Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn luật sư: Cần “chuyển mình” từ “gốc”
Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ luật sự hiện nay là chất lượng đào tạo. Nên có một bước “chuyển mình” hợp lý, bắt đầu từ những vấn đề “gốc” trong công tác đào tạo nguồn LS sẽ bổ sung cho đội ngũ LS những LS đạt chuẩn…
Ảnh minh họa nguồn Internet
Thi tuyển để chọn đúng người
Với hồ sơ có bằng cử nhân luật, bất kỳ ai là công dân Việt Nam, có đủ sức khỏe đều được đăng ký tham gia khóa đào tạo LS. Phương thức xét tuyển “đầu vào” đã khiến cả quá trình đào tạo và “đầu ra” của các khóa đào tạo LS vẫn bị nhận xét là “chưa đạt chuẩn”.
LS.Nguyễn Chiến (Phó Tổng thư ký Liên đoàn LS Việt Nam) từng có nhiều năm kinh nghiệm tham gia giảng dạy các khóa đào tạo LS nhận thấy, chất lượng học viên không đồng đều, chất lượng khá thấp cùng sự chênh lệch của học viên từ tuổi tác, loại hình đào tạo cử nhân Luật, kinh nghiệm công tác… đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ học viên các khóa đào tạo LS.
Thi tuyển để chọn học viên đạt “ngưỡng” để đào tạo đã trở thành yêu cầu cần thiết. Theo LS.Phạm Văn Đàm (ĐLS TP.Hà Nội), phải áp dụng hình thức thi tuyển để đào tạo LS vì đặc trưng nghề nghiệp LS đòi hỏi phải có hiểu biết sâu rộng về pháp luật. Các khóa đào tạo LS là đào tạo kỹ năng nghề nghiệp nên học viên phải đạt chuẩn về kiến thức pháp luật mới có thể tiếp thu các kiến thức về kỹ năng nghề. Bên cạnh đó, thi tuyển sẽ tạo cơ hội để tuyển chọn được những học viên đủ tố chất để trở thành LS – những “ảo thuật gia của ngôn từ” và các chuyên gia vận dụng qui định pháp luật.
Hiện nay, trong số hơn 17.000 học viên đã và đang được đào tạo nghề LS, có 13.631 người được cấp chứng chỉ hành nghề LS và chỉ hơn 6.000 người được cấp thẻ LS (sau khi gia nhập ĐLS). Con số đó cũng cho thấy, số người thực sự theo nghề LS sau khi được đào tạo chỉ chiếm khoảng 35%, còn lại đa số phục vụ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… hoặc để chứng chỉ “nằm không”.
Video đang HOT
Tính trên bình diện xã hội thì không có vấn đề gì nhưng nếu tính đến mục tiêu có 18.000 đến 20.000 LS vào năm 2020 đảm bảo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập thì sẽ là một thách thức lớn cho công tác đào tạo LS. Ước tính, tăng tốc để đạt mục tiêu số lượng thì mỗi năm cần đào tạo 3.000 LS (với điều kiện họ được phép và thực sự hành nghề).
Đây cũng là một “điểm yếu” mà hình thức xét tuyển nguồn đào tạo LS mang lại do không thể xác định được “nhu cầu và khả năng hành nghề” của học viên qua hồ sơ. Vì thế, nhiều LS kiến nghị phải áp dụng hình thức thi tuyển với tiêu chí ưu tiên là “thực sự yêu nghề, học nghề để hành nghề” bên cạnh tiêu chí có kiến thức pháp luật.
Bắt đầu từ đội ngũ “máy cái”
“Giảng viên là những “máy cái” để kéo cả “đoàn tàu” đào tạo nguồn LS” – là cách mà Giám đốc Học viện Tư pháp Phan Chí Hiếu dùng để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên trong công tác đào tạo nguồn LS. Đội ngũ giảng viên của Học viện hiện chủ động đảm nhiệm được khoảng 40-50% khối lượng giờ giảng có chất lượng.
Điều đáng nói là các giảng viên trẻ dù đã được theo học lớp đào tạo nghề LS, có trực tiếp tham gia các hoạt động thực tiễn như tư vấn, tranh tụng, nhưng cũng chỉ là công việc kiêm nhiệm và không đủ thời gian để tích lũy kinh nghiệm nên khi giảng dạy vẫn chưa thể “thuyết phục” học viên, nhất là những người đã có kinh nghiệm công tác trong các cơ quan tố tụng, tư pháp.
Bù đắp sự thiếu hụt kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên cơ hữu bằng đội ngũ giáo viên thỉnh giảng là biện pháp được đề cao. Song là các nhà khoa học, nghiên cứu, các LS, thẩm phán, kiểm sát viên… nên hầu hết các giảng viên thỉnh giảng lại không giỏi phương pháp sư phạm và không có nhiều thời gian đầu tư cho bài giảng. Họ là thực tiễn nên lại sa đà vào vào các ví dụ thực tiễn khiến nội dung lý thuyết không được truyền đạt đầy đủ cho học viên.
