Nâng bước học sinh dân tộc nhờ chính sách hợp lý, kịp thời
Nhờ những chính sách hợp lý, kịp thời, chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi ngày càng được cải thiện, tiệm cận dần với chất lượng chung của cả nước.
Lớp học phụ đạo buổi đêm tại Trường Tiểu học Mai Sơn (Tương Dương, Nghệ An). Ảnh: H.Lài
Tạo công bằng trong giáo dục
Bà Hồ Thị Minh, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị – địa phương có 9% là người DTTS – nhận định: Chủ trương, chính sách về phát triển GD-ĐT vùng DTTS, miền núi được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, chế độ, chính sách về cơ bản được thực hiện đúng, đủ, kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc huy động trẻ em, học sinh, sinh viên (HSSV) người DTTS đi học, không bỏ học giữa chừng, học hết cấp học và học lên cao hơn.
Chế độ, chính sách cho trẻ em, HSSV người DTTS cũng tạo được sự công bằng trong giáo dục, đáp ứng nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS, miền núi. Nhiều địa phương đã ban hành những chính sách riêng để hỗ trợ học phí và chi phí học tập cho HSSV DTTS của địa phương mình, như Cao Bằng, Điện Biên, Gia Lai, Kon Tum, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Đắk Nông… và cả Quảng Trị.
“Nhờ những chính sách hợp lý, kịp thời, chất lượng giáo dục vùng DTTS, miền núi ngày càng được cải thiện, tiệm cận dần với chất lượng chung của cả nước”, khẳng định điều này, bà Hồ Thị Minh nhắc đến việc công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp vùng DTTS, miền núi đã có những kết quả bước đầu.
Tỷ lệ HS được học ở trường chính tăng, số trường có điểm trường giảm đáng kể. Việc quy hoạch mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được tăng cường đầu tư đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú được mở rộng phát triển ở các địa phương.
Chế độ chính sách cho nhà giáo, cán bộ quản lí, người học và cơ sở giáo dục ở vùng DTTS, miền núi tiếp tục được hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao tỉ lệ HS DTTS đi học, duy trì tỉ lệ HS chuyên cần, giảm số HS bỏ học, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học vùng DTTS, miền núi…
Là chuyên gia về giáo dục dân tộc, TS Trần Thị Yên, Trưởng ban Nghiên cứu giáo dục dân tộc, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cũng khẳng định, phát triển giáo dục dân tộc được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm với nhiều nhóm chính sách ưu tiên: Chính sách về nội dung, chương trình giáo dục;
Phát triển mạng lưới, quy mô các trường chuyên biệt vùng DTTS, miền núi; Đầu tư, hỗ trợ về cơ sở vật chất phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi; Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội (KT-XH) đặc biệt khó khăn; Ưu tiên đối với người học là người DTTS.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách cho giáo dục dân tộc
Video đang HOT
Theo TS Trần Thị Yên, các chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS phải có sự kết nối chặt chẽ với chính sách phát triển giáo dục dân tộc. Chẳng hạn: Chương trình xây dựng nông thôn mới khi các xã đặc biệt khó khăn trở thành xã thuận lợi (xã vùng III trở thành xã vùng II, hoặc vùng I), chính sách với HS bán trú, nội trú, dự bị đại học, cử tuyển sẽ mất đi và nguy cơ bỏ học tăng lên; khi đó mục tiêu phát triển nguồn nhân lực người DTTS khó thực hiện được, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ tài chính cho HS DTTS cần có sự thống nhất, đồng bộ từ mầm non đến THPT và dự bị đại học. Chính sách phù hợp với thực tiễn, từng dân tộc (tộc người), từng vùng và phù hợp với Luật Giáo dục 2019. Lưu ý điều này, TS Trần Thị Yên cho rằng: Cần ban hành mới các chính sách như: Hỗ trợ ăn trưa với trẻ em nhà trẻ người DTTS, con hộ nghèo tại các cơ sở giáo dục mầm non vùng KT-XH đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ HS người DTTS học trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên;
Ưu tiên dạy nghề theo các chương trình, dự án của địa phương cho những người mới hoàn thành chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; Hỗ trợ cho giáo viên tham gia dạy xóa mù chữ và hỗ trợ người không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước tham gia công tác xóa mù chữ (già làng, trưởng bản, HSSV).
