Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non: Lấy trẻ làm trung tâm
Trong những năm qua, giáo dục mầm non (GDMN) đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Số trường, lớp học của bậc học mầm non tăng lên đáng kể, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đến trường của trẻ.
Ngoài ra, các cơ sở GDMN cũng tích cực triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, góp phần tích cực nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ.
Các cháu Trường mầm non 1-6 trong giờ vui chơi ( quận Lê Chân, TP Hải Phòng).
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), cả nước hiện có 15.501 trường mầm non; 201.291 nhóm/lớp với tổng số 5.473.223 trẻ đến trường. Để thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, các tỉnh, thành phố có nhiều biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện chương trình linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả; đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN… Bên cạnh đó, các địa phương đã quan tâm đầu tư xây dựng mới các phòng học, tu sửa các công trình vệ sinh, nước sạch, bếp ăn một chiều; rà soát, mua sắm, bổ sung tài liệu, học liệu, trang bị thêm các bộ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi, phục vụ các chuyên đề phát triển vận động và xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm.
Trường mầm non 1-6 (quận Lê Chân, Hải Phòng) rộng tới hơn 5.800 m2 được quy hoạch xây dựng khang trang với các khoảng sân nhỏ cùng đồ chơi cho các lứa tuổi trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Từng nhóm trẻ đang quây quần vui đùa với các trò chơi theo sở thích như chơi cầu trượt, bơi lội, rèn luyện thể lực… Hiệu trưởng Trường mầm non 1-6 Phạm Huyền Trang cho biết: Nhà trường chủ động ứng dụng, chọn lọc nhiều nội dung, hình thức giáo dục tiên tiến, hiện đại vào giảng dạy. Tất cả các hoạt động của trường đều hướng tới mục tiêu cho trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, nhân cách, tinh thần và an toàn… bằng những việc làm cụ thể như tham gia vào các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày tại trường; mạnh dạn và có kỹ năng giao tiếp trong các mối quan hệ với những người gần gũi chung quanh; tạo cơ hội cho trẻ được tự phục vụ và giúp đỡ người khác. Chị Nguyễn Bích Hà, có con là học sinh Trường mầm non 1-6 chia sẻ: Qua gần một năm được học tại trường, cháu không chỉ khỏe mạnh, mà còn hình thành, rèn luyện được một số kỹ năng sống cơ bản như thói quen chào hỏi mọi người, ngăn nắp, biết giữ gìn vệ sinh, biết tự phục vụ bản thân và giúp đỡ mọi người, thể hiện sự hiểu biết qua các cuộc đi trải nghiệm thực tế, yêu quý cô giáo và người thân trong gia đình…
Video đang HOT
Không chỉ các trường mầm non khu vực nội thành, mà chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” còn được triển khai rộng khắp ở khu vực ngoại thành. Áp dụng triển khai chuyên đề từ năm 2016, Hiệu trưởng Trường mầm non thị trấn An Dương (huyện An Dương) Mai Thị Thịnh cho biết: Việc thực hiện chuyên đề đã tạo cơ hội cho nhà trường không chỉ đổi mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị mà còn đổi mới cả trình độ đội ngũ giáo viên và chất lượng nuôi, dạy trẻ. Các hoạt động trong trường đều hướng tới trẻ, nhất là sở thích cá nhân. Từ đó, giáo viên hình thành các nhóm sở thích nhằm đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu và định hướng phát triển cho trẻ. Trong đó, các hoạt động vui chơi, trải nghiệm được quan tâm.
Phó Giám đốc Sở GD và ĐT Hải Phòng Đỗ Thị Hòa cho biết: Ngành giáo dục Hải Phòng xác định việc triển khai xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nội dung trọng tâm trong kế hoạch hành động của ngành. Vì vậy, Sở GD và ĐT Hải Phòng đã chỉ đạo các cơ sở GDMN chủ động xây dựng nội dung, tăng cường các hình thức tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích và các hoạt động của chuyên đề một cách thiết thực với nội dung phong phú, hình thức đa dạng. Đến nay, trên địa bàn Hải Phòng đã có 81 cơ sở GDMN được xây dựng mô hình điểm chuyên đề. Kết quả cho thấy môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học được thiết kế, sắp xếp, đầu tư đồ dùng thiết bị mang tính “mở” nhằm tạo điều kiện cho trẻ sinh hoạt, học tập, vui chơi thuận tiện, đáp ứng yêu cầu phát triển cho trẻ. Giáo viên có ý thức tìm tòi thể hiện các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, mạnh dạn hướng tới lựa chọn những đề tài cụ thể, thiết thực, gần gũi với trẻ và có nhiều tiềm năng tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá, cung cấp kỹ năng sống cho trẻ phù hợp độ tuổi.