Thực tế đó cho thấy, đội ngũ giảng viên cho công tác đào tạo nguồn LS dù đã được nỗ lực “nâng cấp”, có sự hỗ trợ bổ sung lẫn nhau giữa giáo viên cơ hữu và giáo viên kiêm nhiệm nhưng vẫn đứng rơi vào thực trạng “thiếu trước hụt sau”. Cùng với nhiều nguyên nhân khác, những thiếu hụt trong cơ chế phát triển đội ngũ giảng viên là nguyên nhân khiến công tác đào tạo nguồn LS vẫn bị hạn chế.
Đến nay, đã qua 10 năm thực hiện công tác đào tạo nguồn LS, Học viện Tư pháp – cơ sở duy nhất đào tạo nguồn LS – vẫn chưa có chiến lược xây dựng và đào tạo đội ngũ giảng viên kiêm chức, chưa có cơ chế khuyến khích hoặc điều động các chức danh tư pháp giỏi, có nhiều kinh nghiệm về làm giảng viên đào tạo nguồn LS, chế độ đãi ngộ đối với giảng viên chưa tương xứng…
Muốn vậy, cần có độ đãi ngộ cho giảng viên (mức thù lao) phù hợp để đội ngũ giảng viên cả cơ hữu và kiêm nhiệm có đủ điều kiện đầu tư nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng bài giảng. Giảng viên cũng phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, phải có cơ hội thực hành và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn nghề LS để “đưa thực tiễn vào bài giảng lý thuyết”…
“Kiện toàn đội ngũ giảng viên theo hướng giỏi về chuyên môn, có phương pháp giảng dạy tiên tiến, tận tâm trong công việc chính là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo” – Phó Giám đốc Học viện Tư pháp TS.Nguyễn Văn Huyên nhận định.
Theo PLVN
Hời hợt như học tại chức
Dù dư luận đã lên tiếng mạnh mẽ cần phải nâng cao chất lượng đào tạo của hệ tại chức (vừa làm vừa học) và Bộ GD-ĐT cũng hứa hẹn thay đổi nhưng khi chứng kiến giờ học của sinh viên (SV) hệ này mới thấy vẫn còn nhiều bất ổn.
Thầy, trò đều bớt giờ
Tối 16.12, chúng tôi có mặt tại một lớp tại chức ngành tâm lý giáo dục thuộc Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM). Khi hỏi một SV lớp này xem đã đi học được bao nhiêu buổi thì nhận được câu trả lời: "Vì bận nhiều việc quá nên đây là buổi đầu tiên mình đi học". Trong khi đó một SV khác cho biết: "Lớp học được 5 buổi rồi. Bình thường chỉ đi được 1/3 lớp thôi, thầy không điểm danh nên không sao hết". Cũng tại trường này, N.V.T - SV năm cuối ngành du lịch, cho biết: "Mình chỉ đi học vào buổi thi giữa và cuối kỳ thôi. Môn nào thầy điểm danh mới bắt buộc phải đi học".
Đi học tại chức chủ yếu cần cái bằng thôi nên không nhất thiết phải đi học đầy đủ Một SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Nhiều lớp tại chức của Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng trong tình trạng tương tự: Lớp học chỉ lác đác SV. Chúng tôi vào một lớp ngành lịch sử thì thấy ở trên thầy cứ đọc, ở dưới SV nào thích ghi chép gì thì ghi chép, SV bấm điện thoại, nói chuyện hay làm gì cũng được. T. - một SV của lớp cho biết: "Hôm nay là buổi ôn tập để chuẩn bị kiểm tra nên lớp mới đi được hơn một nửa chứ bình thường ít lắm. Với lại thầy chỉ đọc cho chép nên nhiều khi buồn ngủ, không đi mượn tập chép lại cũng được". Giờ học đã gần 2/3 thời gian mới có nhiều SV vội vàng chạy đến lớp, có người mới vào học một lúc đã lẻn ra về giữa chừng. Một SV lớp tại chức kế toán trường này tâm sự thêm: "Đi học tại chức chủ yếu cần cái bằng thôi nên không nhất thiết phải đi học đầy đủ. Tôi đi làm về phải lo cơm nước, đón con nên nhiều hôm chẳng có thời gian mà đi học nữa".
Trong khi đó, một SV ngành kế toán Trường ĐH Kinh tế TP.HCM bức xúc: "Không chỉ SV mà nhiều khi giảng viên cũng "ăn bớt" thời gian rất ghê gớm. Có khi vì muốn về sớm, giảng viên cho lớp học xuyên giờ giải lao (thời gian 15 phút) nhưng lại về sớm hơn giờ quy định tới cả tiếng".
Lớp hệ vừa làm vừa học ngành kế toán tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào tối 17.1.
