Nâng cao chất lượng hoạt động chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn
Trong những năm qua, chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn (gọi tắt là chi bộ quân sự xã) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, trực tiếp củng cố, xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh.
Cấp ủy, chi bộ quân sự đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương (QP, QSĐP), góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Quan tâm phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn.
Sau khi có Hướng dẫn số 35-HD/BTCTW, ngày 15-10-2009 của Ban Tổ chức Trung ương về tổ chức và hoạt động của chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo cấp ủy các địa phương củng cố, kiện toàn chi bộ quân sự xã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, công tác quân sự địa phương. Qua hơn 10 năm thực hiện Hướng dẫn số 35, công tác xây dựng và hoạt động của chi bộ quân sự trên địa bàn tỉnh đã đi vào nền nếp; chất lượng, hiệu quả từng bước chuyển biến tích cực; thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về nhiệm vụ QP, QSĐP, nhất là ở một số xã trọng điểm biên giới, ven biển và vùng giáo. Cùng với đó, đã tổ chức phối hợp với lực lượng công an và các lực lượng khác ở các địa phương thực hiện bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ do đảng ủy, UBND xã, phường, thị trấn giao. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, đảng ủy các xã, phường, thị trấn có chi bộ quân sự xã đã quan tâm đến việc củng cố, kiện toàn, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo nhiệm vụ QP, QSĐP được vận hành thông suốt và có hiệu quả hơn. Chi bộ quân sự đã tích cực tham mưu cho đảng ủy xã, thị trấn ra nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ QP, QSĐP, kế hoạch huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị hằng năm đảm bảo sát thực tế và chất lượng. Hiện nay toàn tỉnh Thanh Hóa có 16 chi bộ quân sự thuộc 5/27 huyện, thị xã, thành phố. Các đảng viên trong chi bộ quân sự đều là các đồng chí công tác ở ban chỉ huy quân sự và các ban, ngành, đoàn thể khác; chi bộ được thành lập chủ yếu trên địa bàn xã giáp biên, ven biển và vùng giáo.
Theo đánh giá của Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, qua hoạt động của chi bộ quân sự xã, nhìn chung cấp ủy, chính quyền đã lãnh đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, công tác quân sự địa phương ở cơ sở có nhiều chuyển biến, tiến bộ; năng lực, trách nhiệm, phương pháp, tác phong công tác của cán bộ quân sự cấp xã có sự đổi mới, sâu sát với địa bàn, thực hiện tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được giao. Lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên ở nhiều địa phương đã thực sự là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, công tác quân sự địa phương, xung kích trong khắc phục hậu quả thiên tai, chủ động phối hợp, hiệp đồng với lực lượng công an và các lực lượng có liên quan giải quyết hiệu quả các vụ việc phức tạp ở cơ sở, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương, nhất là các địa bàn trọng điểm về quốc phòng – an ninh. Bên cạnh đó, chi bộ quân sự còn phối hợp và làm tốt công tác phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên, đưa tỷ lệ đảng viên trong dân quân tự vệ lên 30,6% (tăng 5,6% so với năm 2015), góp phần nâng cao chất lượng chính trị, độ tin cậy của lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên, đóng góp thiết thực vào việc củng cố, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh.
Tuy nhiên, ở một số địa phương trong tỉnh sau khi tổ chức làm thí điểm, rút kinh nghiệm, chưa quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động nên có nơi cho rằng hiệu quả lãnh đạo của loại hình chi bộ quân sự xã không thật sự có hiệu quả, nên đã có quyết định giải thể, việc xây dựng quy chế làm việc và tổ chức hoạt động của một số chi bộ quân sự còn lúng túng; vai trò tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo về nhiệm vụ quốc phòng, công tác quân sự địa phương hiệu quả chưa cao. Công tác phối hợp chỉ đạo giữa đảng ủy quân sự và các ban đảng cấp huyện chưa được quan tâm đúng mức nên chất lượng hoạt động của một số chi bộ quân sự cấp xã còn hạn chế. Công tác tham mưu cho đảng ủy cấp xã và phối hợp với các chi bộ thôn trong tạo nguồn phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và thanh niên sẵn sàng nhập ngũ chưa được quan tâm đúng mức, có nơi chưa đạt chỉ tiêu đề ra…
Video đang HOT
Để tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Hướng dẫn số 35-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, cấp ủy, chính quyền các địa phương vùng trọng điểm về quân sự – quốc phòng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xây dựng chi bộ quân sự trong sạch, vững mạnh, gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Bên cạnh đó, cần tiếp tục làm tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; xây dựng lực lượng dân quân, dự bị động viên vững mạnh, thực sự là lực lượng nòng cốt ở địa phương để cùng với các lực lượng khác tham gia bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thanh Hóa: Một số kinh nghiệm rút ra từ đại hội cấp trên cơ sở
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa có 31 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, gồm 2 đảng bộ thành phố, 2 đảng bộ thị xã, 23 đảng bộ huyện và 4 đảng bộ khác.