Theo Vụ trưởng GDMN (Bộ GD và ĐT) Nguyễn Bá Minh, toàn quốc có 15.473 trong tổng số 15.501 cơ sở GDMN triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Sau thời gian triển khai thực hiện chuyên đề, các cơ sở GDMN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó môi trường giáo dục được xây dựng, phát triển đúng định hướng theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; việc xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên đã chú trọng sự linh hoạt theo thực tế và nhu cầu, hứng thú của trẻ; hình thức tổ chức có nhiều đổi mới; việc đánh giá sự phát triển của trẻ được nhận thức và thực hiện đúng mục đích, yêu cầu của chương trình GDMN. Đáng chú ý, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ được nhận thức và thực hiện đúng theo định hướng của tiêu chí về sự phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đã phát huy tính tự giác, tích cực, thực hiện đổi mới tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ thông qua thực hiện các tiêu chí cụ thể, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên. Nhiều địa phương đã quan tâm tổ chức hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn nâng cao năng lực của giáo viên trong việc phối hợp các phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, bảo đảm trẻ “chơi mà học, học mà chơi”.
QUỲNH NGUYỄN VÀ QUANG DŨNG
Theo Nhân dân
Cả nước vẫn còn hơn 1,49 triệu người mù chữ
Hiện tỷ lệ người biết chữ độ tuổi 15 - 60 của toàn quốc là 97,85%, tuy nhiên, cả nước vẫn còn hơn 1,49 triệu người mù chữ.
Sáng 12/10, tại Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2010 - 2020.
Theo đó, tỷ lệ các xã đạt chuẩn tiêu chí trường học các cấp là 52,44%, tăng gần 23,7% so với năm 2010. Về chỉ tiêu phổ cập giáo dục, cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2017.
Tính đến tháng 12/2018, 100% các địa phương, đơn vị duy trì phổ cập giáo dục mầm non. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thể hiện rõ sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng miền.
Trong năm 2019, 99,63% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, tăng 3,12% so với năm 2010; tỷ lệ học sinh 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học là 95,63%. Năm 2018, tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS là 100%.
Tuy nhiên, tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được khắc phục. Đặc biệt, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, tỷ lệ giáo viên/lớp rất thấp.
Hiện, tỷ lệ người biết chữ độ tuổi 15 - 60 của toàn quốc là 97,85%. Cả nước vẫn còn hơn 1,49 triệu người mù chữ. Trung bình mỗi năm huy động được khoảng 30 nghìn người mù chữ tham gia các lớp học xóa mù chữ.
Về tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia, năm 2019, 43,34% các trường THPT đạt chuẩn. Tỷ lệ này trên cả nước tăng xấp xỉ 30%, tuy nhiên tập trung vào giai đoạn 2010 - 2015 (gấp 2 lần so với giai đoạn 2015 - 2019).
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An, để thực hiện các mục tiêu của Chương trình giai đoạn sau 2020, các đơn vị cần xác định rõ, thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chương trình, căn cứ vào thực tiễn của cơ sở và mục tiêu Chương trình để xây dựng kế hoạch chi tiết
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới tiếp tục tăng cường đầu tư nhằm đáp ứng tối thiểu yêu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; tiếp tục củng cố duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, trong đó duy trì 100% đơn vị cấp tỉnh và cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, phấn đấu đến năm 2025 có 30/63 tỉnh, thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3...
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An, để thực hiện các mục tiêu của Chương trình giai đoạn sau 2020, các đơn vị cần xác định rõ, thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chương trình, căn cứ vào thực tiễn của cơ sở và mục tiêu Chương trình để xây dựng kế hoạch chi tiết; tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành ở địa phương ưu tiên các nguồn lực đầu tư, đặc biệt chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đồng thời chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra với kết quả và chất lượng cao.
"Cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, khắc phục triệt để những hạn chế, tồn tại trong giai đoạn 2010 - 2020; tham mưu để hoàn thiện hệ thống văn bản về cơ chế chính sách, các quy định, hướng dẫn; tuyệt đối tránh hình thức, bệnh thành tích và tình trạng nợ chuẩn khi xem xét đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới ở các địa phương", ông An nhấn mạnh.
GIANG THANH
Theo Tiền phong
Chuyên gia giáo dục Beth Fredericks: Phương pháp STEAM không cao sang như tưởng tượng, bố mẹ có thể dạy con từ chính nồi niêu, xoong chảo trong nhà Rất nhiều ông bố bà mẹ lầm tưởng STEAM là phương pháp giáo dục cao sang, xa vời với thực tiễn và khó áp dụng ở nhà nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. STEAM là viết tắt của các từ "Science, Technology, Engineering, Art, Math" - "Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học". Phương pháp STEAM được hiểu đơn...