ Tùng Dương trong bài đăng của mình.

Nữ NSƯT kỳ cựu nhất nhì làng hài phía Bắc: U70 không lấy chồng sinh con, t.uổi xế chiều cô đơn nhưng lạc quan không ai bằng

Sao việt

08:02:07 02/07/2024
Dẫu chọn cuộc sống độc thân và sức khỏe không mấy ổn định, nhưng NSƯT Minh Vượng vẫn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời và tươi trẻ.

Inside Out 2 - Phim 1 tỷ USD đầu tiên của năm 2024

Phim âu mỹ

07:44:27 02/07/2024
Đáng chú ý, doanh thu phần 2 đã vượt phần t.iền nhiệm (859 triệu USD) dù vẫn chưa rời rạp chiếu. Theo dự kiến, bộ phim vẫn sẽ tiếp tục tăng doanh thu mạnh mẽ trong thời gian tới.

Những nẻo đường gần xa - Tập 27: Bố mẹ ngỡ ngàng khi Bảo trở thành doanh nhân thành đạt

Phim việt

07:41:03 02/07/2024
Nhìn thấy những hình ảnh sang chảnh của Bảo trên mạng xã hội, ông bà Châu - Báu đều không thể tin nổi vào mắt mình.

Một số lưu ý khi tập luyện đối với người bệnh barrett thực quản

Sức khỏe

07:33:06 02/07/2024
Với người bệnh barrett thực quản, tập thể dục có thể là con dao hai lưỡi . Nếu tập luyện không đúng cách - lựa chọn bài tập không phù hợp hoặc cường độ tập quá mạnh - sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh.

'Đào, Phở và Piano' cạnh tranh với 'Mai' tại LHP Châu Á Đà Nẵng 2024

Hậu trường phim

07:29:55 02/07/2024
63 tác phẩm điện ảnh trong nước và quốc tế sẽ tranh giải và trình chiếu từ ngày 2-6/7, tại Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng 2024 (DANAFF II)

Cuộc đời chìm nổi của nam diễn viên "Tể tướng Lưu gù"

Sao châu á

07:19:23 02/07/2024
Lý Bảo Điền vất vả nửa đời người mới có được danh tiếng ở t.uổi 50 nhờ đóng Tể tướng Lưu gù . Ngoài đời thực, nhân vật Lưu Dung dường như vận vào cuộc đời ông.

Ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng tại một số vùng ở Nga

Thế giới

07:06:25 02/07/2024
Chính quyền Cộng hòa Tuva ở Siberia cho biết đã áp dụng biện pháp trên khi nắng nóng khắc nghiệt, gió mạnh và giông khô gây ra cháy rừng.

Làm một điều đơn giản mỗi khi gội đầu, Hằng Du Mục có mái tóc dài, đen mượt vạn người mê

Làm đẹp

07:01:57 02/07/2024
Vì được nhiều người ngưỡng mộ bởi mái tóc đen óng mượt, Hằng Du Mục không ngần ngại chia sẻ bí quyết để sở hữu mái tóc đẹp.