Nâng cao chất lượng giáo viên để đổi mới giáo dục
Thành phố Hồ Chí Minh luôn xác định phát triển, xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng sẽ là tiền đề tiên quyết để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
ây là động lực quan trọng góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế.
Trao thưởng cho các học sinh đoạt giải cuộc thi vẽ “Sắc màu” do Trường trung học phổ thông Nguyễn Du, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh khối lớp 10.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh, quận 1 đã chủ động kết hợp Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Giáo dục để được tiếp cận và thực nghiệm sách giáo khoa mới, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học… Nhờ đó, giáo viên được chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, an tâm khi giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh cho biết: ể bồi dưỡng, phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên, Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện để giáo viên tham gia đầy đủ các chương trình tập huấn của bộ, ngành. ặc biệt, nhà trường tổ chức nhiều buổi tập huấn thiết thực cho việc phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên như: Tập huấn về công tác chủ nhiệm, về phương pháp dạy học tích cực; nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học; nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục giá trị sống; chia sẻ kinh nghiệm dạy học trực tuyến… Qua đó, giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm, được truyền cảm hứng và phát triển năng lực để có thể tích cực đổi mới giảng dạy và giáo dục.
Xác định phát triển đội ngũ giáo viên với cơ cấu hợp lý, có chất lượng sẽ là động lực quan trọng để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Trường tiểu học Tân Sơn Nhì thường xuyên tổ chức nhiều chuyên đề về phương pháp dạy học tích cực, các kỹ năng, kỹ thuật dạy học, kỹ năng vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học đáp ứng việc chuyển đổi số trong giáo dục. Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Sơn Nhì Mai Thị Kim Phượng chia sẻ: Trường đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm làm công cụ hỗ trợ dạy và học. Trường tạo điều kiện cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên tham gia và tích cực hoàn thành tốt học tập, bồi dưỡng các module chương trình giáo dục phổ thông 2018; chú trọng kết hợp dạy chữ với dạy người, giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với gia đình-nhà trường-xã hội cho học sinh…
Video đang HOT
Trong những năm qua, ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực đầu tư cho giáo dục, nhờ vậy đã không ngừng phát triển toàn diện cả về quy mô, cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy. Hiện, mạng lưới trường lớp ở các ngành học, bậc học được phủ khắp 322 phường, xã, 21 quận, huyện và thành phố Thủ ức với quy mô ngày một tăng, đáp ứng cơ bản trường lớp cho học sinh học tập. ội ngũ nhà giáo được xây dựng bảo đảm về số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học ngày một cao hơn. Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh: Những năm qua, thành phố giữ vững kết quả phổ cập giáo dục các cấp học và bậc học, phát triển hệ thống giáo dục đa dạng, xây dựng xã hội học tập. Hằng năm, thành phố xây thêm nhiều trường học, phòng học mới, ưu tiên trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy-học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh. Thành phố cũng tạo điều kiện triển khai nhiều chế độ, chính sách đặc thù thu hút đội ngũ giáo viên cho ngành, triển khai hiệu quả nhiều đề án, chương trình có tính đột phá, làm tiền đề nhân rộng cho cả nước. ặc biệt, thành phố đã tiên phong thực hiện các chương trình, đề án đột phá nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng đến trình độ quốc tế.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục Việt Nam được định hình theo một số hướng đi cụ thể như: Gắn việc dạy và học với thực tiễn, đa dạng hóa các lộ trình giáo dục, khuyến khích học tập suốt đời, đẩy mạnh dạy và học ngoại ngữ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và quản lý, nâng cao năng lực và mở rộng vai trò của các trường đại học. Trên cơ sở này, ngành giáo dục thành phố tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tích cực tìm kiếm và áp dụng những mô hình có tính đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó, tập trung nâng cao chất lượng giáo viên, củng cố mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; chuẩn bị xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng xã hội học tập trong kỷ nguyên số; chú trọng tăng cường năng lực tiếng Anh cho người dạy và người học thông qua việc triển khai thực hiện có hiệu quả đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025; tạo lập môi trường tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đại học, nghề nghiệp; thu hút học sinh, sinh viên quốc tế và giáo viên, giảng viên quốc tế học tập, giảng dạy; đồng thời, tăng cường các chương trình giáo dục, đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Anh…
Cần có cơ chế đặc thù cho giáo dục và đào tạo
Nếu có cơ chế đặc thù cho giáo dục và đào tạo như được quản lý và sử dụng con người, được làm chủ tài chính trong các hoạt động phát triển giáo dục...
sẽ tháo gỡ được nút thắt đổi mới giáo dục hiện nay.