TS Trần Thị Yên đồng thời đề xuất Thủ tướng Chính phủ xây dựng và phê duyệt 2 đề án: Đề án củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có HS bán trú ở vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021 – 2025; Đề án triển khai các mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030; Chính phủ tiếp tục điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính sách với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng DTTS, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn…
Từ thực tiễn địa phương, đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh thấy rằng, cần thiết làm cho đồng bào các DTTS giác ngộ quyền lợi và nghĩa vụ học tập của con em mình, từ đó tự nguyện cho con em đi học. Bên cạnh đó, đội ngũ hiệu trưởng, giáo viên có vai trò quan trọng đối với sự phát triển giáo dục ở các địa phương vùng dân tộc nên phải hết sức chú trọng đến đội ngũ này, trong đó có vấn đề cơ chế chính sách.
Sự chủ động, sáng tạo của ngành Giáo dục các địa phương, đặc biệt là của cơ sở giáo dục trong công tác tham mưu quy hoạch, đầu tư xây dựng và tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học đóng vai trò quyết định.
Những chính sách của Đảng, Nhà nước bảo đảm tất cả trẻ em DTTS được tiếp cận giáo dục và hoàn thành chương trình giáo dục của cấp học; tỷ lệ trẻ em đi học chuyên cần cao, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. Các chính sách cũng giúp duy trì kết quả phổ cập giáo dục và phổ cập giáo dục đúng độ tuổi; tạo nguồn đào tạo cán bộ có chất lượng cao người DTTS; góp phần phát triển KT-XH vùng DTTS, miền núi. – TS Trần Thị Yên
Cô bé người Ơ Đu vượt khó học giỏi, chọn nghề giáo để 'nối' ước mơ cho mẹ
Lô Thị Bảo Vy, dân tộc Ơ Đu là 1 trong 145 em có nhiều thành tích trong học tập, đạt thành tích cao trong các lĩnh vực đã được vinh danh trong Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020.
Lễ tuyên dương do Ủy ban Dân tộc chủ trì cùng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 29/12/2020.
Hành trình vượt khó của cô bé người dân tộc Ơ Đu
Sinh ra trong gia đình nghèo ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện miền núi Tương Dương. Bố mẹ làm nông, quanh năm chân lấm, tay bùn để kiếm tiền nuôi các con ăn học và trang trải cuộc sống gia đình.
Lô Thị Bảo Vy là 1 trong 145 em có nhiều thành tích trong học tập, đạt thành tích cao trong các lĩnh vực đã được vinh danh trong Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020. Ảnh: NVCC
Là chị cả trong gia đình có 4 chị em nên từ nhỏ Bảo Vy đã phải làm việc và chăm sóc em giúp bố mẹ. Vượt qua những thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần, Bảo Vy chăm chỉ học tập và vươn lên học giỏi . Thấy con ham học nên sau khi học xong bậc tiểu học, gia đình đã đăng ký cho Bảo Vy thi vào Trường PTDTNT THCS của huyện và em đã đậu với số điểm khá cao.
Mới 11 tuổi, Bảo Vy đã phải xa gia đình ra trung tâm huyện để theo học. Nhà cách trường gần 80 km, nên mỗi tháng em chỉ về nhà được 1 lần. Nhờ có tính tự lập từ nhỏ nên ở ngôi trường mới, mặc dù thầy, cô, bạn bè còn nhiều bỡ ngỡ nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Bảo Vy đã dần thích nghi được môi trường mới. Thấy được hoàn cảnh vất vả của em, thầy, cô, bạn bè luôn quan tâm giúp đỡ, cùng với sự nỗ lực vượt khó của bản thân, nhờ vậy mà Bảo Vy luôn đạt thành tích cao trong học tập.
Bảo Vy ký tên và ghi công vào bảng vàng của Văn Miếu Quốc Tử Giám nhân dịp dự Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020. Ảnh: NVCC
Chị Lô Thị Khay, mẹ của Bảo Vy cho biết: "Trước đâyhoàn cảnh gia đình khó khăn, ngoài việc học Bảo Vy còn làm việc nhà và chăm em giúp bố mẹ. Thấy con ham học nên chị đã đăng ký cho cháu thi vào Trường PTDTNT THCS của huyện. Lúc ấy cháu còn nhỏ (11 tuổi), gia đình lại khó khăn, nhưng anh chị vẫn quyết tâm cho Bảo Vy ra trung tâm huyện để đi học, vì anh chị nghĩ ra đó mới có nhiều thời gian để cho cháu tập trung học tập, chứ ở nhà thời gian dành cho học rất ít vì còn phải phụ giúp bố mẹ. Chỉ có học thì sau này may ra mới thoát cảnh quanh năm chân lấm, tay bùn như bố mẹ".
