Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định nhiệm vụ: “Tiếp tục phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô”.
Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương và mỗi người dân Thủ đô đang chung sức, đồng lòng thực hiện mục tiêu không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn dưới 3%…
Hội Chữ thập đỏ huyện Phúc Thọ hỗ trợ xây dựng nhà Chữ thập đỏ cho gia đình bà Hà Thị Thảo, thôn Mỹ Giang, xã Trạch Mỹ Lộc (huyện Phúc Thọ) có hoàn cảnh khó khăn, tháng 9-2020.
Phấn đấu không còn hộ nghèo, tái nghèo
Hiện tại, Hà Nội cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của thành phố, trong đó có 12/30 quận, huyện, thị xã không còn hộ nghèo (gồm các quận, huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức). Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội (Nghị quyết Đại hội XVII) đánh giá, nhiệm kỳ qua, thành phố có 4/16 chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch, trong đó, chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo về đích trước 2 năm. Chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, từ thành thị đến nông thôn, khu vực xa trung tâm, đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt.
Dù công tác giảm nghèo tạo dấu ấn rõ nét, song Nghị quyết Đại hội XVII cũng thẳng thắn nhìn nhận trong giai đoạn 2015-2020: “Tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị chậm cải thiện…”. Để nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô, Nghị quyết Đại hội XVII đề ra mục tiêu đến năm 2025 không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn dưới 3%… Như vậy, so với nhiệm kỳ 2015-2020, các chỉ tiêu phát triển an sinh xã hội của nhiệm kỳ 2020-2025 cao hơn (chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo của nhiệm kỳ trước là toàn thành phố còn dưới 1,2% hộ nghèo; tỷ lệ thất nghiệp thành thị còn dưới 4%).
Video đang HOT
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi – người rất quan tâm đến các vấn đề của thành phố Hà Nội, đánh giá, các chỉ tiêu về an sinh xã hội, đặc biệt là chỉ tiêu không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo của Nghị quyết Đại hội XVII thể hiện tầm nhìn mới, quyết tâm mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, góp phần tạo đà đưa Hà Nội phát triển toàn diện, nhanh, bền vững. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển, bởi Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, thu hút đầu tư tăng mạnh, nên người dân có nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập để không còn phải sống trong cảnh nghèo hay có nguy cơ tái nghèo, nhất là với cư dân thành thị.
Thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội
Nhằm đưa Nghị quyết Đại hội XVII vào cuộc sống, Thành ủy Hà Nội sẽ xây dựng 10 chương trình công tác trọng tâm toàn khóa. Trong đó, Chương trình 08 về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025″ là một trong những chương trình công tác mới so với nhiệm kỳ 2015-2020.
Để thực hiện nhiệm vụ này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, tập trung cho mục tiêu giảm nghèo bền vững… đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào vùng xa trung tâm; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giảm nghèo. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng nghiên cứu phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân về bảo hiểm y tế.
“Nhiệm vụ tiếp tục phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô sẽ được thực thi theo hướng sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng, đặc thù của từng địa phương. Qua đó, mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận với các chính sách an sinh, các dịch vụ trợ giúp xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau. Đặc biệt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội đang nghiên cứu xây dựng tiêu chí về chuẩn nghèo mới để tham mưu UBND thành phố xây dựng, ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, làm căn cứ cho các địa phương triển khai thực hiện”, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương cho hay.
Cùng với nỗ lực của các sở, ngành thành phố, ngay lúc này, mỗi địa phương trên địa bàn thành phố đang chủ động triển khai các giải pháp nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XVII đề ra. Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Phạm Thị Hòa cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ mở rộng hỗ trợ các đối tượng là người dân tạm trú trên địa bàn có hoàn cảnh khó khăn; vận động các nguồn lực để trợ giúp thường xuyên, lâu dài cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt vượt khó học tốt…
Nhằm giảm dần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Quang Trung chia sẻ, giai đoạn 2020-2025, huyện sẽ tập trung, ưu tiên nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo bền vững ở khu vực miền núi, vùng xa trung tâm… theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Với tinh thần quyết tâm, chủ động của các ngành, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ: “Tiếp tục phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô” đề ra tại Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, tin tưởng rằng chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô sẽ ngày càng đầy đủ, tốt đẹp hơn.