Đây là đề xuất được nêu ra tại hội thảo Việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4.11.2013 Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29), do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp Hội Hóa học Việt Nam tổ chức sáng 24.11.
Toàn cảnh hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng cho biết: Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29, nền giáo dục nước nhà đã có những bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng; nâng cao hiệu quả dạy và học, đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân; góp phần phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của con người Việt Nam.
Cụ thể, các địa phương đã ban hành Chương trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 29, Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động, thành lập Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục và đào tạo tỉnh. Nhiều chủ trương của Đảng đã được thể chế hóa trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới giáo dục đại học.
Mục tiêu phổ cập và chuẩn hóa giáo dục mầm non theo Nghị quyết số 29 cơ bản hoàn thành. 100% đơn vị cấp huyện và tỉnh duy trì, đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục được tăng cường, tổng dự toán chi năm 2022 lên tới trên 330.000 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2021.
Bên cạnh đó, đã hoàn thành mục tiêu xây dụng Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, tập trung đầu tư bảo đảm trang thiết bị cơ sở vất chật, đội ngũ giáo viên, sách giáo khoa để triển khai hiệu quả chương trình. Chất lượng giáo dục đại học từng bước nâng lên, tiếp cận chuẩn quốc tế; các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục được xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên bảng xếp hạng uy tín của quốc tế.
Tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế, học sinh Việt Nam đều đạt thành tích vượt trội. Năm 2022, đã giành 12 Huy chương Vàng, 11 Huy chương Bạc, 9 Huy chương Đồng. Đội tuyển Olympic Hóa học quốc tế xếp thứ 2, Olympic Toán xếp thứ 4 và Olympic Vật lý xếp thứ 5 thế giới...
Tuy nhiên, theo Chủ tịch VUSTA, vẫn còn một số hạn chế trong quá trình triển khai Nghị quyết số 29. Đó là chất lượng giáo dục đào tạo của các cấp học, ngành học và các địa phương chưa đồng đều; năng lực chuyên môn của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục còn thấp; đời sống của giáo viên, viên chức giáo dục còn khó khăn, đặc biệt là giáo viên trẻ, mầm non. Năm 2022 có hơn 16.000 giáo viên phải chuyển việc ảnh hưởng hông nhỏ đến hoạt động dạy và học. Chi ngân sách cho giáo dục chưa đạt tối thiểu 20% tổng chi ngân sách như Nghị quyết số 29 đề ra...
Từ thực tế hiện nay, các đại biểu tham dự hội thảo đã đề xuất nhiều giải pháp để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 29, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới.
Nhắc lại quan điểm của Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII và Nghị quyết số 29 "giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu", PGS.TS Tô Bá Trượng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục cho rằng, phải có cơ chế đặc thù cho giáo dục và đào tạo như được quản lý và sử dụng con người, được làm chủ tài chính trong các hoạt động phát triển giáo dục. Cùng với đó, cho phép giáo dục và đào tạo xây dựng những chương trình trọng điểm của quốc gia, như đào tạo nhân lực cho giáo dục, chương trình kiên cố hóa trường học, nhà công vụ cho giáo viên.... "Giải pháp này không cần nhiều nguồn lực nhưng tháo gỡ được những nút thắt, rào cản đổi mới giáo dục hiện nay", ông Trượng nhấn mạnh.
Cũng theo vị chuyên gia này, trong giai đoạn 2021 - 2025, ngành giáo dục nên chọn đổi mới về đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế, chính sách đối với giáo viên, bởi đây là nhân tố quyết định thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục, cùng với ddooioj ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Theo đó, cần rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên theo hướng xây dựng một số trường đại học sư phạm trọng điểm tại các vùng, miền và củng cố các trường cao đẳng sư phạm, cơ sở đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các địa phương theo mô hình vệ tinh với các trường đại học sư phạm trọng điểm. Có cơ chế, chính sách tiền lương, phụ cấp ưu đãi tối thiểu bảo đảm cho giáo viên có được điều kiện tối thiểu để sống và dạy học.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, cần đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý trong giáo dục, coi trọng quản lý chất lượng, hiệu quả quản trị nhà trường, gắn trách nhiệm quản lý chuyên môn với quản trị nhân sự và tài chính; đẩy nhanh áp dụng công nghệ thông tin trong giáo dục...
Cần chủ động mọi kịch bản khi thực hiện phổ cập giáo dục mầm non trẻ 3-4 tuổi Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định đến thành quả thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 3-4 tuổi. Đề án "Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai...