Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ đối với học sinh các cấp học
Thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản tổ chức thực hiện trong toàn tỉnh.
Đến nay, 100% cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức dạy học ngoại ngữ, trong đó có chương trình dạy, học ngoại ngữ có sự tham gia của giáo viên người nước ngoài.
Học sinh tham dự hội thi “Hùng biện tiếng Anh” do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức
Sở GD&ĐT đã tập trung thực hiện các chương trình nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ ở các cơ sở giáo dục phổ thông trong tỉnh, từng bước đáp ứng yêu cầu và tiến độ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và dạy các môn học khác bằng ngoại ngữ. Các đơn vị trường, đội ngũ giáo viên đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học ngoại ngữ bằng nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế. Nhiều đơn vị trường, đội ngũ giáo viên chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học ngoại ngữ.
Sở GD&ĐT, phòng chuyên môn duy trì tổ chức hội thi “Hùng biện tiếng Anh” cấp tỉnh khuyến khích học sinh phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Bên cạnh đó, thí điểm tổ chức dạy học tiếng Trung, Hàn, Nhật ở các cơ sở giáo dục có điều kiện. Chương trình dạy và học ngoại ngữ được đặc biệt quan tâm đối với cấp Tiểu học. Năm học 2019 – 2020, Sở GD&ĐT đã triển khai thực hiện tổ chức giảng dạy môn tiếng Anh cấp Tiểu học toàn tỉnh với 300 trường, tổng cộng 3.234 lớp với 90.856 học sinh ở tất cả khối lớp từ lớp 1 – 5. Trong chương trình giảng dạy môn tiếng Anh cấp Tiểu học, học sinh (HS) tham gia học với thời lượng từ 2 – 4 tiết/tuần, trong đó có HS tham gia học tiếng Anh với người nước ngoài. Chương trình giảng dạy tiếng Anh tăng cường đối với cấp tiểu học được các đơn vị trường thông qua phụ huynh HS, được phụ huynh HS và HS đồng tình ủng hộ.
Theo Sở GD&ĐT, mỗi năm, Sở GD&ĐT đều đánh giá hiệu quả giảng dạy môn tiếng Anh cấp Tiểu học đối với các đơn vị trường. Đồng thời ghi nhận những ý kiến đóng góp của giáo viên, phụ huynh, HS trong quá trình dạy và học. Qua khảo sát của phòng chuyên môn và đơn vị trường, HS học tiếng Anh hình thành kỹ năng giao tiếp. Các em có thái độ tích cực, hứng thú với chương trình học môn tiếng Anh, hỗ trợ tốt cho việc học tiếng Anh ở các lớp trên và tạo được lòng tin trong cha mẹ HS. Các trường Tiểu học bước đầu tổ chức các hoạt động giao lưu, ngoại khóa, câu lạc bộ,… giúp rèn luyện kỹ năng, phản xạ sử dụng tiếng Anh cho HS thiết thực và hiệu quả.
Với những kết quả đạt được, trong năm học 2020 – 2021, Sở GD&ĐT tiếp tục triển khai chương trình thí điểm tiếng Anh Tiểu học theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đồng thời tiếp tục hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Kế hoạch số 40 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn giai đoạn 2019 – 2025. Đối với cấp THCS, THPT các đơn vị trường tiếp tục khuyến khích giáo viên, HS chủ động đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ, tham gia các hội thi cấp tỉnh, khu vực, quốc gia. Sở GD&ĐT cùng các ngành liên quan từng bước thực hiện lộ trình đầu tư trang thiết bị giảng dạy ngoại ngữ các đơn vị trường, phục vụ việc dạy và học đối với các cấp học, ngành học.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt
Hệ thống giáo dục quốc dân tiếp tục được hoàn thiện qua việc ban hành và triển khai Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia được thiết kế theo hướng mở.
Video đang HOT
Ảnh minh họa/internet
Theo dự thảo báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ Bộ GD&ĐT, nhiệm kỳ 2020-2025, ngoài yếu tố mở, hệ thống giáo dục quốc dân còn được thiết kế theo hướng linh hoạt với cấu trúc 8 bậc, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục và đào tạo, nhằm chuẩn hóa hệ thống giáo dục quốc dân và hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế về giáo dục và công nhận trình độ người lao động trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng.
Đối với giáo dục mầm non đã đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non ngày càng được nâng lên: đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; công tác xã hội hóa giáo dục mầm non được quan tâm chỉ đạo, tỷ lệ cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tăng theo từng năm học và chiếm tỉ lệ cao so với các cấp học khác.
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non ngày càng được nâng lên. Ảnh minh họa/internet
Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục phổ thông có nhiều chuyển biến: Nội dung giảng dạy và kiến thức của học sinh phổ thông có toàn diện hơn và tiếp cận với phương pháp học tập mới của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới;chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ và tin học.
Kết quả đánh giá PISA và các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được đánh giá cao, vượt mức trung bình của các nước khối OECD và luôn thuộc nhóm dẫn đầu về thành tích thi Olympic quốc tế.