Lựa chọn đúng các chương trình công tác
Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình công tác toàn khóa là giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo có tính hiệu quả cao, được khẳng định qua nhiều nhiệm kỳ tại Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Thành công của 8 chương trình công tác cụ thể hóa mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ thành phố một lần nữa cho thấy, Thành ủy Hà Nội đã lựa chọn đúng. Đây là bài học kinh nghiệm quý, là cơ sở để Thành ủy Hà Nội khóa XVI báo cáo Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố 10 chương trình công tác toàn khóa mới.
Chương trình về "Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025" là một trong 3 chương trình công tác toàn khóa mới của nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ giúp Hà Nội phát triển đồng đều hơn. Ảnh: Quang Thái
Thể hiện sâu sắc vai trò lãnh đạo
Tiếp thu kinh nghiệm từ các khóa trước, Thành ủy Hà Nội khóa XVI đã ban hành 8 chương trình công tác toàn khóa ngay trong nửa đầu năm 2016 để cụ thể hóa 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ thành phố. Triển khai thực hiện 8 chương trình công tác của Thành ủy, các cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị, tổ chức từ thành phố xuống cơ sở đều cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, đề án. Ban Chỉ đạo các chương trình thường xuyên giao ban, đánh giá, kiểm đếm kết quả theo các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đề ra giải pháp cho từng quý tiếp theo.
Theo Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Hoàng Trọng Quyết, nét đổi mới là Ban Thường vụ Thành ủy tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chương trình công tác ngay trong năm đầu tiên, không đợi đến giữa kỳ hay cuối kỳ mới kiểm tra. Nhờ đó, thành phố đã kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện lơ là, thiếu quyết tâm; động viên, nhân rộng những cách làm hay. Ví dụ điển hình về hiệu quả công tác lãnh đạo thông qua các chương trình công tác là Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020". Hiện Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Cuối năm 2020, có 10 huyện và 371 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 96,1%).
Đánh giá về kết quả trên, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định: "Thông qua Chương trình số 02-CTr/TU, Thành ủy Hà Nội đã thống nhất nhận thức, nội dung, giải pháp trong cả hệ thống chính trị để tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân. Đây là kinh nghiệm hay cho cả nước".
Đến nay, mỗi chương trình đều để lại những dấu ấn sâu sắc, khẳng định tính hiệu quả và đặc biệt là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Kết quả thực hiện 8 chương trình công tác đã đóng góp quan trọng, giúp Hà Nội hoàn thành và hoàn thành vượt 16/16 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ thành phố, trong đó vượt 4 chỉ tiêu và 3 chỉ tiêu về đích trước 2 năm.
Dự định ban hành 10 chương trình công tác
Trên cơ sở kế thừa và phát huy kinh nghiệm của nhiệm kỳ qua, tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, Thành ủy Hà Nội khóa XVI sẽ trình dự thảo Chương trình hành động với dự kiến ban hành 10 chương trình công tác toàn khóa nhằm cụ thể hóa 5 định hướng lớn và nhiệm vụ trọng tâm; 3 khâu đột phá phát triển Thủ đô giai đoạn 5 năm 2020-2025.
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, trong 10 chương trình công tác toàn khóa, có 3 chương trình mới so với nhiệm kỳ 2015-2020, đó là chương trình về "Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025", "Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025", "Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025". Dự kiến, các chương trình sẽ được ban hành sớm hơn nhiệm kỳ trước, cụ thể là trong quý I, chậm nhất là đầu quý II-2021.
Nhấn mạnh nét mới trong xây dựng các chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020-2025, Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến cho rằng, khi chương trình về nông nghiệp, nông thôn đã phát huy hiệu quả cao 10 năm qua, việc có thêm chương trình về "Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025" sẽ giúp Hà Nội phát triển đồng đều hơn. Trong khi đó, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Nguyễn Ngọc Việt khẳng định: "Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025" là lựa chọn chính xác khi Hà Nội đã trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
Quyền quyết định nội dung chương trình hành động, các chương trình công tác thuộc về Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố. Nhưng chắc chắn, với kinh nghiệm thực hiện 8 chương trình công tác nhiệm kỳ qua cộng với quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng bộ và niềm tin, sự kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, chắc chắn, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thông qua các chương trình công tác sẽ tiếp tục đem lại những thắng lợi mới cho Thủ đô trong giai đoạn sắp tới.
Tiếp sức cho đồng bào miền Trung Cơn "đại hồng thủy" và cơn bão số 9 đều đã đi qua, nhưng những thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng mà nó gây ra cho người dân vùng bão thì vẫn còn nguyên. Để giúp người dân tái thiết cuộc sống, cần có nhiều hình thức, nguồn lực hỗ trợ rất lớn từ cộng đồng. Những ngày qua, dòng thông tin trên...