Nở rộ dịch vụ học, thi thuê
Tối 17.12 chúng tôi lại có mặt tại Học viện Hành chính. Không khí ở đây khá nhộn nhịp vì SV đang chuẩn bị cho đợt thi hết môn. Khi hỏi chuyện, chị M. - SV trong lớp chia sẻ: "Lớp học tại chức nên thầy cô du di lắm chứ không như mấy lớp chính quy đâu. Với lại tụi chị bận đi làm nên không phải hôm nào cũng đi học được". Vừa nói chị M. vừa lúi húi lấy ra trong túi xách cuốn tài liệu về hành chính công. Chúng tôi tò mò xem thi kiểu gì mà lại mang tài liệu vào được thì chị M. cười: "Thi đề đóng nhưng nếu khéo léo vẫn xem tài liệu được. Chị còn chuẩn bị cả một xấp tài liệu nhỏ để dự phòng nữa".
Cũng vì thi cử dễ dãi nên dịch vụ đi học thuê cũng trở nên khá phổ biến. L.T.N - SV Trường ĐH Nông nghiệp 1 cho biết: "Hầu như trường nào cũng có dịch vụ đi học thuê. Người thuê người khác đi học hộ là những người có điều kiện khá giả hoặc không có thời gian đi học". Khi tìm hiểu, chúng tôi được biết giá của những buổi học hộ này từ 20 - 50 ngàn đồng/buổi. Nếu chỉ đi học để điểm danh mà không chép bài thì 20 ngàn đồng/buổi nhưng nếu học cả buổi có chép bài đầy đủ thì trung bình 50 ngàn đồng/buổi... Một SV khoa Kế toán Trường ĐH Lao động - Thương binh và xã hội Hà Nội, từng có nhiều kinh nghiệm trong việc đi học hộ, cho biết: "Mình thường đi học thuê các môn như triết học, kinh tế vĩ mô. Đến lớp học đông người lắm nên chẳng ai biết đâu. Khi nào thầy điểm danh xong thì về. Công việc này cũng nhàn hạ, chỉ tốn thời gian chứ không nặng nhọc gì mà thu nhập cũng hấp dẫn".
Tại trang raovat123, nick name meosutc2@... com đăng tin: "Nhận đi học thuê trong khu vực nội thành Hà Nội. Nếu học ngành tài chính ngân hàng hay ngành kinh tế thì càng tốt. Giá cả phải chăng theo thỏa thuận (khoảng 300 ngàn đồng/tháng là OK rồi)". Tại trang haiphongcity.jaovat cũng đăng tin về dịch vụ học thuê giá rẻ và được xếp vào nhóm việc làm bán thời gian: "Với mong muốn phục vụ các anh, chị, em đang bận bịu với công việc và không có nhiều thời gian, hiện tại chúng tôi mở ra dịch vụ đi học thuê từ ĐH chính quy đến các hệ văn bằng 2 hoặc tại chức". Đặc biệt hơn trên trang hocthue.net còn đăng tin tuyển cộng tác viên học thuê, các ứng viên muốn được tuyển phải viết CV (lý lịch cá nhân) rõ ràng, năng động nhạy bén và có mong muốn giải bài tập thuê.
Mẫu phôi bằng khác nhau, nghi sinh viên dùng bằng giả Một số bạn đọc phản ảnh hiện nhiều phòng công chứng nghi ngờ về tính xác thực của mẫu bằng tốt nghiệp ĐH. Những sinh viên này tốt nghiệp tại 2 trường ĐH khác nhau. Chẳng hạn bạn đọc T.P tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM ngày 19.5.2011, sau đó cũng tốt nghiệp Trường ĐH Tài chính - Marketing ngày 25.11.2011. Hai mẫu bằng này có nhiều nội dung khác nhau nên dẫn đến sự nghi ngờ này.
Hai mẫu phôi bằng của Bộ GD-ĐT Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 24.5.2011, Bộ GD-ĐT có Thông tư số 19/2011/TT-BGDĐT ban hành mẫu bằng tốt nghiệp mới. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 22/2009/TT-BGDĐT (mẫu bằng tốt nghiệp cũ) ban hành ngày 12.8.2009 trước đó. Vì vậy, bằng của các sinh viên được cấp trong 2 thời điểm khác nhau nên có mẫu khác nhau. Tuy nhiên cả hai đều có giá trị như nhau và được Bộ GD-ĐT chứng nhận. Đăng Nguyên
Theo TNO
Tìm tiếng nói chung giữa trường ĐH và doanh nghiệp Ngày 30/11, ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức hội thảo Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ ĐH. Tham dự hội thảo, các đại biểu đến từ các trường và doanh nghiệp cùng nêu những bức xúc tuy nhiên hai bên vẫn cố gắng tìm được tiếng nói chung. Các đại biểu tham dự hội thảo có...