Nâng cao chất lượng hoạt động các trường dân tộc nội trú, bán trú
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tiếp tục thực hiện đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú.
Ảnh minh họa
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 2184/BGDĐT-GDDT về hướng dẫn triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.
Tiểu dự án 1 của Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 “Thực hiện đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Mục tiêu của tiểu dự án nhằm củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú; đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường chưa đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tốt việc tổ chức dạy – học (bao gồm cả các hoạt động dạy và học trực tuyến), nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú, nội trú.
Video đang HOT
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xóa mù chữ, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xóa mù chữ.
Đối tượng là hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh đang trực tiếp quản lý, giảng dạy và học tập tại các nhà trường.
Ưu tiên đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số trong giảng dạy và học tập cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và vùng khó khăn, biên giới; các trường chưa có cơ sở vật chất hoặc có nhưng còn phải thuê, mượn hoặc xuống cấp.
Cán bộ quản lý, giáo viên, người tham gia thực hiện công tác xóa mù chữ (già làng, trưởng bản, bộ đội biên phòng, trụ trì, sư, tăng, ni tại các chùa, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm và các đối tượng khác) ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ưu tiên đầu tư cho cho các địa phương thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới.
Có 3 nội dung đầu tư gồm: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, có học sinh bán trú; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường PTDTNT, PTDTBT, trường phổ thông có học sinh bán trú; xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo, quản lý, giám sát theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn.
Giao Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tại địa phương phối hợp triển khai, trình UBND cấp tỉnh phương án phân bổ dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ từ nguồn ngân sách Trung ương được phân bổ và bố trí nguồn ngân sách địa phương, huy động các nguồn kinh phí khác để thực hiện nhiệm vụ ở địa phương; giao Sở GD&ĐT tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được UBND cấp tỉnh giao, đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ, hiệu quả.
Thư viện tỉnh Lạng Sơn đổi mới hoạt động, đưa sách đến với bạn đọc
Để thu hút ngày càng nhiều bạn đọc và phát triển văn hóa đọc sâu rộng trong cộng đồng, Thư viện tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục đổi mới hoạt động, xây dựng môi trường đọc thân thiện, gần gũi, thường xuyên bổ sung các đầu sách, tài liệu để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cập nhật thông tin của độc giả.
Thư viện tỉnh Lạng Sơn có rất nhiều đầu sách hấp dẫn.
Thư viện tỉnh Lạng Sơn đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ tri thức, truyền cảm hứng, phục vụ việc đọc và học tập suốt đời của nhân dân, góp phần xây dựng thói quen đọc sách, phát triển văn hóa đọc sâu rộng trong cộng đồng.
Giám Đốc Thư viện tỉnh Lạng Sơn Hoàng Thanh Mai cho biết, thực hiện phương châm "Đưa sách đến tận tay bạn đọc", Thư viện đã chú trọng đổi mới các hoạt động lan tỏa văn hóa đọc như: phối hợp tổ chức các hoạt động, cuộc thi tìm hiểu về sách; tổ chức các cuộc trưng bày sách, báo nhân những ngày lễ kỷ niệm lớn của tỉnh, của đất nước; triển khai đa dạng các hoạt động cho độc giả mọi lứa tuổi...
Gần 2 năm qua, Thư viện tỉnh đã tăng cường phối hợp với các ngành, các đơn vị tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về sách như: Đại sứ văn hóa đọc; vẽ tranh; kể chuyện theo sách..., trong đó chú trọng thu hút bạn đọc theo mô hình "Thư viện thân thiện". Từ năm 2020 trở về trước, mỗi năm tại Thư viện tỉnh tổ chức từ 1-3 cuộc trưng bày sách, từ năm 2021 đến nay đã tổ chức được trên 10 cuộc trưng bày và xếp sách nghệ thuật. Không gian trưng bày sách được trang trí hết sức linh hoạt. Các cuốn sách, báo được xếp nghệ thuật thành nhiều hình đẹp mắt như: hình con số, hình hoa hồi, lá cờ Tổ quốc... với các góc check-in thú vị có băng zôn, các bức tranh, ảnh trang trí độc đáo.
Thư viện tỉnh Lạng Sơn có rất nhiều đầu sách hấp dẫn.
Thư viện tỉnh Lạng Sơn còn thường xuyên cập nhật, đăng tải hoạt động trên website http://thuvienlangson.vn, giúp bạn đọc có thể truy cập và tìm kiếm thông tin thư viện thuận lợi ở mọi nơi, mọi lúc. Trang web của Thư viện tỉnh hiện thu hút hơn 1,3 triệu lượt người truy cập. Đặc biệt, trong 2 năm qua, đơn vị có trang fangape trên mạng xã hội facebook với tên gọi "Thư viện Lạng Sơn". Qua đó, độc giả mọi lứa tuổi không chỉ được cập nhật thông tin về những cuốn sách mới, những hoạt động của thư viện mà còn được nêu ý kiến, nhận xét, bình luận và có thể chia sẻ những cuốn sách mình yêu thích.
Cùng với nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc tại chỗ, Thư viện tỉnh Lạng Sơn còn thường xuyên tổ chức chương trình "Túi sách lưu động" tới các trường học trên địa bàn, Trại tạm giam Công an tỉnh... Từ năm 2021 đến nay, đơn vị đã thực hiện gần 100 chuyến xe thư viện lưu động đa phương tiện, phục vụ hàng trăm nghìn độc giả; bổ sung trên 6.500 bản sách; tập trung nâng cấp các phòng phục vụ độc giả, cử cán bộ tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ...
Không gian đọc sách sạch đẹp, thu hút các em học sinh đến đọc sách tại Phòng thiếu nhi của Thư viện tỉnh Lạng Sơn.
Nhờ những việc làm thiết thực, Thư viện tỉnh Lạng Sơn đã thu hút được nhiều độc giả ở mọi lứa tuổi. Năm 2021, Thư viện tỉnh thu hút trên 110.000 lượt bạn đọc (tăng hơn 3.000 lượt so với năm 2020). Từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị đã cấp mới và gia hạn hơn 400 thẻ bạn đọc, nâng tổng số thẻ bạn đọc lên gần 5.000 thẻ; phục vụ hơn 91.500 lượt bạn đọc; luân chuyển tài liệu 206.950 lượt.
Em Ngô Nhật Minh, 10 tuổi, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn cho biết: Em rất thích đến Thư viện tỉnh vì phòng đọc ở đây rất đẹp và mát. Đến đây, em được cán bộ Thư viện giúp chọn sách mình yêu thích. Em còn được gặp rất nhiều bạn cùng lứa tuổi, được tham gia vào nhiều trò chơi, giúp em tự tin và thêm nhiều hiểu biết hơn.
Gieo chữ nơi vùng núi đá Lũng Chinh Những ngày mới về Trường Dân tộc bán trú tiểu học Lũng Chinh (xã Lũng Chinh, H.Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) công tác, các giáo viên trẻ: Nguyễn Thị Huế (quê tỉnh Tuyên Quang), Lục Thị Xuyến (quê tỉnh Bắc Kạn), Đinh Văn Hùng (quê tỉnh Phú Thọ)... sợ nhất là chạy xe máy men theo những triền vực cheo leo về các...