Để thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 18-10-2019 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức tốt việc quán triệt, triển khai Chỉ thị 35-CT/TW và các văn bản của Trung ương, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quan Sơn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025 - đại hội điểm đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở. Ảnh: Minh Hiếu
Căn cứ tình hình, đặc điểm cụ thể của Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lựa chọn 2 đơn vị cấp huyện để chỉ đạo và rút kinh nghiệm, đó là Đảng bộ TP. Thanh Hóa (đại diện cho vùng đồng bằng, đô thị, ven biển) và Đảng bộ huyện Quan Sơn (đại diện cho vùng miền núi). Ngay sau đại hội điểm cấp huyện, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức hội nghị trao đổi, rút kinh nghiệm và ban hành Công văn số 1727-CV/TU ngày 26-6-2020 về một số vấn đề cần rút kinh nghiệm để tổ chức thành công đại hội đảng bộ các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh.
Đến ngày 17-8-2020, toàn bộ 31 đảng bộ cấp trên cơ sở đã hoàn thành việc tổ chức đại hội. Nhìn chung, công tác tổ chức đại hội được thực hiện hết sức công phu, nghiêm túc, hoàn thành đầy đủ 4 nội dung của đại hội. Thời gian tiến hành đại hội đều diễn ra trọn vẹn 2 ngày (phiên trù bị 1/2 ngày và chính thức 1,5 ngày); ma-két, trang trí, khánh tiết, nghi lễ đúng quy định, trang trọng; công tác tuyên truyền được tiến hành nghiêm túc, được đông đảo nhân dân theo dõi quan tâm. An ninh, trật tự trước, trong và sau đại hội được bảo đảm.
Công tác bầu cử được thực hiện theo đúng Quy chế bầu cử trong Đảng; bảo đảm tỷ lệ số dư so với số lượng ủy viên BCH, ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra theo quy định (từ 10% trở lên). Tỷ lệ cán bộ nữ 18,2%, cán bộ trẻ 16,2%, đều vượt quy định, tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số 17,1% phù hợp tình hình thực tế, tỷ lệ đổi mới trong BCH so với đầu nhiệm kỳ đạt yêu cầu. Trong ban thường vụ cấp ủy đều có nữ.
Số lượng cấp ủy viên đảng bộ các huyện, thị, thành phố, đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 giảm 132 đồng chí, bằng 10,9% so với số lượng tối đa được Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định ở nhiệm kỳ 2015-2020.
Các đại hội đều bầu đủ số lượng cấp ủy khóa mới và đoàn đại biểu dự đại hội cấp trên; việc kiểm phiếu công tâm, khách quan, không có sai sót (31/31 đảng bộ cấp huyện và tương đương đều được kiểm phiếu bằng máy). Tại các đại hội đã tiến hành bầu 26 đồng chí giữ chức danh bí thư, trong đó tái cử 19 đồng chí, mới có 7 đồng chí, nữ 2 đồng chí; các đồng chí đều trúng cử chức danh bí thư với tỷ lệ phiếu đạt từ 95% trở lên. Đối với chức danh phó bí thư có 55 đồng chí được bầu, trong đó tái cử 38 đồng chí, mới 17 đồng chí, nữ 5 đồng chí.
Việc xây dựng đề án nhân sự bám sát các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là khâu rà soát quy hoạch, đánh giá cán bộ, xem xét thẩm tra các điều kiện, tiêu chuẩn và thẩm định tiêu chuẩn chính trị đối với từng người, từng chức danh dự kiến phân công, không quá coi trọng cơ cấu mà xem nhẹ chất lượng, tiêu chuẩn. Đặc biệt trong xây dựng đề án nhân sự đại hội đã thực hiện đúng quy trình và được bàn bạc kỹ và thống nhất cao mới tiến hành làm quy trình nhân sự.
Công tác xây dựng văn kiện đại hội được thực hiện nghiêm túc. Điểm mới, sáng tạo của Thanh Hóa trong nhiệm kỳ này là Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 1504-CV/TU ngày 28-11-2019 lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống chỉ tiêu chủ yếu của báo cáo chính trị đại hội từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh, tạo sự thống nhất về các chỉ tiêu kế hoạch trong báo cáo chính trị của các cấp. UBND tỉnh đã định hướng mục tiêu phấn đấu và phương pháp tính các chỉ tiêu chủ yếu trong báo cáo chính trị đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2020-2025. Trong công tác xây dựng báo cáo chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu xác định rõ chủ đề đại hội, nêu lên được ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; phương hướng, mục tiêu, các chỉ tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ mới, các chương trình trọng tâm, các khâu đột phá có tính khả thi cao. Việc chuẩn bị báo cáo chính trị đã tranh thủ được ý kiến của các tầng lớp nhân dân tham gia, có ý kiến đóng góp của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, của đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp phụ trách.