Việc đổi mới thi, kiểm tra và đánh giá đối với giáo dục tiểu học, THCS, THT được thực hiện vừa định tính vừa kết hợp định lượng hóa. Việc đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục đại học được triển khai theo hướng đánh giá năng lực, kết hợp kết quả quá trình với kết quả cuối năm học, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội; khắc phục tình trạng học lệch, học tủ ở phổ thông.
Công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở có chuyển biến tích cực .Bộ đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Chương trình mới mang tính mở, có thời lượng dành cho nội dung giáo dục địa phương, giao quyền chủ động cho các nhà trường xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Chất lượng giáo dục phổ thông có nhiều chuyển biến. Ảnh minh họa/internet
Đổi mới quản trị giáo dục đại học, từng bước gắn kết với nhu cầu lao động của địa phương, với các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động, hỗ trợ khởi nghiệp đối với sinh viên. Chất lượng giáo dục đại học từng bước được nâng cao.
Các trường đại học đã công bố chuẩn đầu ra cho từng ngành học và chuyên ngành đào tạo; chủ động đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực, tăng cường kỹ năng ứng dụng và thực hành; phát triển các kỹ năng mềm, hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên phát triển năng lực và tính sáng tạo, chủ động hội nhập.
Một số cơ sở đào tạo đại học phát triển nhiều chương trình theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế. Tự chủ đại học đã có những chuyển biến tích cực; công tác đảm bảo chất lượng đào tạo được chú trọng, năng lực tự chủ và trách nhiệm giải trình với xã hội của các trường được nâng lên:
Các trường được giao quyền toàn diện hơn trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tổ chức và tài chính; chủ động, linh hoạt hơn về tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân sự và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, từng bước chủ động đổi mới cơ chế để hoạt động ngày càng hiệu quả.
Tự chủ đại học đã có những chuyển biến tích cực. Ảnh minh họa/internet
Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng đào tạo được chú trọng hơn; triển khai tích cực theo hướng tiếp cận với khu vực và quốc tế. Đến nay đã thành lập 5 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục độc lập. Kết quả kiểm định chất lượng được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT.
Năm 2020, Việt Nam có 4 trường đại học trong danh sách 1000 trường tốt nhất thế giới ; có 8 trường đại học trong danh sách 500 trường hàng đầu Châu Átheo bảng QS University Rankings, 8 trường đại học được URAP xếp hạng, 21 cơ sở nghiên cứu/trường đại học được SCImago xếp hạng. Ngoài ra, 3 trường đại học đã được chứng nhận 3, 4 sao theo QS-Stars.
Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng đào tạo được chú trọng hơn. Ảnh minh họa/internet
Công tác nghiên cứu khoa học được tăng cường: Số lượng công bố các công trình khoa học, đặc biệt là công bố quốc tế tăng mạnh; chỉ số công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín tăng nhanh, chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia thăng hạng; số lượng các bằng độc quyền và giải pháp hữu ích cũng tăng đáng kể; một số trường đã chủ động kết hợp với các doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, nhất là khu vực kinh tế tư nhân để phát triển khoa học và công nghệ.
Giáo dục thường xuyên, giáo dục dân tộc, công tác xóa mù chữ có bước chuyển biến đáng kể: Công tác khuyến học, khuyến tài thực hiện tốt, mạng lưới Hội khuyến học đã được thành lập từ Trung ương và đến hầu hết các đơn vị cấp xã trong cả nước;việc phát triển các tổ chức Hội và hội viên ở cộng đồng dân cư và các đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp, xứ đạo, nhà chùa tăng nhanh; phong trào xây dựng các mô hình học tập cộng đồng phát triển mạnh, tác động tích cực đến việc xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người được học tập suốt đời.
Về cơ bản đạt được mục tiêu xóa mù chữ; hàng năm, có khoảng 18 triệu lượt người tham gia các lớp chuyên đề bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng trong các trung tâm học tập cộng đồng nhằm duy trì, củng cố kết quả xóa mù chữ;
Về cơ bản đạt được mục tiêu xóa mù chữ. Ảnh minh họa/internet
Mạng lưới, quy mô các trung tâm ngoại ngữ, tin học được mở rộng. Cơ hội tiếp cận giáo dục của học sinh dân tộc thiểu số ngày càng được mở rộng: Mạng lưới trường lớp ở vùng dân tộc thiểu số được củng cố, phát triển từ mầm non, phổ thông đến đại học, không còn xã trắng về giáo dục mầm non; tỷ lệ huy động học sinh dân tộc thiểu số đi học đã được nâng lên ; trẻ em ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc, vùng núi cao và hải đảo từng bước đã được tiếp cận và được hưởng dịch vụ chăm sóc, giáo dục.
Những rào cản ngăn thế hệ trẻ Việt Nam học tập Bạo lực học đường, chi phí học tập, việc học thêm, áp lực thể hiện hay khoảng trống kỹ năng là những rào cản với giáo dục được các bạn trẻ chỉ ra. Báo cáo nghiên cứu thế hệ trẻ Việt Nam được Hội đồng Anh công bố tháng 8 cho thấy quan điểm của người trẻ ở nhiều khía cạnh, trong đó...