Được biết, nhờ bản tính riêng năng và chịu thương, chịu khó trong lao động, sản xuất, 1 - 2 năm trở lại đây đời sống gia đình Bảo Vy đã vươn lên thoát nghèo.
Bảo Vy là học sinh ngoan, siêng năng, hay giúp đỡ bạn bè, có ý thức học tập và rèn luyện, hòa đồng nên được mọi người yêu mến
Cô giáo Lưu Thị Hiền - giáo viên Trường PTDTNT THCS Tương Dương (chủ nhiệm Bảo Vy năm lớp 6 và lớp 7 ).
Chụp ảnh lưu niệm cùng Bộ trưởng Ủy ban Dân tộc (Bảo Vy người đứng ngoài cùng từ phải qua trái). Ảnh: NVCC
Kết thúc bậc THCS, Bảo Vy thi đậu vào Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An, đây là ngôi trường mà tất cả các học sinh đồng bào các dân tộc thiểu số đều mơ ước. Tại đây, không chỉ chăm lo học tập mà Bảo Vy còn nhiệt tình tham gia các hoạt động do trường, lớp tổ chức. Nhờ sự nỗ lực vượt khó và vươn lên trong học tập cũng như rèn luyện, 3 năm học THPT Bảo Vy đều đạt học sinh giỏi.
Chia sẻ về phương pháp học tập, Bảo Vy cho biết: Em luôn xác định mục tiêu rõ ràng và nỗ lực để đạt được mục tiêu đó. Vì vậy, em dành nhiều thời gian cho việc học của mình. Trên lớp chăm chỉ, lắng nghe thầy, cô giảng bài và học hỏi thêm ở bạn bè.
Bảo Vy cùng các bạn học bài (Bảo Vy người mặc áo tím). Ảnh: NVCC
Nhờ biết vượt khó và vươn lên học giỏi nên Lô Thị Bảo Vy là 1 trong 145 em có nhiều thành tích trong học tập, đạt thành tích cao trong các lĩnh vực đã được vinh danh trong Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020.
Lễ tuyên dương do Ủy ban Dân tộc chủ trì cùng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 29/12/2020.
Viết tiếp ước mơ nghề giáo của mẹ
Tại kỳ thi THPT Quốc gia, Bảo Vy được 25 điểm, số điểm tương đối cao nhưng nguyện vọng đầu tiên và duy nhất của em là được học ngành Sư phạm . Vì vậy, em đã đăng ký hồ sơ và theo học Khoa Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Vinh.
Không chỉ có thành tích học tập tốt mà Bảo Vy còn thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện do trường cũng như các đơn vị tổ chức. Trong ảnh, Bảo Vy tham gia tình nguyện tại quán cơm 2.000 đồng. Ảnh: NVCC
Khi được hỏi tại sao em không nộp hồ sơ vào các khoa, các ngành khác mà lại chọn ngành Sư phạm. Bảo Vy trả lời "Mẹ em yêu thích nghề giáo lắm, nhưng vì gia đình mẹ nghèo nên mẹ không thể theo học để trở thành giáo viên . Từ nhỏ em đã nghe mẹ kể như vậy. Mỗi lần nghĩ đến câu chuyện của mẹ, em thấy rất thương mẹ! Vì vậy, ngay từ nhỏ em quyết tâm học để sau này trở thành cô giáo, để báo hiếu cho mẹ. Em sẽ cố gắng học tốt và mong muốn của em là tốt nghiệp ra trường trở về quê hương để dạy chữ cho các em nhỏ nơi mình sinh sống".
Dù chặng đường phía trước còn dài và lắm chông gai, nhưng tin chắc rằng Bảo Vy sẽ vượt qua tất cả để thực hiện được ước mơ của mình./.
Nhiều giáo viên tự nguyện cắm bản không có nghỉ hè Khi được hỏi, mong muốn của thầy cô giáo là gì, chẳng ai đề đạt quyền lợi cho cá nhân mà chỉ mong ước có được thật nhiều sách để phục vụ học sinh. "Phong trào bàn giao học sinh về các bản làng của nhiều trường học nơi miền xa heo hút đang được phát huy, nhân rộng vì đã mang lại...