Sau đại hội điểm cấp cơ sở, cấp huyện, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kịp thời rút kinh nghiệm, có văn bản nhắc nhở về tiến độ đại hội, về chuẩn bị báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm, về nhân sự, trang trí, khánh tiết và tiến hành đại hội, tập trung chỉ đạo các đơn vị có vấn đề phức tạp. Các cấp ủy đã chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước, trong và sau đại hội.
Việc xây dựng các văn kiện đại hội, đặc biệt là dự thảo báo cáo chính trị, các cấp ủy trực thuộc đã bám sát các văn bản, đề cương hướng dẫn và căn cứ thực tiễn tình hình địa phương, dự báo những thời cơ, thuận lợi, thách thức để đánh giá sát đúng những thành tựu, kết quả đạt được, nhất là các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình trọng tâm, khâu đột phá trong 5 năm 2015-2020, những hạn chế, yếu kém, đúc rút những bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cho giai đoạn phát triển mới phù hợp.
Quá trình xây dựng dự thảo báo cáo chính trị, các cấp ủy đã coi trọng việc lấy ý kiến nhiều lần của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân để báo cáo chính trị thực sự là sự thống nhất giữa ý Đảng và lòng Dân, sự kết tinh trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, sự sáng tạo, tầm nhìn, khát vọng của đảng bộ và định hướng phát triển của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Đặc biệt, qua các hội nghị Ban Thường vụ duyệt nội dung đại hội các đảng bộ cấp huyện, với sự góp ý cụ thể của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình trọng tâm, khâu đột phá và giải pháp cho nhiệm kỳ tới đã được điều chỉnh, bổ sung sát đúng hơn với tiềm năng, lợi thế, tình hình của từng đơn vị, địa phương. Trong đó, nhiều chỉ tiêu đã được nâng cao hơn, nhiều chương trình trọng tâm, khâu đột phá được rút gọn hoặc thay đổi, vừa phù hợp với thực tiễn của các đơn vị, vừa bảo đảm sự thống nhất trong tổng thể chỉ tiêu kế hoạch trong báo cáo chính trị của các cấp từ tỉnh đến cơ sở.
Trong quá trình triển khai, tổ chức đại hội, các cấp ủy đã thực sự coi trọng công tác nhân sự, các văn kiện trình đại hội, đồng thời coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó là làm tốt công tác tư tưởng chính trị, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển theo tinh thần nghị quyết đại hội các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra, bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép.
Một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo đại hội, đó là: Cấp ủy và người đứng đầu các đảng bộ phải thật sự đề cao trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị, các văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy; cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo sát đúng, phân công trách nhiệm rõ ràng, dân chủ trong chuẩn bị và điều hành đại hội. Công tác chuẩn bị đại hội, nhất là công tác nhân sự là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của đại hội; vì vậy, ban thường vụ cấp ủy, nhất là người đứng đầu phải thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, tuân thủ nghiêm túc quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để lựa chọn nhân sự tham gia cấp ủy vì lợi ích chung, không cá nhân, cục bộ, vụ lợi, bè phái... Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, cấp ủy cấp huyện và tương đương phải sát sao, nắm chắc tình hình, giải quyết và xử lý kịp thời những vấn đề phức tạp ở cơ sở, nhất là công tác nhân sự, phải biết lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời, việc bố trí, sắp xếp cán bộ và giải quyết chế độ, chính sách đối với các đồng chí cấp ủy viên không tái cử trước đại hội bảo đảm quy định, tạo được sự thống nhất cao. Nhân sự dự kiến tham gia cấp ủy được thẩm định, thẩm tra bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện. Công tác thẩm định hồ sơ nhân sự bảo đảm khách quan, công tâm, làm việc tập thể và thực hiện đúng quy định. Công tác tuyên truyền trước, trong và sau đại hội tạo được khí thế thi đua sôi nổi và không khí phấn khởi trong nhân dân. Trách nhiệm của các tiểu ban chuẩn bị đại hội phải chủ động, nhất là tiểu ban nhân sự, đồng thời, vai trò lãnh đạo của thường vụ cấp ủy và người đứng đầu phải thật sự sâu sát, trách nhiệm, công tâm, khách quan, nắm vững quy trình, nguyên tắc, quy định, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của cấp ủy cấp trên.
Quảng Ngãi: Công bố và trao các Quyết định của Bộ Chính trị và Ban Bí thư về công tác cán bộ Ngoài việc công bố quyết định chuẩn y bà Bùi Thị Quỳnh Vân giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị công bố quyết định việc điều động, luân chuyển ông Đặng Ngọc Huy, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Sáng 30-8, tại Tỉnh...